Bài 1. Kĩ thuật đập cầu>
Hãy so sánh kĩ thuật đập cầu và kĩ thuật đánh cầu cao xa.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
Câu 1
Khi thi đấu đôi trong môn Cầu lông, sau mỗi lần đổi giao cầu, các VĐV sẽ đứng ở vị trí nào bên phần sân của mình?
Phương pháp giải:
- Đọc kỹ phần 2. Một số quy định về Luật Thi đấu đôi trong môn Cầu lông (SGK trang 50).
- Trong thi đấu đôi môn Cầu lông, vị trí đứng bên phần sân của VĐV sau mỗi lần đổi giao cầu.
Lời giải chi tiết:
Sau mỗi lần đổi giao cầu, các VĐV của cả bên giao cầu và bên nhận giao cầu đều phải giữ nguyên vị trí đứng đúng theo vị trí trước khi đổi quyền giao cầu.
Câu 2
Hãy so sánh kĩ thuật đập cầu và kĩ thuật đánh cầu cao xa.
Phương pháp giải:
- Đọc kỹ phần 1. Kĩ thuật đập cầu (SGK trang 49) và kĩ thuật đánh cầu cao xa (SGK trang 44).
- So sánh kĩ thuật đập cầu và kĩ thuật đánh cầu cao xa.
Lời giải chi tiết:
* Giống nhau:
- TTCB: Tay thuận cầm vợt, mắt quan sát đường cầu.
* Khác nhau:
- Kĩ thuật đập cầu:
+ Ở TTCB, đứng chân trước chân sau, trọng tâm rơi vào chân trước.
+ Khi chuẩn bị đánh cầu, thân người xoay sang bên tay thuận, trọng tâm chuyển từ chân trước sang chân sau, vai bên tay không thuận hướng ra trước, hơi lên cao theo hướng cầu đến đồng thời tay thuận đưa vợt từ trước lên trên ra sau mặt vợt chúc xuống. tay còn lại hơi nâng lên cao.
+ Khi đánh cầu, mặt vợt vuông góc với hướng đánh cầu.
+ Vị trí tiếp xúc cầu chếch trước trán và ở điểm cao nhất có thể đánh cầu.
+ Kết thúc, gập dừng cánh tay và cổ tay, thân người có xu hướng lao về phía trước.
- Kĩ thuật đánh cầu cao xa:
+ Ở TTCB, 2 chân đứng song song rộng bằng vai, trọng tâm rơi vào giữa hai chân.
+ Khi cầu đến, chân bên tay không thuận làm trụ, chân còn lại bước về phía sau một bước ngắn, thân người xoay sang bên tay thuận, trọng tâm chuyển sang chân sau, vai bên tay không thuận hơi hướng lên cao ra trước theo hướng cầu đến, đồng thời tay thuận đưa vợt từ trước lên trên ra sau, mặt vợt hơi chúc xuống, tay còn lại co tự nhiên.
+ Khi tiếp xúc với cầu, mặt vợt hơi ngửa.
+ Vị trí tiếp xúc đánh cầu thẳng trên đỉnh đầu và ở điểm cao nhất có thể với được.
+ Kết thúc, duỗi dừng cánh tay và cổ tay, thân người hơi ngả về hướng cầu được đánh đi.
Câu 3
Vận dụng kĩ thuật đập cầu vào các hoạt động tạp luyện hằng ngày để rèn luyện sức mạnh tay và tăng cường thể lực.
Phương pháp giải:
- Đọc kỹ phần 1. Kĩ thuật đập cầu (SGK trang 49).
- Vận dụng kĩ thuật đập cầu vào các hoạt động tạp luyện hằng ngày để rèn luyện sức mạnh tay và tăng cường thể lực.
- Học sinh tự vận dụng kĩ thuật đập cầu vào các hoạt động tập luyện hằng ngày.
Lời giải chi tiết:
Học sinh tự vận dụng kĩ thuật đập cầu vào các hoạt động tập luyện hằng ngày.
Một số bài luyện tập:
- Tại chỗ đạp cầu theo các hướng khác nhau
- Di chuyển đập cầu theo các hướng khác nhau (không có lưới)
- Đập cầu nhiều lần liên tiếp có người hỗ trợ (không có lưới).
- Đập cầu vào ô quy định.
- Phối hợp chuyền cầu và đập cầu
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 3. Phối hợp một số kĩ thuật trong tập luyện và thi đấu đá cầu
- Bài 2. Kĩ thuật chuyền cầu bằng má trong bàn chân
- Bài 1. Kĩ thuật chuyền cầu bằng mu bàn chân
- Bài 3. Kĩ thuật giao cầu thấp chân nghiêng mình
- Bài 2. Kĩ thuật đỡ cầu bằng đùi, đỡ cầu bằng mu bàn chân và đỡ cầu bằng ngực
- Bài 3. Phối hợp một số kĩ thuật trong tập luyện và thi đấu đá cầu
- Bài 2. Kĩ thuật chuyền cầu bằng má trong bàn chân
- Bài 1. Kĩ thuật chuyền cầu bằng mu bàn chân
- Bài 3. Kĩ thuật giao cầu thấp chân nghiêng mình
- Bài 2. Kĩ thuật đỡ cầu bằng đùi, đỡ cầu bằng mu bàn chân và đỡ cầu bằng ngực