Bài 2. Kĩ thuật di chuyển nhiều bước và kĩ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân>
Vận dụng kĩ thuật di chuyển nhiều bước và kĩ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân vào các trò chơi vận động, hoạt động vui chơi và rèn luyện sức khỏe hằng ngày.
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Câu 1
Hãy nêu những điểm giống và khác nhau giữa kĩ thuật tâng cầu bằng đùi và kĩ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân.
Phương pháp giải:
- Đọc kỹ phần 3 (SGK trang 17), phần 2 (SGK trang 24). Kĩ thuật tâng cầu bằng đùi và kĩ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân.
- Nêu những điểm giống và khác nhau giữa kĩ thuật tâng cầu bằng đùi và kĩ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân.
Lời giải chi tiết:
* Giống nhau:
-Tư thế chuẩn bị: Đứng chân trước chân sau, chân thuận đặt phía sau, trọng tâm dồn vào chân trước. Tay bên chân thuận cầm cầu, tay kia buông tự nhiên, mắt nhìn cầu.
* Khác nhau:
- Kĩ thuật tâng cầu bằng đùi
+ Thực hiện: Tung cầu lên cao khoảng 30 – 50 cm, cách ngực khoảng 20 – 40 cm, mắt nhìn theo cầu. Khi cầu lên tới điểm cao nhất, thực hiện nâng đùi chân thuận lên cao, ra trước và tâng cầu. Khi tiếp xúc, đùi vuông góc với thân người và cẳng chân, vị trí tiếp xúc cầu bằng 1/3 ngoài của đùi. Khi chạm cầu thì chân dừng lại đột ngột.
- Kĩ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân
+ Thực hiện: Tung cầu lên cao từ 20 – 30 cm, cách người từ 40 – 60 cm, di chuyển chân thuận từ sau ra trước, từ dưới lên trên, dùng mu bàn chân đá cầu lên cao theo phương thẳng đứng. Chân thuận tiếp xúc cầu khi cầu cách mặt đất từ 30 – 50 cm. Khi tiếp xúc cầu thân người, đùi, cẳng chân và bàn chân lần lượt tạo thành các góc vuông.
Câu 2
Vận dụng kĩ thuật di chuyển nhiều bước và kĩ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân vào các trò chơi vận động, hoạt động vui chơi và rèn luyện sức khỏe hằng ngày.
Phương pháp giải:
- Đọc kỹ phần 1,2. Kĩ thuật di chuyển nhiều bước và kĩ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân (SGK trang 21,24).
-Vận dụng kĩ thuật di chuyển nhiều bước và kĩ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân vào các trò chơi vận động, hoạt động vui chơi và rèn luyện sức khỏe hằng ngày.
Lời giải chi tiết:
*Học sinh tự vậndụng kĩ thuật di chuyển nhiều bước và kĩ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân vào các trò chơi vận động, hoạt động vui chơi và rèn luyện sức khỏe hằng ngày.
Học sinh tham khảo trò chơi sau:
- Trò chơi: Thi tâng cầu
+ Chuẩn bị: Chia số học sinh trong lớp thành các đội đều nhau, điểm số xác định lượt tâng cầu
+ Cách chơi: Ở từng lượt chơi, mỗi đội cử một thành viên đại diện thi tâng cầu bằng mu bàn chân, ai tâng được nhiều hơn (tính đến thời điểm cầu rơi) sẽ được 1 điểm ở lượt thi đó. Kết thúc các lượt chơi, đội nào có điểm số nhiều nhất sẽ thắng cuộc.
- Trò chơi: Làm theo tín hiệu
+ Chuẩn bị: Chia số học sinh trong lớp thành hai đội đều nhau, xếp theo hàng dọc đứng ở cuối đường biên ngang sân đá cầu.
+ Cách chơi: Khi có hiệu lệnh bắt đầu, cả hai đội cùng di chuyển xung quanh sân, vừa di chuyển vừa chú ý làm theo tín hiệu của người điều khiển, ví dụ: ngồi xuống, đứng lên, quay sau, chống đẩy, bật cóc, … Thành viên của đội nào làm sai so với tín hiệu hoặc chậm hơn tín hiệu từ một đến hai giây trở lên sẽ bị loại. Hết thời gian quy định, đội nào còn nhiều thành viên nhất sẽ thắng cuộc.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 3. Phối hợp một số kĩ thuật trong tập luyện và thi đấu đá cầu
- Bài 2. Kĩ thuật chuyền cầu bằng má trong bàn chân
- Bài 1. Kĩ thuật chuyền cầu bằng mu bàn chân
- Bài 3. Kĩ thuật giao cầu thấp chân nghiêng mình
- Bài 2. Kĩ thuật đỡ cầu bằng đùi, đỡ cầu bằng mu bàn chân và đỡ cầu bằng ngực
- Bài 3. Phối hợp một số kĩ thuật trong tập luyện và thi đấu đá cầu
- Bài 2. Kĩ thuật chuyền cầu bằng má trong bàn chân
- Bài 1. Kĩ thuật chuyền cầu bằng mu bàn chân
- Bài 3. Kĩ thuật giao cầu thấp chân nghiêng mình
- Bài 2. Kĩ thuật đỡ cầu bằng đùi, đỡ cầu bằng mu bàn chân và đỡ cầu bằng ngực