Giải bài tập 8 trang 17 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức


Đặc trưng của văn bản nghị luận được thể hiện trong văn bản: - Văn bản đề cập đến vấn đề nghị luận về "cảm hứng" và "sáng tạo", hai khái niệm quan trọng trong hoạt động sáng tạo.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đọc lại văn bản Cảm hứng và sáng tạo của Nguyễn Trần Bạt trong SGK Ngữ văn 12, tập một (tr. 89–91) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1

Nêu những đặc trưng của văn bản nghị luận được thể hiện trong văn bản.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Nhớ lại kiến thức về đặc trưng của văn bản nghị luận

Lời giải chi tiết:

Đặc trưng của văn bản nghị luận được thể hiện trong văn bản: 

    - Văn bản đề cập đến vấn đề nghị luận về "cảm hứng" và "sáng tạo", hai khái niệm quan trọng trong hoạt động sáng tạo.

    - Có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục

    - Sử dụng các thao tác lập luận như định nghĩa, phân tích, so sánh, chứng minh, dẫn chứng và kết luận để triển khai và bảo vệ quan điểm của mình.

    - Các luận điểm được trình bày theo một trình tự logic, có sự kết nối và liên hệ chặt chẽ với nhau.

    -  Ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản mang tính trừu tượng, khái quát, nhằm thể hiện các quan điểm, lập luận của tác giả.

Câu 2

Chỉ ra biểu hiện của các thao tác nghị luận được tác giả sử dụng trong văn bản.

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức về các thao tác nghị luận

Lời giải chi tiết:

 -  Thao tác giải thích: Quan niệm về cảm hứng, cái đẹp...

   -   Thao tác phân tích: Biểu hiện của cảm hứng, quá trình đi từ cảm hứng, tự do biến thành sáng tạo: Tự do tạo ra cảm hứng nuôi dưỡng năng lực tưởng tượng làm bùng nổ sáng tạo ở con người. 

   - Thao tác chứng minh: Vai trò quan trọng của cảm hứng đối với sự phát triển.

   - Thao tác bình luận: Xác lập sự cân đối giữa năng lực và cảm hứng của con người bằng trí tuệ.

Câu 3

 Theo tác giả, cảm hứng và tự do có vai trò gì trong hoạt động sáng tạo của con người?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

- Tự do là chất xúc tác cho mọi cảm hứng sáng tạo của con người

- Tự do tạo ra cảm hứng làm chất men nuôi dưỡng và khuyến khích phát triển năng lực tưởng tượng, làm bùng nổ năng lực sáng tạo. 

- Tự do là không gian cho sáng tạo

=> Là điều kiện tiên quyết: Thiếu cảm hứng, sáng tạo sẽ trở nên gượng gạo, thiếu sức sống.

=> Là chìa khóa mở ra cánh cửa sáng tạo: Giúp con người tìm ra những ý tưởng mới mẻ, độc đáo.

=> Là động lực thúc đẩy con người: Giúp con người nỗ lực hết mình để hoàn thành tác phẩm

Câu 4

Tác giả đã lí giải như thế nào về cái đẹp, về mối quan hệ giữa cái đẹp và sáng tạo? Để lập luận về vấn đề này có sức thuyết phục, tác giả đã sử dụng những lí lẽ và bằng chứng nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Liệt kê các lí lẽ và bằng chứng tác giả sử dụng

Lời giải chi tiết:

Tác giả đã lí giải về cái đẹp: 

+ sáng tạo là cái đẹp 

+ Cái đẹp là thông điệp của sự hợp lý, cao thượng 

+ là biểu hiện cao nhất của trạng thái phát triển của con người, là sự sáng tạo. 

+ là biểu hiện tổng hợp của cuộc đời, là biểu hiện cao nhất không chỉ là sự thịnh vượng mà còn là sự bất tử. 

+ con người là hiện thân cao nhất của cái đẹp.

Tác giả đã sử dụng lí lẽ và bằng chứng: 

+ Lí lẽ: cái đẹp tồn tại ngay bên trong mỗi con người yêu cái đẹp/ tồn tại cùng với sự đa dạng và tự nhiên của đời sống tinh thần con người. 

+ Dẫn chứng: Dẫn ra những kì quan tạo nên vẻ đẹp của một đất nước (nước Pháp), và khi mất đi sẽ làm giảm biết bao khách du lịch, sự nổi tiếng... Hay lấy ví dụ một trong những biểu tượng đẹp nhất của nghệ thuật tạo hình theo phong cách cổ điển – bức tượng Đa-vít.

Câu 5

Tác giả thể hiện tư tưởng gì qua việc bàn luận về vấn đề cảm hứng và sáng tạo?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Rút ra mục đích của tác giả

Lời giải chi tiết:

+ Giúp con người hiểu rõ hơn về vai trò và tầm quan trọng của cảm hứng.

+ Gợi ý những cách khơi gợi và nuôi dưỡng cảm hứng cho bản thân.

+ Thúc đẩy con người sáng tạo trong mọi lĩnh vực của đời sống.

Câu 6

Nêu những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai văn bản “Cảm hứng và sáng tạo” (Nguyễn Trần Bạt) và Năng lực sáng tạo (Phan Đình Diệu).

Phương pháp giải:

Đọc kĩ hai văn bản và tiến hành so sánh

Lời giải chi tiết:

Điểm giống nhau: 

+ Cả hai văn bản đều trình bày về vấn đề sáng tạo, nhấn mạnh tầm quan trọng của sáng tạo trong cuộc sống và phát triển của con người.

+ Hai tác giả đều cho rằng sáng tạo không phải là một khả năng hay tài năng bẩm sinh, mà là một quá trình, một năng lực có thể được rèn luyện và phát triển.

+ Hai văn bản cùng đề cập đến vai trò của động lực, cảm hứng trong việc thúc đẩy và nuôi dưỡng năng lực sáng tạo.

Điểm khác nhau: 

+ Cách tiếp cận: Nguyễn Trần Bạt tập trung nhiều vào cảm hứng, trạng thái tâm lý và các yếu tố tạo nên cảm hứng sáng tạo, trong khi Phan Đình Diệu phân tích năng lực sáng tạo theo những đặc điểm và cách thức rèn luyện cụ thể hơn.

+ Phạm vi: Văn bản của Nguyễn Trần Bạt mang tính tổng quát, liên quan đến sáng tạo trong nhiều lĩnh vực, còn Phan Đình Diệu tập trung vào sáng tạo trong khoa học và công nghệ.

+ Giọng điệu: Nguyễn Trần Bạt sử dụng giọng văn nghệ thuật, hàm súc, gợi cảm, trong khi Phan Đình Diệu có phong cách tiếp cận khoa học, logic, mang tính định hướng và hướng dẫn cụ thể hơn.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 12 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí