Giải bài tập 4 trang 15 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức>
Ý nào trong đoạn văn khái quát được chủ đề của cả đoạn? Các ý khác có vai trò như thế nào trong việc làm nổi bật chủ đề?
Đọc lại văn bản Năng lực sáng tạo của Phan Đình Diệu trong SGK Ngữ văn 12, tập một (tr. 69), đoạn từ "Xưa nay, khi nói đến sáng tạo, thường ta chỉ xem đó là hoạt động riêng của một lớp người" đến "biết quên đi nhiều điều mà mình đã biết để luôn có một trí tuệ nguyên lành với đôi mắt tươi sáng" và trả lời các câu hỏi:
Câu 1
Ý nào trong đoạn văn khái quát được chủ đề của cả đoạn? Các ý khác có vai trò như thế nào trong việc làm nổi bật chủ đề?
Lời giải chi tiết:
Câu văn khái quát chủ đề của cả đoạn văn: Trong nền kinh tế mới, mọi người đều tham gia sáng tạo, và mọi người đều có năng lực sáng tạo.
Các ý khác có vai trò triển khai luận điểm của đoạn văn: Phạm vi của năng lực sáng tạo.
- Phản biện lại quan điểm truyền thống rằng sáng tạo chỉ dành cho một lớp người đặc biệt, đồng thời mở rộng khái niệm sáng tạo như một khả năng phổ biến mà ai cũng có thể phát triển.
- Đưa ra những ví dụ và lập luận nhằm chứng minh rằng sáng tạo không chỉ là tài năng bẩm sinh mà còn là kết quả của quá trình rèn luyện, trau dồi.
- Nhấn mạnh rằng sáng tạo đòi hỏi sự dũng cảm, tự do trong tư duy, và khả năng "quên đi nhiều điều mà mình đã biết" để có thể nhìn nhận mọi thứ với một tâm trí cởi mở và tươi mới.
Câu 2
Những thao tác nghị luận nào đã được tác giả sử dụng trong đoạn văn?
Lời giải chi tiết:
Các thao tác nghị luận được sử dụng trong đoạn văn:
+ So sánh và đối chiếu: Quan niệm truyền thống và quan niệm mới về sáng tạo, từ đó tạo sự đối lập để làm nổi bật ý nghĩa của sự sáng tạo trong cuộc sống.
+ Giải thích: khái niệm sáng tạo và các yếu tố cần thiết để phát triển năng lực này.
+ Bác bỏ: quan điểm rằng sáng tạo chỉ dành riêng cho một số người nhất định, mở rộng phạm vi hiểu biết về khả năng sáng tạo của con người..
+ Lập luận: các điều kiện và phẩm chất cần có để phát triển sáng tạo.
Câu 3
Đoạn văn cho thấy tác giả đã có sự thay đổi như thế nào trong nhận thức của bản thân về chủ thể hoạt động sáng tạo? Sự thay đổi đó có ý nghĩa gì?
Lời giải chi tiết:
Tác giả đã có sự thay đổi trong nhận thức của bản thân về chủ thể của hoạt động sáng tạo, từ xem đó là “hoạt động riêng của một lớp được gọi là “trí thức” đến “phải là từ mọi thành phần của nền kinh tế đó, tức là từ mọi người trong xã hội.”.
Ý nghĩa của sự thay đổi trong nhận thức của tác giả về chủ thể của hoạt động sáng tạo: Phạm vi của năng lực sáng tạo được mở rộng ra mọi người trong toàn xã hội. Tác giả tin rằng năng lực sáng tạo là phẩm chất thiết yếu giúp con người phát triển bản thân, thành công trong cuộc sống và góp phần xây dựng đất nước.
Tác giả cho rằng, năng lực sáng tạo là chìa khóa giúp cho con người giải quyết được những thách thức của tương lai và xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.
Câu 4
Theo tác giả, vì sao trong bối cảnh phát triển kinh tế tri thức, mọi người đều có năng lực sáng tạo và đều cần tham gia sáng tạo?
Lời giải chi tiết:
Vì Sức cạnh tranh của một nền kinh tế phải được tạo nên trước hết từ những lực lượng trực tiếp tham gia vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế, trong những lực lượng đó tất nhiên là có, nhưng không phải chỉ có, các nhà trí thức.
Năng lực sáng tạo như là yếu tố quyết định của khả năng cạnh tranh đó trong nền “kinh tế tri thức”.
=> Vậy thì, cái năng lực sáng tạo để làm nên sự giàu có và sự cạnh tranh của nền kinh tế mới phải là từ mọi thành phần của nền kinh tế đó, tức là mọi người trong xã hội.
Câu 5
Tác giả cho rằng, trong việc phát triển năng lực cá nhân, niềm tin vào khả năng sáng tạo của bản thân được xem là “chìa khóa quan trọng số một”. Bạn có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao?
Lời giải chi tiết:
Em đồng tình. Vì:
+ Niềm tin mạnh mẽ vào khả năng sáng tạo là động lực thúc đẩy chúng ta không ngừng tìm tòi, khám phá và vượt qua giới hạn bản thân. Khi tin rằng mình có thể tạo ra những điều mới mẻ, độc đáo, chúng ta sẽ chủ động tìm kiếm cơ hội để thể hiện tài năng và đam mê.
+ Giúp chúng ta duy trì một tư duy tích cực, lạc quan. Thay vì sợ hãi thất bại, chúng ta sẽ xem đó là cơ hội để học hỏi và trưởng thành.
+ Khả năng thích ứng: Trong một thế giới luôn thay đổi, khả năng sáng tạo giúp chúng ta thích ứng nhanh chóng với những tình huống mới, tìm ra giải pháp cho những vấn đề phức tạp.
+ Đổi mới và sáng tạo: Rõ ràng, niềm tin vào khả năng sáng tạo là nền tảng để chúng ta tạo ra những ý tưởng mới, những sản phẩm, dịch vụ độc đáo và có giá trị.
- Giải bài tập 5 trang 15 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải bài tập 6 trang 16 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải bài tập 7 trang 17 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải bài tập 8 trang 17 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải bài tập 3 trang 15 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 12 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải Bài tập 2 Nói và nghe trang 22 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 1 Nói và nghe trang 22 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 2 Viết trang 22 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 1 Viết trang 22 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 5 trang 22 sách bài tập Ngữ văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 2 Nói và nghe trang 22 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 1 Nói và nghe trang 22 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 2 Viết trang 22 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 1 Viết trang 22 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 5 trang 22 sách bài tập Ngữ văn 12 - kết nối tri thức