Giải bài tập 1 trang 14 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức


Câu chủ đề của đoạn văn: “ Giữa các dân tộc, chúng ta không thể tự hào là nền văn hóa của ta đồ sộ, có những cống hiến lớn lao cho nhân loại, hay có những đặc sắc nổi bật.”

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đọc lại văn bản Nhìn về vốn văn hoá dân tộc của Trần Đình Hượu trong SGK Ngữ văn 12, tập một (tr. 64–65), đoạn từ “Giữa các dân tộc, chúng ta không thể tự hào thao là nền văn hoá của ta đồ sộ đến "một ngành văn hoá nào đó trở thành đài danh duy thu hút, quy tụ cả nền văn hoá.” và trả lời các câu hỏi:

Câu 1

Chỉ ra câu chủ đề của đoạn văn, từ đó cho biết đoạn văn được tổ chức theo kiểu nào.

Lời giải chi tiết:

Câu chủ đề của đoạn văn: “ Giữa các dân tộc, chúng ta không thể tự hào là nền văn hóa của ta đồ sộ, có những cống hiến lớn lao cho nhân loại, hay có những đặc sắc nổi bật.”

    Đoạn văn được tổ chức theo kiểu diễn dịch.

Câu 2

Ở đoạn văn này, tác giả chủ yếu dùng lí lẽ hay dẫn chứng? Chỉ ra mối liên hệ giữa lí lẽ và dẫn chứng được thể hiện ở đây.

Lời giải chi tiết:

 Ở đoạn văn này, tác giả chủ yếu dùng lí lẽ và có dẫn chứng từ thực tế của Việt Nam.

+ Thần thoại không phong phú, đổi mới.

+ Tôn giáo, triết học không phát triển, ít quan tâm đến giáo lí.

+ Khoa học kĩ thuật không phát triển thành truyền thống.

+ Âm nhạc, hội họa, kiến trúc không phát triển đến tuyệt kĩ.

+ Thơ ca chưa tác giả nào có tầm vóc lớn lao.

- Lập luận của tác giả có sức thuyết phục. Vì ông đã dựa vào chính thực trạng của Việt Nam để đưa ra những lập luận.

Câu 3

 Tác giả có thái độ như thế nào khi bàn luận về vấn đề?

Lời giải chi tiết:

Khi có nghiên cứu về văn hóa Việt Nam, tác giả đã bộc lộ thái độ nghiêm túc tìm hiểu về văn hóa dân tộc; tìm hiểu vấn đề một cách khách quan, chân thực để có cái nhìn đầy đủ, toàn diện.

Câu 4

 Trong đoạn văn, tác giả nêu ý kiến: “Hầu như người nào cũng có thể, cũng tròn có dịp làm dăm ba câu thơ. Nhưng số nhà thơ để lại nhiều tác phẩm thì không có, Xã hội có trọng văn chương, nhưng [...] bản thân các nhà thơ cũng không ai nghĩ cuộc đời, sự nghiệp của mình là ở thơ ca. Bạn suy nghĩ như thế nào về ý kiến này?

Lời giải chi tiết:

Theo em, ở đây tác giả cho rằng khả năng sáng tác thơ là điều phổ biến, nhưng việc trở thành một nhà thơ thực thụ, để lại nhiều tác phẩm giá trị lại không dễ dàng. Thêm vào đó, tác giả cũng đề cập đến một thực tế xã hội: mặc dù có sự trọng vọng đối với văn chương, nhưng bản thân các nhà thơ lại không quá kỳ vọng vào sự nghiệp sáng tác của mình.

Câu 5

Khi nêu quan điểm của mình về văn hoá Việt Nam, tác giả nhắm tới mục đích gì?

Lời giải chi tiết:

 Khi nêu quan điểm của mình về văn hóa Việt Nam, tác giả nhắm tới mục đích: đưa bài học cho mỗi người cần ý thức được vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 12 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí