Giải bài tập 2 trang 14 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức


Đoạn văn để cập những đặc điểm nào của văn hoá truyền thống Việt Nam? Nhận xét về cấu trúc và nội dung của đoạn văn.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đọc lại văn bản Nhìn về vốn văn hoá dân tộc của Trần Đình Hượu trong SGK Ngữ văn 12, tập một (tr. 65), đoạn từ "Người Việt Nam có thể coi là ít tinh thần tôn giáo” đến “chấp nhận cái gì vừa phải, hợp với mình nhưng cũng chần chừ, dè dặt, để giữ mình." và trả lời các câu hỏi:

Câu 1

Đoạn văn để cập những đặc điểm nào của văn hoá truyền thống Việt Nam? Nhận xét về cấu trúc và nội dung của đoạn văn.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm của văn hóa truyền thống Việt Nam: giàu tính nhân bản, tinh tế, hướng tới sự hài hòa trên mọi phương diện với tinh thần chung “thiết thực, linh hoạt và dung hòa”.

Cấu trúc của đoạn văn: Đoạn văn được xây dựng theo một mạch logic rõ ràng, từ khái quát đến cụ thể. Tác giả bắt đầu bằng việc nêu lên một đặc điểm chung về tâm lý tôn giáo của người Việt, sau đó đi sâu phân tích những biểu hiện cụ thể của đặc điểm này trong đời sống tinh thần và ứng xử của người Việt.

Câu 2

Đoạn văn chủ yếu nêu thông tin khách quan hay ý kiến chủ quan của người viết? Điều đó có tác động như thế nào đối với người đọc?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn

Trên cương vị là người đọc, nêu tác động của ý kiến

Lời giải chi tiết:

Đoạn văn chủ yếu nêu lên thông tin khách quan của người viết, tác giả đã nghiêm túc tìm hiểu về văn hóa dân tộc; tìm hiểu vấn đề một cách khách quan, chân thực để có cái nhìn đầy đủ, toàn diện.

Thái độ nghiên cứu đó cho thấy sự nghiêm túc và kỳ công của tác giả từ đó cung cấp cho người đọc cái nhìn sâu sắc, đầy đủ về văn hóa dân tộc, qua đó phát huy điểm mạnh, khắc phục những hạn chế để hội nhập với thời đại.

Câu 3

Nêu suy nghĩ của bạn về một trong các ý kiến sau của tác giả: “Người Việt Nam có thể coi là ít tinh thần tôn giáo."; "Dân tộc chống ngoại xâm liên tục nhưng không thượng võ."; "Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo..

Phương pháp giải:

Dựa vào phần phân tích ở trên

Nêu ý kiến của bản thân

Lời giải chi tiết:

     Câu nói của Trần Đình Hượu “Dân tộc chống ngoại xâm liên tục nhưng không thượng võ” là một góc nhìn sâu sắc và đầy tính nhân văn về truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Thể hiện ở hai vế: 

    “Dân tộc chống ngoại xâm liên tục”: trải qua cả nghìn năm lịch sử đấu tranh triền miên từ thời vua Hùng đến các cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc, dân tộc ta vẫn một lòng nồng nàn yêu nước, thể hiện ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền.

    “Nhưng không thượng võ”: 

+ Khác biệt với tư tưởng thượng võ: Thượng võ thường gắn liền với việc coi trọng vũ lực, đề cao chiến tranh và coi thường hòa bình.

+ Giá trị nhân văn sâu sắc: Câu nói của Trần Đình Hượu muốn nhấn mạnh rằng, dù phải đối mặt với nhiều cuộc chiến tranh, nhưng dân tộc ta không hề coi trọng chiến tranh. Chúng ta luôn hướng tới hòa bình, độc lập, tự do và hạnh phúc cho nhân dân.

Câu 4

Những đặc điểm của văn hoá truyền thống Việt Nam mà tác giả nêu ở đoạn văn trên có phải là ưu điểm không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Liệt kê những đặc điểm của văn hóa truyền thống Việt Nam

Chỉ ra ưu nhược điểm

Lời giải chi tiết:

Những đặc điểm của văn hóa truyền thống Việt Nam được nêu ở đoạn văn trên vừa là ưu điểm nhưng cũng là hạn chế. 

 

Ưu điểm

Nhược điểm

Tôn giáo

Không cuồng tín, mà dung hòa các tôn giáo, các tôn giáo đều xuất hiện nhưng không có xung đột quyết liệt...

Ít quan tâm đến giáo lí tôn giáo, không phát triển khó tạo nên tầm vóc lớn lao của các giá trị văn hóa...

Nghệ thuật

Sáng tạo được nhiều công trình nhỏ, xinh, tinh tế...

Không có công trình tráng lệ, kì vĩ, đồ sộ...

Quan niệm sống 

Mong ước được thái bình, thong thả, thanh nhàn,....

An phận thủ thường, tạo sức ì, ngại phấn đấu, đấu tranh...

Ứng xử 

Trọng tình nghĩa

Khôn khéo, biết giữ mình, gỡ được tình thế khó khăn...

Không cự tuyệt cái mới...

Không chuộng trí, chuộng dũng 

Không đề cao trí tuệ

Chần trừ, dè dặt với cái mới...

Sinh hoạt 

Hướng vào cái đẹp dịu dàng, vừa phải

Hiếm có vẻ đẹp phi thường, cách tân, táo bạo...



Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 12 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí