Giải Bài tập 7 trang 39 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống>
Đọc đoạn thơ sau trong bài thơ Tổ quốc nhìn từ biển của Nguyễn Việt Chiến và trả lời các câu hỏi: Nhan đề Tổ quốc nhìn từ biển gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ gì?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Đọc đoạn thơ sau trong bài thơ Tổ quốc nhìn từ biển của Nguyễn Việt Chiến và trả lời các câu hỏi:
Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa
Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn
Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo
Lạc Long cha nay chưa thấy trở về
Lời cha dặn phải giữ từng thước đất
Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi
(Nguyễn Việt Chiến, Tổ quốc nhìn từ biển, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2015, tr. 5 - 6)
Câu 1
Nhan đề Tổ quốc nhìn từ biển gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ gì?
Phương pháp giải:
Trình bày suy nghĩ của bản thân về tên nhan đề “Đất nước gợi từ biển”
Lời giải chi tiết:
Nhan đề gợi cho em suy nghĩ về hình ảnh đất nước được nhìn từ phía biển. Biển cả chính là nơi bao trọn đất nước, là nơi biên cương hải đảo của mỗi quốc gia. Khi đất nước được nhìn từ phía biển ta sẽ thấy được giá trị thiêng liêng của mỗi vùng biển, mỗi vùng đảo đối với giá trị của đất nước.
Câu 2
Hai dòng thơ Ngàn năm trước con theo cha xuống biển / Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa đã gợi nhớ đến truyền thuyết dân gian nào? Theo em, việc nhà thơ gợi lại truyền thuyết đó nhằm mục đích gì?
Phương pháp giải:
Cho biết hai dòng thơ gợi nhớ đến truyền thuyết dân gian nào. Chỉ ra mục đích của nhà thơ khi gợi lại truyền thuyết đó
Lời giải chi tiết:
+ Hai dòng thơ gợi nhớ đến truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.
+ Mục đích của nhà thơ khi gợi lại truyền thuyết đó là để nhắc nhở mọi người về cội nguồn dân tộc, khuyên chúng ta phải biết tự hào về truyền thống gây dựng đất nước của tổ tiên, từ đó có ý thức bảo vệ biên giới hải đảo của quốc gia.
Câu 3
Biển đảo Việt Nam được nhà thơ miêu tả qua những hình ảnh nào? Qua những hình ảnh đó, em cảm nhận được gì về lịch sử của dân tộc?
Phương pháp giải:
Chỉ ra những hình ảnh liên quan đến biển đảo Việt Nam được tác giả miêu tả trong bài thơ. Từ đó, trình bày cảm nhận của bản thân về lịch sử của dân tộc.
Lời giải chi tiết:
+ Biển đảo Việt Nam được nhà thơ miêu tả qua những hình ảnh: bão giông, chưa một ngày yên ả, cần lao như áo mẹ bạc sờn, sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa,...
+ Những hình ảnh đó cho em thấy lịch sử của đất nước ta đã trải qua những đau thương, mất mát, vất vả vô cùng để có được như ngày hôm nay. Qua đó cho thấy niềm tự hào của tác giả về đất nước của mình.
Câu 4
Tình cảm của tác giả với quê hương, đất nước được thể hiện như thế nào trong đoạn thơ?
Phương pháp giải:
Chỉ ra tình cảm của tác giả với quê hương, đất nước
Lời giải chi tiết:
Đoạn thơ cho thấy tình cảm yêu quý, gắn bó, niềm tự hào và xúc động của nhà thơ khi nhắc đến biển đảo tổ quốc. Qua đó, khơi gợi tinh thần trách nhiệm ở mỗi cá nhân đối với việc gìn giữ và bảo vệ biên cương tổ quốc, đặc biệt là những hải đảo của quốc gia.
Câu 5
Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong hai dòng thơ: Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả / Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn
Phương pháp giải:
Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong 2 câu thơ đưa ra ở SBT
Lời giải chi tiết:
Biện pháp so sánh đã cho thấy những thách thức, nguy cơ mà biển Tổ quốc phải đối mặt hằng ngày, hằng giờ. Qua đó cho thấy sự khó khăn trong công cuộc bảo vệ biển đảo tổ quốc của nước ta
Câu 6
Giải thích nghĩa của cụm từ ngọn sóng trong dòng thơ: Trong hồn người có ngọn sóng nào không. Chỉ ra sự khác biệt về nghĩa của cụm từ ngọn sóng trong ngữ cảnh này với cụm từ ngọn song trong câu: "Nhìn ngọn sóng ngoài khơi xa, lòng em lại trào dâng bao nỗi niềm khó tả"
Phương pháp giải:
Giải thích ý nghĩa của cụm từ “ngọn sóng” và so sánh sự khác biệt về ý nghĩa với từ “ngọn sóng” trong câu “Nhìn ngọn sóng ngoài khơi xa, lòng em lại trào dâng bao nỗi niềm khó tả”.
Lời giải chi tiết:
+ Cụm từ ngọn sóng trong dòng thơ Trong hồn người có ngọn sóng nào không được dùng với nghĩa ẩn dụ: ngọn sóng trong lòng là sự trăn trở không nguôi, là nỗi lòng đau đáu hướng về biển đảo quê hương của những con người yêu nước
+ Còn cụm từ ngọn sóng trong câu Nhìn ngọn sóng ngoài khơi xa, lòng em lại trào dâng bao nỗi niềm khó tả được dùng theo nghĩa gốc, chỉ sóng biển.
- Giải Bài tập 6 trang 38 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 5 trang 37 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 4 trang 36 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 3 trang 36 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 35 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải Bài tập 2 Nói và nghe trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 Nói và nghe trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 43 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 Nói và nghe trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 Nói và nghe trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 43 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống