Giải Bài tập 6 trang 24 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống


Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi: Câu chuyện trong đoạn trích được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy? Tại sao nhân vật “tôi” rất đau khổ và không dám cười nữa?

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - KHTN...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi:

Câu 1

Câu chuyện trong đoạn trích được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy?

Phương pháp giải:

Xác định lời của người kể chuyện trong đoạn trích là lời kể theo ngôi thứ mấy

Lời giải chi tiết:

Câu chuyện trong đoạn trích được kể theo ngôi thứ nhất, nhân vật xưng “tôi” và kể lại câu chuyện

Câu 2

Tại sao nhân vật “tôi” rất đau khổ và không dám cười nữa?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và tìm ra nguyên nhân khiến cho nhân vật “tôi” đau khổ và không dám cười nữa

Lời giải chi tiết:

Nhân vật “tôi” đau khổ và không dám cười nữa là bởi vì “tôi” tự ti vì mình có một chiếc răng khểnh. Các bạn trong lớp thường trêu chọc và bảo với “tôi” rằng nó giống cái “bừa cào” nên khiến tôi tự ti và ngại, không dám cười tươi.

Câu 3

Người bố đã giải thích cho nhân vật “tôi” như thế nào về nụ cười của em và nhiều điều bí mật ở những người xung quanh mình?

Phương pháp giải:

Tìm ra chi tiết cho thấy người bố đã giải thích cho con mình hiểu về đặc điểm riêng của mỗi người

Lời giải chi tiết:

Người bố đã nói với con mình rằng: “Bố thấy đẹp lắm! Nó làm nụ cười của con khác với những đứa bạn. Đáng lẽ con phải tự hào vì nó. Mỗi đứa trẻ có một điều kì lạ riêng...Con hãy quan sát đi rồi con sẽ thấy. Con sẽ biết rất nhiều điều bí mật về những người xung quanh mình”. 

Câu 4

Nhân vật “tôi” đã nói với cô giáo điều bí mật gì?

Phương pháp giải:

Chỉ ra “điều bí mật” mà nhân vật “tôi” nói với cô giáo của mình

Lời giải chi tiết:

“điều bí mật” mà nhân vật “tôi” nói với cô giáo của mình là “cô có cái mũi hồng hơn những người khác” , “khi trợn mắt, mắt cô thật to”

Câu 5

Hãy nêu cảm nhận của em về nhân vật người bố trong đoạn trích

Phương pháp giải:

Đưa ra suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về nhân vật người bố trong đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Nhân vật người bố trong đoạn trích là một người rất hiểu tâm lý người khác, rất quan tâm, yêu thương con và biết cách lý giải cho con hiểu về điểm khác biệt và giá trị riêng của mỗi người

Câu 6

Nêu một bài học em rút ra được từ đoạn trích

Phương pháp giải:

Nêu ra bài học mà bản thân rút ra được từ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Bài học mà em rút ra là mỗi người đều có một điểm khác lạ, một giá trị riêng mà không ai giống ai. Mỗi chúng ta cần tự hào về điều riêng biệt của chính mình

Câu 7

Tìm số từ trong các câu sau và giải thích ý nghĩa của chúng

a. Tôi có một cái răng khểnh

b. Khi gặp cô, em sẽ nhớ là có hai người cùng giữ chung một bí mật

Phương pháp giải:

Tìm số từ trong hai câu văn và giải thích ý nghĩa của chúng

Lời giải chi tiết:

a. Tôi có một cái răng khểnh.

- Giải thích ý nghĩa: Số từ “một” chỉ số lượng xác định (một cái răng khểnh.)

b. Khi gặp cô, em sẽ nhớ là có hai người cùng giữ chung một bí mật.

 - Số từ “hai” chỉ số lượng người biết đến bí mật của hai cô trò.

Câu 8

Tìm các phó từ bổ nghĩa cho danh từ trong những câu sau và cho biết mỗi phó từ bổ sung ý nghĩa gì:

a. Tôi ghét những đứa có hàm răng đều

b. Mỗi đứa trẻ có một điều kì lạ riêng

Phương pháp giải:

Tìm phó từ trong hai câu văn và chỉ ra ý nghĩa bổ sung cho danh từ của chúng

Lời giải chi tiết:

a. Tôi ghét những đứa có hàm răng đều.

- Phó từ “những” bổ sung ý nghĩa chỉ số lượng nhiều

b. Mỗi đứa trẻ có một điều kì lạ riêng.

- Phó từ “mỗi” bổ sung ý nghĩa chỉ số lượng ít

Câu 9

Tìm các phó từ bổ sung nghĩa cho động từ, tính từ trong những câu sau và cho viết mỗi phó từ bổ sung ý nghĩa gì:

a. Từ đó, tôi không dám cười nữa

b. Tôi rất đau khổ

c. Khi cười, khuôn mặt con sẽ rạng rỡ

d. Con hãy quan sát đi rồi con sẽ thấy

Phương pháp giải:

Tìm phó từ trong 4 câu văn và chỉ ra ý nghĩa bổ sung cho động từ, tính từ của chúng

Lời giải chi tiết:

a. Từ đó, tôi không dám cười nữa.

- Phó từ không bổ sung ý nghĩa phủ định.

b. Tôi rất đau khổ.

- Phó từ rất bổ sung ý nghĩa mức độ.

c. Khi cười, khuôn mặt con sẽ rạng rỡ.

- Phó từ sẽ bổ sung ý nghĩa thời gian.

d. Con hãy quan sát đi rồi con sẽ thấy.

- Phó từ hãy bổ sung ý nghĩa cầu khiến, phó từ sẽ bổ sung ý nghĩa thời gian.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí