Giải Bài tập 5 trang 30 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống>
Đọc lại văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô (từ Đoàn người thực hiện đến cung kính, thành khẩn) trong SGK (tr. 85 – 86) và trả lời các câu hỏi:
Đọc lại văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô (từ Đoàn người thực hiện đến cung kính, thành khẩn) trong SGK (tr. 85 – 86) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1
Hãy cho biết ở đoạn trích này tác giả đang nói về”bước” nào trong toàn bộ quá trình tiến hành lễ rửa làng. Theo em, vì sao không thể lược bỏ đoạn này trong hạn văn bản thông tin giới thiệu về một lễ tục với các quy tắc và luật lệ riêng của nó?
Phương pháp giải:
Cho biết trong đoạn trích, tác giả đang nói về bước nào trong toàn bộ quá trình rửa làng. Đưa ra cách lí giải của bản thân vì sao không thể lược bỏ đoạn này trong văn bản thông tin giới thiệu về một lễ tục.
Lời giải chi tiết:
+ Trong đoạn trích, tác giả đang nói về bước “diễu hành” đến từng nhà trong làng, sau khi lễ khấn xin tổ tiên diễn ra đêm hôm trước được tiến hành xong.
+ Không thể lược bỏ đoạn này trong văn bản thông tin giới thiệu về một lễ tục bởi vì đây là một bước quan trọng trong quy trình của tục lễ mà người viết văn bản thông tin không thể bỏ qua được.
Câu 2
Đoạn trích nói về một “phân cảnh” của lễ rửa làng. Những điều cụ thể gì đã được tái hiện ở đây?
Phương pháp giải:
Chỉ ra những điều cụ thể về lễ rửa làng được thể hiện trong đoạn trích
Lời giải chi tiết:
Đoạn trích đã tái hiện cụ thể những hoạt động cụ thể của mọi người trong lễ rửa làng như:
+Thành phần tham gia trong đoàn người thực hành lễ cúng cho từng gia đình.
+ Các đồ lễ và các loại gia súc, gia cầm phải mang theo.
+ Hành trình của đoàn người.
+ Những việc làm của người đảm nhiệm phần lễ cúng.
+ Cách ứng xử của từng gia chủ khi tiếp đón đoàn người thực hành lễ cúng.
+ Những màu sắc, âm thanh bao trùm hoạt động hành lễ trong làng.
Câu 3
Tìm trong đoạn trích những cụm từ nói về ý nghĩa của các hoạt động cụ thể mà đồng bào Lô Lô thực hiện trong lễ rửa làng. Em suy nghĩ gì về sự cần thiết của việc làm sáng tỏ ý nghĩa các quy tắc, luật lệ được nói tới trong một văn bản thông tin giới thiệu lễ tục?
Phương pháp giải:
Chỉ ra các cụm từ đề cập đến ý nghĩa của các hoạt động cụ thể mà đồng bào Lô Lô thực hiện trong lễ rửa làng. Trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết của việc làm sáng tỏ các quy tắc, luật lệ được nói tới trong văn bản thông tin.
Lời giải chi tiết:
+ Đoàn người đi khắp các ngõ làng, gõ chiêng, gõ trống. Tiếng chiêng, tiếng trống vang động, tà khí sẽ sợ hãi mà bay xa.
+ Cây tre được đục miệng ở giữa và đổ đầy đất, sau đó cắm hình nhân bằng giấy màu thể hiện cho sự sợ hãi của hồn ma với người dân.
+ Việc làm sáng tỏ các quy tắc, luật lệ được nói tới trong văn bản thông tin sẽ giúp cho văn bản cung cấp đầy đủ và rõ ràng các thông tin, giúp người đọc, người nghe hiểu rõ về các hoạt động diễn ra trong tục lễ hơn. Từ đó hiểu về phong tục tập quán của từng vùng miền.
Câu 4
Trong các lễ tục khác mà em được biết, có hoạt động nào mang ý nghĩa tương tự những hoạt động được thuật lại trong đoạn trích?
Phương pháp giải:
Chỉ ra hoạt động trong lễ hội khác mang ý nghĩa tương tự những hoạt động được thuật lại trong đoạn trích
Lời giải chi tiết:
Vào ngày Tết, người dân thường mua cây đào về trưng trong nhà. Bởi họ quan niệm rằng đào sẽ xua đuổi tà ma, mang lại may mắn và phước lành cho gia chủ.
Câu 5
Xác định ý nghĩa của các yếu tố hình và nhân trong từ hình nhân và tìm thêm một số từ có một trong hai yếu tố này.
Phương pháp giải:
Xác định ý nghĩa của yếu tố của “hình” và “nhân” trong từ “hình nhân” và tìm thêm một số từ có một trong hai yếu tố này.
Lời giải chi tiết:
+ “Hình” có nghĩa là hình ảnh, dáng vẻ bên ngoài. “Nhân” có nghĩa là người. Như vậy, từ “hình nhân” có nghĩa là dáng vẻ bên ngoài của mô hình giống như người thật.
+ Những từ có yếu tố hình được hiểu theo nghĩa trên: hình ảnh, hình dạng, hình dung, hình hài, hình thái, hình thể, hình thức, hình tượng,...
- Giải Bài tập 6 trang 31 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 7 trang 31 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 8 trang 33 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 9 trang 34 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 4 trang 30 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải Bài tập 2 Nói và nghe trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 Nói và nghe trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 43 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 Nói và nghe trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 Nói và nghe trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 43 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống