Giải Bài tập 3 trang 30 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống>
Đọc lại văn bản “Thân thiện với môi trường" trong SGK (tr. 98 – 100) và trả lời các câu hỏi:
Đọc lại văn bản “Thân thiện với môi trường" trong SGK (tr. 98 – 100) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1
Hãy xác định nội dung chính của văn bản và cách tác giả triển khai thông tin và trong văn bản.
Phương pháp giải:
Xác định nội dung chính của văn bản và cách tác giả triển khai thông tin trong văn bản
Lời giải chi tiết:
+ Nội dung chính của văn bản là nói về những hình thức biến tướng của khái niệm “Thân thiện với môi trường”
+ Cách tác giả triển khai thông tin đó là đưa ra những biểu hiện của các lời quảng cáo sai lệch ở vật liệu, sản phẩm, dịch vụ và địa điểm gắn mác là “thân thiện với môi trường” nhưng thực chất lại không hề thân thiện.
Câu 2
Xuất phát từ nhận thức rằng thân thiện với môi trường còn được hiểu thích khá chung chung, tác giả đã nêu những điểm cần được làm rõ hơn) quanh cụm từ này. Theo em, những điểm cần được làm rõ hơn đó là gi?
Phương pháp giải:
Chỉ ra những điểm cần nói rõ hơn xung quanh khái niệm “thân thiện với môi trường”
Lời giải chi tiết:
Những điểm cần nói rõ hơn xung quanh khái niệm “thân thiện với môi trường” là các tiêu chí gắn với chữ “thân thiện” trong từng loại sản phẩm:
+ Với vật liệu: Quy trình khai thác, tính chất vật liệu, giá trị sử dụng của vật liệu
+ Với sản phẩm: Quy trình khai thác, sản xuất, phân phối, sử dụng và thải loại
+ Với dịch vụ: Mô hình tổ chức dịch vụ
Câu 3
Những ví dụ được nêu trong văn bản có ý nghĩa như thế nào đối với việc làm sáng tỏ quan điểm của tác giả? Ví dụ nào khiến em đặc biệt quan tâm? Vì sao?
Phương pháp giải:
Chỉ ra tác dụng của những ví dụ được đưa ra trong văn bản. Cho biết ví dụ nào khiến bản thân quan tâm nhiều nhất và vì sao.
Lời giải chi tiết:
+ Những ví dụ được đưa ra trong văn bản góp phần giúp người đọc hình dung và hiểu rõ hơn về việc thân thiện với môi trường trong từng trường hợp cụ thể của các lĩnh vực vật liệu, sản phẩm, dịch vụ.
+ Ví dụ khiến bản thân em quan tâm nhiều nhất là ví dụ về quán cà phê đưa ra cam kết thân thiện với môi trường bằng cách nói không với đồ nhựa dùng 1 lần nhưng quán lại sử dụng điều hòa cả ngày, sử dụng vô tư các sản phẩm dùng 1 lần từ nhựa và giấy, không có cam kết về phân loại và xử lí rác thải. Đây là ví dụ khiến em để tâm nhất vì nó nói đến mô hình kinh doanh dịch vụ đang được nhiều bạn trẻ quan tâm hiện giờ và những điểm hạn chế trong mô hình kinh doanh đó đang gặp phải trong quá trình vận hành bộ máy “thân thiện với môi trường”.
Câu 4
Phải chăng tác giả đang tạo ra sự ngờ vực đối với nhiều vật liệu, sản phẩm, dịch vụ, địa điểm được dán mác “thân thiện với môi trường”? Em có ý kiến như thế nào về vấn đề này?
Phương pháp giải:
Đưa ra ý kiến, quan điểm của bản thân về việc tác giả có thực sự đang tạo sự ngờ vực đối với vật liệu, dịch vụ, địa điểm, sản phẩm
Lời giải chi tiết:
Tác giả không hề tạo ra sự hoang mang hay mối ngờ vực đối với vật liệu, dịch vụ, địa điểm, sản phẩm mà tác giả chỉ đang lật tẩy sự thật về các mô hình kinh doanh, dịch vụ, các sản phẩm, vật liệu dán mác “thân thiện với môi trường” nhưng lại không hoàn toàn thân thiện. Điều này giúp mọi người có cái nhìn toàn diện và khách quan hơn về tình hình thực tế hiện nay trong đời sống.
Câu 5
Tìm trong văn bản một số từ ngữ mà em xác định là thuật ngữ và giải thích ngắn gọn về những từ ngữ đó.
Phương pháp giải:
Xác định các thuật ngữ có trong văn bản và giải thích ngắn gọn về các thuật ngữ đó.
Lời giải chi tiết:
Các thuật ngữ xuất hiện trong văn bản: thân thiện với môi trường, thị trường, người tiêu dùng, rác thải nhựa,...
+ Thân thiện với môi trường: thái độ ứng xử tích cực của con người hiện đại đối với môi trường sống, thông qua việc điều chỉnh các hành vi để không làm tổn hại hay phá huỷ môi trường
+ Thị trường: nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ, nhằm thoả mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu theo các thông lệ hiện hành.
+ Người tiêu dùng: người có nhu cầu, có khả năng mua sắm các sản phẩm, dịch vụ trên thị trường phục vụ cho cuộc sống của mình.
+ Rác thải nhựa: những sản phẩm làm bằng nhựa đã qua sử dụng, không được dùng đến nữa
Câu 6
Công dụng nào của dấu ngoặc kép đã được tác giả khai thác khi đặt nhan đề cho văn bản là “Thân thiện với môi trường”?
Phương pháp giải:
Chỉ ra công dụng của dấu ngoặc kép trong nhan đề văn bản “Thân thiện với môi trường”
Lời giải chi tiết:
Dấu ngoặc kép cho thấy rằng từ ngữ “thân thiện với môi trường” được hiểu theo một nghĩa đặc biệt, chỉ những sản phẩm, dịch vụ gắn mác “thân thiện với môi trường” nhưng thực chất lại không hề thân thiện và bảo vệ môi trường.
- Giải Bài tập 4 trang 30 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 5 trang 30 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 6 trang 31 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 7 trang 31 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 8 trang 33 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải Bài tập 2 Nói và nghe trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 Nói và nghe trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 43 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 Nói và nghe trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 Nói và nghe trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 43 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống