Giải Bài tập 3 trang 12 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống>
Đọc lại bài thơ Chiều sông Thương trong SGK (tr.56) và trả lời các câu hỏi: Thể thơ của bài Chiều sông Thương có giống với bài Tiếng ve không? Nêu nhạn xét của em về cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Trả lời câu hỏi bài tập 3 SBT trang 12 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức, tập 1
Đọc lại bài thơ Chiều sông Thương trong SGK (tr.56) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1
Thể thơ của bài Chiều sông Thương có giống với bài Tiếng ve không? Nêu nhạn xét của em về cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ
Phương pháp giải:
Đọc bài “Chiều sông Thương” và so sánh thể thơ, cách gieo vần, ngắt nhịp của bài xem có giống với bài “Tiếng ve” hay không.
Lời giải chi tiết:
Thể thơ của bài “Chiều sông Thương”không giống với bài “Tiếng ve”. Bài thơ “Chiều sông Thương”thuộc thể năm chữ, còn bài thơ “Tiếng ve” thuộc thể bốn chữ,
Nhận xét về cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ:
- Cách gieo vần: vần của bài thơ được gieo khá linh hoạt: ngõ - họ, hái - nói, lên - Yên, Hạ - quả, nổi - mới, sang - màng, cau - nâu, bưởi - đợi,... Các âm a và â trong au / âu (cau/ nâu), ươ và ơ trong ươi / ơi (bưởi / đợi) gần nhau nên có thể coi các tiếng mà chúng cấu tạo bắt vần với nhau.
- Ngắt nhịp: cách ngắt nhịp linh hoạt 2/3; 1/2/2; 3/2 giúp nhà thơ dễ dàng bộc lộ cảm xúc của bản thân trước quê hương sau bao ngày xa cách
Câu 2
Trừ dòng thơ đầu tiên, chữ đầu các dòng thơ còn lại ở bài thơ Chiều sông Thương không viết hoa. Theo em, đặc điểm này có tác dụng gì trong việc thể hiện cảm xúc, nội dung bài thơ?
Phương pháp giải:
Đưa ra quan điểm cá nhân về tác dụng của việc tác giả để cho các dòng thơ trong bài không viết hoa đầu dòng
Lời giải chi tiết:
Bài thơ trừ câu đầu tiên, các câu còn lại không viết hoa đầu dòng để thể hiện dụng ý nghệ thuật của tác giả. Tác giả không viết hoa để bài thơ được biểu hiện như một lối thơ tràn dòng, dòng cảm xúc nhớ nhung, yêu mến quê hương được trải dài từ đầu đến cuối bài thơ thành một mạch cảm xúc thống nhất, liền mạch.
Câu 3
Hình ảnh sông Thương và quê hương quan họ hiện lên như thế nào trong bài thơ?
Phương pháp giải:
Tìm ra hình ảnh sông Thương và quê hương quan họ được tác giả miêu tả trong bài thơ
Lời giải chi tiết:
Hình ảnh sông Thương và quê hương quan họ được tác giả miêu tả trong bài thơ rất đẹp, gần gũi, thơ mộng. Cụ thể như sau:
+ Đẹp lãng mạn, nên thơ: hoa Quan họ nở tím bên sông Thương, nắng thu trải đầy, trăng non múi bưởi, lúa cúi mình giấu quả, ruộng bời con gió xanh,...
+ Đẹp bình dị, thân thương: mấy cô coi máy nước / mắt dài như dao cau, bên cầu con nghé đợi / cả chiều thu sang sông.
+ Đẹp tràn đầy sức sống: mạ đã thò lá mới / trên lớp bùn sếnh sang /cho sắc mặt mùa màng/ đất quê mình thịnh vượng / những gì ta gửi gắm /sắp vàng hoe bốn bên, con sông màu nâu, con sông màu biếc, bồi cho mùa phôi thai,...
Câu 4
Tìm từ láy trong những dòng thơ sau và nêu tác dụng của những từ láy đó:
- dùng dăng hoa Quan họ
nở tím bên sông Thương
- mạ đã thò lá bưởi
trên lớp bùn sếnh sang
Phương pháp giải:
Xác định đúng các từ láy được sử dụng trong các câu thơ
Lời giải chi tiết:
+ Từ láy: dùng dằng, sếnh sang
Tác dụng: Các từ láy đã cho người đọc thấy được vẻ đẹp của quê hương trù phú, tốt tươi. Qua đó phản ánh niềm tự hào, tình yêu quê hương sâu sắc và tâm trạng lưu luyến, không muốn rời của nhà thơ trước vẻ đẹp của hoa xoan, hoa lài
Câu 5
Trong các dòng thơ dưới đây, nhà thơ đã dùng những biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của những biện pháp tu từ đó.
- ôi con sông màu nâu
ôi con sông màu biếc
- những gì sông muốn nói
cánh buồm đang hát lên
Phương pháp giải:
Chỉ ra biện pháp tu từ và tác dụng của biện pháp tu từ đó được sử dụng trong bài thơ.
Lời giải chi tiết:
+ Điệp cấu trúc : Ôi con sông màu...
=> Tác dụng: Nhấn mạnh tình cảm yêu mến quê hương, yêu quý dòng sông Thương một cách tha thiết, sâu sắc của nhà thơ
+ Nhân hóa: sông muốn nói, buồm cất lên
=> Tác dụng: làm cho dòng sông, con thuyền trở nên sinh động, có hồn, có tâm tư, tình cảm, đang cất lên tiếng nói tình cảm của mình với nhà thơ. Dòng sông quê cũng yêu mến nhà thơ như chính cách mà ông yêu thương quê hương, sông nước của mình.
Câu 6
Theo em, nhà thơ có cảm xúc và suy nghĩ như thế nào về sông Thương và quê hương quan họ?
Phương pháp giải:
Chỉ ra cảm xúc của nhà thơ khi nghĩ về sông Thương và quê hương quan họ
Lời giải chi tiết:
Nhà thơ có tình cảm vô cùng sâu nặng với sông thương, với quê hương quan họ. Tác giả yêu quê hương tha thiết và quyến luyến, không muốn rời quê hương. Không những thế, tác giả còn cất lên thành những lời nói đầy yêu thương, trìu mến với dòng sông quê và luôn hy vọng cho quê hương ngày một phát triển và trù phú, tốt tươi hơn nữa.
Câu 7
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát những đặc điểm chính về hình thức và nội dng của bài thơ
Phương pháp giải:
Tổng kết lại nội dung và hình thức bài thơ bằng sơ đồ tư duy
Lời giải chi tiết:
- Giải Bài tập 4 trang 13,14 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 5 trang 14,15 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 6 trang 15,16 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 7 trang 18 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 10,11 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải Bài tập 2 Nói và nghe trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 Nói và nghe trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 43 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 Nói và nghe trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 Nói và nghe trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 43 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống