Giải bài Đất nước trang 19 sách bài tập văn 10 - Cánh diều>
Dòng nào không phải là yêu cầu khi đọc văn bản thơ? Hình tượng “Đất nước” hiện lên như thế nào trong bài thơ? Hãy phân tích cảm xúc của nhân vật trữ tình trong "mùa thu nay". Tại sao có sự khác nhau khi cảm nhận về mùa thu giữa hai khổ thơ đầu và khổ thơ thứ ba?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
Câu 1
Đọc mục 1, 2, 3 phần Kiến ngữ văn ở Bài 7, SGK. Hoàn thành những phát biểu sau đây bằng cách khoanh vào các từ ngữ trong ma trận.
a. (…..) khác với thơ cách luật, không có thể thức nhất định, khong bị ràng buộc về số câu, số chữ, số vần.
b. Khác với thơ văn xuôi, thơ tự do là thơ (….)
c. Thơ tự do xuất hiện do nhu cầu (1)…… khỏi sự ràng buộc chặt chẽ của các quy tắc về hình thức, phản ánh được các (2)…… Của cuộc sống đa dạng, thwr hiện những cái nhìn nghệ thuật mưới của nhà thơ.
d. Nhân vật trữ tình (một dạng biểu hiện của chủ thể trữ tình) là người (1)…. bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ,…. Trong bài thơ. Đó là (2)…..hoặc (3)……nói với người đọc về những cảm nhận, rung động, suy tư,… của bản thân về con người và cuộc sống.
e. Nhân vật trữ tình “là con người “đồng dạng” của tác giả - nhà thơ hiện ra từ văn bản nhưng (…….) giản đơn với tác giả”.
g. (1) ……trong bài thơ hiện lên qua việc tác giả sử dụng các từ ngữ (tượng thanh, tượng hình, từ láy,….) và các biện pháp tu từ; gợi cho người đọc cảm nhận về (2)…..thông qua các (3)……..(thị giác, thính giác,…); giúp nhà thơ (4)…., tư tưởng mạnh mẽ, cách (5)……thêm sống động.
i. (……) trong thơ là trạng thái cảm xúc, tình cảm mãnh liệt, tràn đầy, bao trùm, xuyên suốt tác phẩm, gắn với một tư tưởng, một cách đánh giá của tác giả.
Phương pháp giải:
Đọc mục 1, 2, 3 phần Kiến thức ngữ văn ở Bài 7, SGK và hoàn thành phát biểu
Lời giải chi tiết:
a. thơ tự do (7a-7h)
b. có phân dòng (1g-10g)
c. (1) giải phóng cảm xúc (1h-15h); (2) khía cạnh mới (11b-11n)
d. (1) trực tiếp (1p-13p); (2) một người (1c-8c); (3) một giọng nói nào đó (5i-12i)
e. không đồng nhất (1o-13o) g) (1) hình ảnh (1l-7l); (2) bức tranh đời sống (1c-8c); (3) giác quan (3m-10m); (4) truyền tải cảm xúc (1a-15a); (5) miêu tả (3d-8d)
i. cảm hứng chủ đạo (3k-15k)
Câu 2
Dòng nào không phải là yêu cầu khi đọc văn bản thơ?
Phương pháp giải:
Đọc mục 1, 2, 3 phần Kiến thức ngữ văn ở Bài 7, SGK.
Lời giải chi tiết:
Đáp án B
Câu 3
Hình tượng “Đất nước” hiện lên như thế nào trong bài thơ?
Phương pháp giải:
Đọc văn bản, chú ý nội dung từng phần.
Lời giải chi tiết:
Hình tượng đất nước trong bài thơ được xây dựng trên mạch vận động theo thời gian từ quá khứ đến hiện tại, tương lai. Trong quá khứ đó là đất nước của lịch sử anh hùng, của những người “chưa bao giờ khuất”.
Hình tượng đất nước còn được xây dựng bởi các chi tiết, hình ảnh: vẻ đẹp của Hà Nội, của thiên nhiên xanh tươi dạt dào sức sống; những hình ảnh về đất nước bị dày xéo, đau thương trong chiến tranh; những hình ảnh giàu sắc thái tượng trưng khi thể hiện bức tượng đài chiến thắng của đất nước.
Câu 4
Hãy phân tích cảm xúc của nhân vật trữ tình trong "mùa thu nay". Tại sao có sự khác nhau khi cảm nhận về mùa thu giữa hai khổ thơ đầu và khổ thơ thứ ba?
Phương pháp giải:
- Đọc và tìm hiểu kĩ tác phẩm.
- Liên hệ với kiến thức đã học.
Lời giải chi tiết:
Nhân vật trữ tình hiện lên với cảm xúc vui sướng trước mùa thu hiện tại - mùa thu độc lập, hạnh phúc. Bức tranh thu sinh động với “rừng tre”, “gió thổi”, “trời thu”, “núi rừng”, “cánh đồng,… Không gian nghệ thuật có sự thay đổi từ những phố dài xao xác buồn sang không gian núi rừng tươi mới, tràn đầy sức sống khiến người đọc cảm nhận thiên nhiên và con người cùng hoà nhịp vui sướng.
Sự khác nhau khi cảm nhận về mùa thu giữa hai khổ thơ đầu và khổ thơ thứ bacủa tác giả là bởi trong quá khứ mùa thu Hà Nội đẹp nhưng buồn vì khi ấy đất nước còn nặng bóng quân thù; mùa thu nay, đất nước đã giải phòng nên vẻ đẹp ấy lại mang thêm niềm vui sướng của cả dân tộc.
Câu 5
Trong bài thơ nhân vật trữ tình xưng “tôi” sau đó chuyển sang xưng “ta” (chúng ta). Theo em việc thay đổi hai đại từ này có ý nghĩa gì?
Phương pháp giải:
- Đọc và tìm hiểu kĩ tác phẩm.
- Liên hệ với kiến thức đã học.
Lời giải chi tiết:
Trong phần đầu, tác giả dùng đại từ “tôi”, sang phần sau, tác giả lại dùng đại từ “ta”. Đây không phải là việc sử dụng đại từ ngẫu nhiên trong bài thơ của mình mà tác giả sử dụng sự thay đổi đó để thể hiện tư tưởng của mình.
Sự chuyển biến từ cái tôi cá nhân đến một tập thể cùng chung suy nghĩ và lí tưởng: sống cống hiến không chỉ là khát vọng của một người, của riêng một mình nhà thơ, mà còn là của nhiều người, của chung cộng đồng, nhân dân, đất nước.
Câu 6
Từ hai dòng thơ: “Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất / Những buổi ngày xưa vọng nói về”, em có cảm nhận được lời nhắn nhủ gì trong tiếng vọng “rì rầm” ấy? Hãy chia sẻ bằng một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng).
Phương pháp giải:
Đọc và tìm hiểu tác phẩm, xác định đúng yêu cầu đề bài, liên hệ thực tiễn.
Lời giải chi tiết:
“Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất / Những buổi ngày xưa vọng nói về”
Âm thanh rì rầm đêm đêm trong lòng đất vọng từ ngàn xưa vọng tới mai sau. "Rì rầm" là một từ láy tượng thanh rất gợi cảm. Nó không ồn ào vang động, vang xa nhưng liên tục đều đặn như dòng suối chảy bất tận. "Rì rầm" trong lòng đất "đêm đêm" còn gợi lên không khí thầm lặng thiêng liêng. "Đất" là hình ảnh tượng trưng cho đất nước, của sự khổng lồ, vĩnh hằng. "Đất" cũng là cái được dựng lên từ mồ hôi nước mắt, kể cả xương máu của biết bao thế hệ cha ông. Với hình ảnh thơ độc đáo này, tác giả đã hình tượng hóa được truyền thống anh hùng của đất nước thành một hình ảnh đầy sức sống, đầy mạnh thầm lặng, thiêng liêng và vững bền muôn thuở, trở thành nhịp đập của con tim lịch sử Việt Nam bất khuất anh hùng.
Câu 7
Em thích nhất hình ảnh hoặc những câu thơ nào trong bài thơ Đất nước? Vì sao?
Phương pháp giải:
Chọn hình ảnh và những câu thơ mình thích sau đó đưa ra những lí giải hợp lí.
Lời giải chi tiết:
- Em thích nhất câu thơ 5 chữ ″Mùa thu nay khác rồi″
→ Lời thơ ngắn gọn, chắc khoẻ nhằm khẳng định sự thay đổi của hoàn cảnh xã hội, trong nhận thức của con người. Trong quá khứ, mùa thu Hà Nội đẹp nhưng buồn vì khi ấy đất nước còn nặng bóng quân thù; mùa thu nay, đất nước đã giải phòng nên vẻ đẹp ấy lại mang thêm niềm vui sướng của cả dân tộc. Câu thơ là một dấu mốc vô cùng quan trọng trong lịch sử dân tộc, là một câu thơ truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ sau.
- Giải bài Lính đảo hát tình ca trên đảo trang 20 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
- Giải bài Đi trong hương tràm trang 21 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
- Giải bài Mùa hoa mận trang 22 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
- Giải bài tập tiếng Việt trang 23 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
- Giải bài tập Viết trang 25 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải bài tập tự đánh giá cuối học kì II trang 41 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
- Giải bài tập ôn tập trang 39 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
- Giải bài tập Viết trang 33 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
- Giải bài tập tiếng Việt trang 30 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
- Giải bài Đừng gây tổn thương trang 29 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
- Giải bài tập tự đánh giá cuối học kì II trang 41 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
- Giải bài tập ôn tập trang 39 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
- Giải bài tập Viết trang 33 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
- Giải bài tập tiếng Việt trang 30 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
- Giải bài Đừng gây tổn thương trang 29 sách bài tập văn 10 - Cánh diều