Bài 5. Tự lập - trang 17 SBT Giáo dục công dân 6 - Kết nối tri thức>
Biểu hiện của tự lập là gì. Em tán thành hay không tán thành với ý kiến nào dưới đây. Nêu ý nghĩa của tự lập đối với mỗi người, gia đình và xã hội. Em có đồng tình với ý kiến trên không. Vì sao. Hãy lấy ví dụ từ thực tế để chứng minh. Bạn nào dưới đây biết tự lập và bạn nào chưa biết tự lập. Vì sao. Em có nhận xét gì về lời nói và việc làm của Hùng. Theo em Hùng thiếu tính gì. Nếu là bạn của Hùng thì em sẽ khuyên bạn điều gì. Em có đồng tình với Hương không. Vì sao. Nếu là bạn của Hương thì em s
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Câu 1
Biểu hiện của tự lập là gì?
(Khoanh tròn vào những chữ cái trước phương án em chọn)
A. Luôn làm theo ý mình, không cần nghe ý kiến của người khác.
B. Sự tự tin, bản lĩnh cá nhân, dám đương đầu với những khó khăn, thử thách; có ý trí nỗ lực phấn đấu, vươn lên trong học tập, công việc và cuộc sống.
C. Sẵn sàng làm mọi cách để đạt mục đích của mình.
D. Tự mình làm, không hợp tác với người khác trong công việc
Phương pháp giải:
Học sinh dựa vào kiến thức đã học lựa chọn phương án đúng nhất về biểu hiện của tự lập
Lời giải chi tiết:
Biểu hiện của tự lập là: B. Sự tự tin, bản lĩnh cá nhân, dám đương đầu với những khó khăn, thử thách; có ý trí nỗ lực phấn đấu, vươn lên trong học tập, công việc và cuộc sống.
Câu 2
Em tán thành hay không tán thành với ý kiến nào dưới đây?
(Đánh dấu X vào ô em chọn)
Ý kiến |
Tán thành |
Không tán thành |
A. Không thể thành công nếu chỉ dựa trên sự giúp đỡ của người khác |
|
|
B. Tính tự lập chỉ cần thiết đối với những người có hoàn cảnh khó khăn |
|
|
C. Người tự lập là người biết suy nghĩ và hành động độc lập |
|
|
D. Người có tính tự lập thường thành công trong cuộc sống dù phải trải qua nhiều khó khăn, gian khổ |
|
|
E. Tính tự lập sẽ giúp cho mỗi người có thêm sức mạnh, sự tự tin và khả năng sáng tạo |
|
|
Phương pháp giải:
Học sinh đọc các ý kiến, bày tỏ quan điểm tán thành hay không tán thành với các ý kiến về tự lập
Lời giải chi tiết:
Ý kiến |
Tán thành |
Không tán thành |
A. Không thể thành công nếu chỉ dựa trên sự giúp đỡ của người khác |
X |
|
B. Tính tự lập chỉ cần thiết đối với những người có hoàn cảnh khó khăn |
|
X |
C. Người tự lập là người biết suy nghĩ và hành động độc lập |
|
X |
D. Người có tính tự lập thường thành công trong cuộc sống dù phải trải qua nhiều khó khăn, gian khổ |
X |
|
E. Tính tự lập sẽ giúp cho mỗi người có thêm sức mạnh, sự tự tin và khả năng sáng tạo |
X |
|
Câu 3
Nêu ý nghĩa của tự lập đối với mỗi người, gia đình và xã hội
Ý nghĩa của tự lập |
||
Đối với mỗi người |
Đối với gia đình |
Đối với xã hội |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phương pháp giải:
Lời giải chi tiết:
Ý nghĩa của tự lập |
||
Đối với mỗi người |
Đối với gia đình |
Đối với xã hội |
+ Giúp thành công trong cuộc sống và xứng đáng nhận được sự tôn trọng của mọi người. + Có thêm kinh nghiệm sống, kinh nghiệm trong công việc. + Rèn đức tính kiên trì, nhẫn nại để vượt lên hoàn cảnh. |
+ Khi con cái biết tự lập, cha mẹ vui và hạnh phúc. + Bố mẹ không phải lo lắng vì con mình đã trưởng thành, tự lo cho mình, không dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.
|
+ Góp phần phát triển xã hội. |
Câu 4
Có ý kiến cho rằng: “Những thành công chỉ nhờ sự nâng đỡ, che chở của người khác thì không thể bền vững”.
Câu hỏi: Em có đồng tình với ý kiến trên không? Vì sao? Hãy lấy ví dụ từ thực tế để chứng minh?
Phương pháp giải:
Học sinh bày tỏ quan điểm về ý kiến “Những thành công chỉ nhờ sự nâng đỡ, che chở của người khác thì không thể bền vững”.
Lời giải chi tiết:
- Em có đồng tình với ý kiến: “Những thành công chỉ nhờ sự nâng đỡ, che chở của người khác thì không thể bền vững”.
=> Vì:
+ Những thành công phải do chính mình tạo ra mới bền vững được, bởi không ai có thể lúc nào cúng them sau để giúp chúng ta được mãi…
+ Chỉ khi tự lập chúng ta mới tự tin, dám đương đầu với những khó khăn thử thách, có ý chí vượt lên trong cuộc sống và thành công.
- Em có thể lấy ví dụ từ thực tế để chứng minh như:
Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Bác ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng, nhưng với lòng yêu nước, ý chí quyết tâm không sợ khó khăn, gian khổ và có tính tự lập cao… cuối cùng Bác đã thành công đã giúp đất nước ta hoàn toàn độc lập, đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân ta.
Câu 5
Bạn nào dưới đây biết tự lập và bạn nào chưa biết tự lập? Vì sao?
1/ Ngày mai, lớp của Hoàng đi dã ngoại nhưng bạn không tự chuẩn bị mà nhờ chị gái chuẩn bị đồ dùng mang đi.
2/ Lan luôn tự dọn dẹp phòng riêng, giặt quần áo của mình mà không cần bố mẹ nhắc nhở.
3/ Gặp bài toán khó, Vân giở ngay phần hướng dẫn giải bài tập ra chép mà không chịu suy nghĩ.
4/ Cô giáo giao nhiệm vụ làm việc nhóm nhưng Hằng không tự giác làm việc của mình được phân công mà luôn trông chờ, ỷ lại vào các bạn.
Phương pháp giải:
Học sinh đọc và xử lí tình huống
Lời giải chi tiết:
1/ Ngày mai, lớp của Hoàng đi dã ngoại nhưng bạn không tự chuẩn bị mà nhờ chị gái chuẩn bị đồ dùng mang đi.
- Hoàng chưa biết tự lập vì:
+ Hoàng đi dã ngoại nhưng bạn không tự chuẩn bị đồ dùng cá nhân của mình mà ỷ lại vào chị gái
2/ Lan luôn tự dọn dẹp phòng riêng, giặt quần áo của mình mà không cần bố mẹ nhắc nhở.
- Lan biết tự lập vì:
+ Lan đã biết tự làm công việc cá nhân của mình mà không cần bố mẹ nhắc nhở.
3/ Gặp bài toán khó, Vân giở ngay phần hướng dẫn giải bài tập ra chép mà không chịu suy nghĩ.
- Vân chưa biết tự lập vì:
+ Vân không chịu suy nghĩ khi gặp bài toán khó, còn phụ thuộc vào sách hướng dẫn giải bài tập.
4/ Cô giáo giao nhiệm vụ làm việc nhóm nhưng Hằng không tự giác làm việc của mình được phân công mà luôn trông chờ, ỷ lại vào các bạn.
- Hằng chưa biết tự lập vì:
+ Bạn chưa tự giác làm việc của mình được phân công mà luôn trông chờ, ỷ lại vào các bạn trong nhóm.
Câu 6
Hùng suốt ngày chơi điện tử, không học bài và không làm việc nhà giúp đỡ bố mẹ. Ở gia đình mọi việc Hùng thường ỷ lại vào bác giúp việc. Trên lớp, Hùng thường mua đồ ăn mời các bạn để được nhìn bài khi tới giờ kiểm tra. Trong hoạt động tập thể, lớp phân công việc gì Hùng cũng từ chối hoặc nhờ các bạn trong tổ, nhóm làm giúp mình. Nhiều lần như vậy, lớp trưởng góp ý thì Hùng nói: “Gia đình tớ rất giàu, bố mẹ tớ đã chuẩn bị sẵn cả tương lai cho tớ rồi! Tớ không cần phải khổ sở, vất vả học hành nữa!”
Câu hỏi:
1/ Em có nhận xét gì về lời nói và việc làm của Hùng? Theo em Hùng thiếu tính gì?
2/ Nếu là bạn của Hùng thì em sẽ khuyên bạn điều gì?
Phương pháp giải:
Học sinh đọc thông tin về bạn Hùng và trả lời các câu hỏi bên dưới
Lời giải chi tiết:
1/ Em có nhận xét về lời nói và việc làm của bạn Hùng như sau:
- Em sẽ không đồng tình với việc làm của Hùng vì Hùng thiếu tính tự lập:
+ Hùng suốt ngày chơi điện tử, không học bài và không làm việc nhà giúp đỡ bố mẹ
+ Trong cuộc sống và học tập bạn đều ỷ lại vào người khác: Hùng thường mua đồ ăn mời các bạn để được nhìn bài khi tới giờ kiểm tra; Hùng thường ỷ lại vào bác giúp việc; Hùng cũng từ chối hoặc nhờ các bạn trong tổ, nhóm làm giúp mình.
+ Không tự lo liệu, xây dựng cho cuộc sống tương lại của mình…
- Theo em, Hùng thiếu sự tự lập.
2/ Nếu là bạn của Hùng thì em sẽ khuyên bạn như sau:
+ Bạn nên lập và thực hiện kế hoạch rèn luyện tính tự lập để khắc phục những biểu hiện chưa tự lập của mình.
+ Nếu Hùng cứ ỷ lại vào bố mẹ, bạn bè như vậy bạn sẽ đánh mất giá trị của bản thân, không được người khác kính trọng, tương lai bạn làm điều gì cũng khó,…
Câu 7
Nhà Hương ở gần trường nhưng bạn rất hay đi học muộn. Khi lớp trưởng hỏi lí do, Hương luôn trả lời: “Tại bố mẹ không gọi mình dậy sớm”.
Câu hỏi:
1/ Em có đồng tình với Hương không? Vì sao?
2/ Nếu là bạn của Hương thì em sẽ khuyên bạn điều gì?
Phương pháp giải:
Học sinh đọc tình huống về bạn Hương và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
1/ Em không đồng tình với Hương
=> Vì bạn Hương chưa biết tự lập, luôn ỷ lại vào bố mẹ. Việc tự dậy sớm, Hương hoàn toàn có thể tự giác làm được mà không cần bố mẹ, nhà Hương ở gần trường bạn nên đến trường sớm hơn có thể bạn sẽ giúp ích được được thầy cô và bạn bè.
2/ Nếu là bạn của Hương thì em sẽ khuyên bạn như sau:
+ Bạn nên chủ động dạy sớm và đi học đúng giờ, bằng cách đặt chuông báo thức
+ Dậy sớm mỗi buổi sáng giúp bạn tự chủ hơn, có lối sống lành mạnh và có sức khỏe tốt hơn
+ Hơn nữa việc Hương đi học sớm là điều rất tốt, vì bạn ở gần trường sẽ giúp ích cho thầy cô và các bạn khác.
Câu 8
Lên lớp 6, Thuận cho rằng mình đã lớn nên có thể tự quyết định mọi việc mà không cần hỏi ý kiến của bố mẹ. Có lần Thuận cùng một số bạn trốn bố mẹ để đi chơi xa ở một khu du lịch sinh thái.
1/ Em có đồng tình với Thuận không? Vì sao?
2/ Nếu là bạn của Thuận thì em sẽ khuyên bạn điều gì?
Phương pháp giải:
Học sinh đọc tình huống của bạn Thuận và trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
1/ Em không đồng tình với Thuận
ð Vì:
+ Việc làm này không phải là tự lập mà thể hiện sự thiếu lễ phép, mình đang còn nhỏ đi đâu cần phải xin phép bố mẹ
+ Bạn làm vậy khiến bố mẹ lo lắng
2/ Nếu là bạn của Thuận thì em sẽ khuyên bạn như sau:
+ Đi đâu phải xin phép, được sự đồng ý của bố mẹ mới được đi
+ Cần nghe theo lời và hướng dẫn, quản lí của bố mẹ để đảm bảo sự an toàn của bản thân và không để bố mẹ lo lắng.
Câu 9
Hãy viết năm việc em sẽ làm để rèn tính tự lập.
Phương pháp giải:
Học sinh liên hệ bản thân để nêu 5 việc em sẽ làm để rèn luyện tính tự lập của bản thân mình.
Lời giải chi tiết:
- Để rèn tính tự lập em sẽ lập thời gian biểu, kế hoạch học tập, sinh hoạt hằng ngày cho mình và thực hiện nghiêm túc kế hoạch đã đề ra, cụ thể như:
+ Buổi sáng tự thức dậy, tập thể dục, ăn sáng và tự đến trường.
+ Trong lớp: Chăm chú nghe thầy cô giảng bài, tích cực phát biểu xây dựng bài…
+ Ở nhà: Tự giác ôn bài không cần ai nhắc nhở, đọc thêm sách tham khảo và làm bài tập sách nâng cao
+ Thời gian rảnh rỗi tự giác giúp bố mẹ làm việc nhà như: giặt quần áo, nấu cơm, rửa bát chén, dọn nhà cửa…
+ Tích cực tham gia các hoạt động của trường, của lớp như: tham gia văn nghệ, viết báo tường,.. vào kỉ niệm ngày lễ.
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 12. Thực hiện quyền trẻ em - trang 43 SBT Giáo dục công dân 6 - Kết nối tri thức
- Bài 11. Quyền cơ bản của trẻ em - trang 39 SBT Giáo dục công dân 6 - Kết nối tri thức
- Bài 10. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân - trang 35 SBT Giáo dục công dân 6 - Kết nối tri thức
- Bài 9. Công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam - trang 32 SBT Giáo dục công dân 6 - Kết nối tri thức
- Bài 8. Tiết kiệm - trang 29 SBT Giáo dục công dân 6 - Kết nối tri thức
- Bài 12. Thực hiện quyền trẻ em - trang 43 SBT Giáo dục công dân 6 - Kết nối tri thức
- Bài 11. Quyền cơ bản của trẻ em - trang 39 SBT Giáo dục công dân 6 - Kết nối tri thức
- Bài 10. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân - trang 35 SBT Giáo dục công dân 6 - Kết nối tri thức
- Bài 9. Công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam - trang 32 SBT Giáo dục công dân 6 - Kết nối tri thức
- Bài 8. Tiết kiệm - trang 29 SBT Giáo dục công dân 6 - Kết nối tri thức