Bài 11. Quyền cơ bản của trẻ em - trang 39 SBT Giáo dục công dân 6 - Kết nối tri thức>
Quyền trẻ em là. Em tán thành hay không tán thành với ý kiến nào dưới đây. Em hãy cho biết những quyền nào của trẻ em được đề cập đến trong trường hợp trên. Quân hiểu về quyền trẻ em trong tình huống này là đúng hay sai. Vì sao. Nếu là Quân em sẽ ứng xử như thế nào. Theo em Mạnh nghĩ như vậy là đúng hay sai. Nếu là bạn của Mạnh, em sẽ khuyên bạn điều gì. Bản thân em đã hưởng những quyền trẻ em nào. Hãy liệt kê các quyền đó vào bảng sau. Em hãy kể một tấm gương thực hiện tốt quyền trẻ em. Em học
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Câu 1
Quyền trẻ em là
(Khoanh tròn vào những chữ cái trước phương án em chọn)
A. tất cả những gì trẻ em mong muốn
B. tất cả những điều trẻ em yêu cầu ngừơi lớn phải làm cho mình.
C. tất cả những gì trẻ em cần có để sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn.
D. trẻ em được tự do quyết định mọi việc theo sở thích của mình.
Phương pháp giải:
Học sinh sử dụng phương pháp loại trừ để chọn đáp án phù hợp
A. tất cả những gì trẻ em mong muốn
=> Sai
B. tất cả những điều trẻ em yêu cầu ngừơi lớn phải làm cho mình.
=> Sai
C. tất cả những gì trẻ em cần có để sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn.
=> Đúng
D. trẻ em được tự do quyết định mọi việc theo sở thích của mình.
=> Sai
Lời giải chi tiết:
Quyền trẻ em là
C. tất cả những gì trẻ em cần có để sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn.
Câu 2
Em tán thành hay không tán thành với ý kiến nào dưới đây?
(Đánh dấu X vào ô em chọn)
Ý kiến |
Tán thành |
Không tán thành |
A. Trẻ em có quyền được sống còn vì trẻ em còn nhỏ, thể chất và tinh thần còn yếu nên dễ gặp phải các nghuy cơ ảnh hưởng đến sự sống còn |
|
|
B. Trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột, bị xâm hại |
|
|
C. Trẻ em còn nhỏ, sức khỏe còn yếu nên không cần phải làm bất cứ việc gì |
|
|
D. Trẻ em có quyền được tiếp cận, tìm hiểu thông tin, được giao lưu kết bạn nên bố mẹ phải đồng ý cho trẻ sử dụng điện thoại, máy vi tính bất cứ khi nào trẻ em muốn |
|
|
E. Quyền trẻ em đảm bảo để trẻ em được đối xử công bằng, không phân biệt nam - nữ, giàu - nghèo |
|
|
Phương pháp giải:
Học sinh đọc các câu hỏi và đưa ra ý kiến tán thành hay không tán thành
Lời giải chi tiết:
Ý kiến |
Tán thành |
Không tán thành |
A. Trẻ em có quyền được sống còn vì trẻ em còn nhỏ, thể chất và tinh thần còn yếu nên dễ gặp phải các nghuy cơ ảnh hưởng đến sự sống còn |
x |
|
B. Trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột, bị xâm hại |
x |
|
C. Trẻ em còn nhỏ, sức khỏe còn yếu nên không cần phải làm bất cứ việc gì |
|
x |
D. Trẻ em có quyền được tiếp cận, tìm hiểu thông tin, được giao lưu kết bạn nên bố mẹ phải đồng ý cho trẻ sử dụng điện thoại, máy vi tính bất cứ khi nào trẻ em muốn |
|
x |
E. Quyền trẻ em đảm bảo để trẻ em được đối xử công bằng, không phân biệt nam - nữ, giàu - nghèo |
x |
|
Câu 3
Nga năm nay lên lớp 6 và anh trai đang học lớp 8. Từ lúc mới chào đời, Nga và anh trai đã được bố mẹ đưa đi tiêm phòng đầy đủ, được khám chữa bệnh khi ốm đau. Hằng ngày, hai anh em được bố mẹ nấu cho những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Khi đến tuổi đi học, bố mẹ đưa hai anh em đến trường và tạo điều kiện để hai anh em học tập. Nga và anh trai còn được bố mẹ quan tâm, tạo điều kiện để tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh và giao lưu kết bạn với những bạn bè cùng độ tuổi.
Câu hỏi: Em hãy cho biết những quyền nào của trẻ em được đề cập đến trong trường hợp trên?
Phương pháp giải:
Học sinh đọc thông tin và trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
- Những quyền của trẻ em được đề cập đến trong trường hợp trên gồm:
+ Quyền chăm sóc sức khỏe: Nga và anh trai đã được bố mẹ đưa đi tiêm phòng đầy đủ, được khám chữa bệnh khi ốm đau
+ Quyền chăm sóc nuôi dưỡng: Hai anh em được bố mẹ nấu cho những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng
+ Quyền học tập: Khi đến tuổi đi học, bố mẹ đưa hai anh em đến trường và tạo điều kiện để hai anh em học tập
+ Quyền vui chơi, giải trí: Nga và anh trai còn được bố mẹ quan tâm, tạo điều kiện để tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh
+ Quyền được được tham gia của trẻ em: giao lưu kết bạn với những bạn bè cùng độ tuổi.
Câu 4
Bố mẹ mua cho Quân rất nhiều sách tham khảo, Quân không thích đọc nên mang sách cho bạn. Khi biết chuyện, bố mẹ rất tức giận và đã mắng Quân. Quân cảm thấy rất ấm ức vì cho rằng mình là trẻ em nên có quyền cho bạn sách, bố mẹ không được phản đối.
Câu hỏi:
1/ Quân hiểu về quyền trẻ em trong tình huống này là đúng hay sai? Vì sao?
2/ Nếu là Quân em sẽ ứng xử như thế nào?
Phương pháp giải:
Học sinh đọc tình huống và đưa ra những cách xử lí tình huống phù hợp
Lời giải chi tiết:
1/ Quân hiểu về quyền trẻ em trong tình huống này là sai.
=> Vì:
+ Trẻ em còn nhỏ, chưa lao động kiếm ra tiền, những tài sản trong nhà đều do bố mẹ làm ra. Đồng nghĩa là sách tham khảo do bố mẹ bỏ tiền mua cho Quân, là tài sản của gia đình nên Quân muốn cho ai thì phải xin phép bố mẹ…
+ Mục đích Quân cho sách là vì không thích đọc, lười học nên mang sách cho bạn để khỏi phải học, đây là việc không nên làm chỉ vì lười biếng không muốn dùng sách mà cho đi.
2/ Nếu là Quân em sẽ ứng xử như sau:
+ Xin lỗi bố mẹ vì đã tự ý đem sách bố mẹ mua cho bạn
+ Giải thích cho bố mẹ tại sao mình lại cho sách..
+ Nếu đọc thấy khó hiểu thì có thể nhờ bố mẹ,.. giúp đỡ
+ Góp ý bố mẹ mua những sách tham khảo mà mình thích…
Câu 5
Mạnh rất thích chơi điện tử nên hễ có thời gian rảnh là lại mở máy tính của bố ra chơi. Phát hiện Mạnh thường xuyên chơi điện tử bạo lực nên bố tức giận và cấm Mạnh không được phép chơi nữa. Mạnh cảm thấy ấm ức vì cho rằng chơi điện tử là hình thức giải trí và là quyền của trẻ em nên bố không được cấm.
Câu hỏi:
1/ Theo em Mạnh nghĩ như vậy là đúng hay sai?
2/ Nếu là bạn của Mạnh, em sẽ khuyên bạn điều gì?
Phương pháp giải:
Học sinh đọc tình huống và đưa ra những cách xử lí tình huống phù hợp
Lời giải chi tiết:
1/ Theo em Mạnh nghĩ như vậy sai
=> vì:
+ Chơi trò chơi điện tử bạo lực, không phải là một hoạt động giải trí lành mạnh
+ Thường xuyên dễ bị ảnh hưởng bởi hậu quả xấu như: nghiện trò chơi điện tử, có suy nghĩ bạo lực, thích bắt chước các hành vi bạo lực, sức khỏe giảm sút (như: mắt kém, cơ thể chậm phát triển do ngồi nhiều lười vận động,..)
+ Tốn kém tiền bạc, học tập sa sút
2/ Nếu là bạn của Mạnh, em sẽ khuyên bạn như sau:
+ Bạn không nên giận bố, vì bố bạn cấm bạn chơi trò điện tử bạo lực là muốn tốt cho bạn.
+ Bạn với mình đều biết rằng: khi nghiện trò chơi điện tử thì sẽ sao nhãng việc học hành, thường có suy nghĩ bạo lực, thích bắt chước các hành vi bạo lực, sức khỏe giảm sút như mắt kém đi,… thậm chí tớ còn được biết có người tử vong ngay trên bàn phím vì quá nghiện điện tử.
Câu 6
Bản thân em đã hưởng những quyền trẻ em nào? Hãy liệt kê các quyền đó vào bảng sau:
Nhóm quyền |
Quyền em đã được hưởng |
Nhóm quyền được sống còn |
|
Nhóm quyền được bảo vệ |
|
Nhóm quyền được phát triển |
|
Nhóm quyền được tham gia |
|
Phương pháp giải:
Học sinh vận dụng kiến thức thực tế liệt kê các quyền em đã và đang được hưởng thuộc 4 nhóm quyền: Quyền sống còn, quyền bảo vệ, quyền phát triển, quyền tham gia.
Lời giải chi tiết:
Nhóm quyền |
Quyền em đã được hưởng |
Nhóm quyền được sống còn |
+ Quyền được khai sinh + Quyền nuôi dưỡng + Quyền chăm sóc sức khỏe,… |
Nhóm quyền được bảo vệ |
+ Quyền được bảo vệ bóc lột sức lao động + Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục + Quyền được bảo vệ để không bị bắt cóc + Quyền bí mật về đời sống riêng tư + Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực,… |
Nhóm quyền được phát triển |
+ Quyền học tập + Quyền vui chơi, giải trí + Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo + Quyền phát triển năng khiếu,…
|
Nhóm quyền được tham gia |
+ Quyền được phát biểu ý kiến thể hiện quan điểm của mình + Quyền được được kết giao bạn bè + Quyền đóng góp ý kiến xây dựng gia đình văn hóa,… |
Câu 7
Em hãy kể một tấm gương thực hiện tốt quyền trẻ em. Em học được gì từ tấm gương đó?
Phương pháp giải:
Học sinh vận dụng kiến thức thực tế kể một tấm gương thực hiện tốt quyền trẻ em mà em đã từng chứng kiến, nghe hoặc đọc được ở đâu đó.
Lời giải chi tiết:
Trang Hà, cô gái đến từ Bình Dương, Việt Nam, bị khiếm thị bẩm sinh xuất hiện trên website Đại học Arkansas - Fort Smith (Mỹ) như một tấm gương vượt khó học giỏi với số điểm trung bình năm nhất 4.0 (mức điểm tối đa). Cô sinh viên năm hai đã vượt qua cú sốc ngoại ngữ, dành hơn một tháng học thuộc đường tới trường, đọc sách giáo khoa bằng chữ nổi, học cách sử dụng thiết bị công nghệ phục vụ cho việc học. Cô Trang tốn 3 tiếng để hoàn thành bài tập, gấp 3 lần một học sinh bình thường. Mỗi khi bắt đầu học kỳ mới, cô Trang lại mất thêm nhiều thời gian học thuộc đường tới lớp mới, tìm sách giáo khoa. Kết quả học tập xuất sắc sau năm đầu tiên ở đại học là chứng minh nghị lực của cô gái Việt Nam nhỏ bé sống trên đất Mỹ.
- Em học được điều gì từ tấm gương cô Trang Hà là:
+ Mỗi con người chúng ta sinh ra ai cũng có quyền sống, quyền học tập,… được phát triển trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương, an toàn, lành mạnh, bình đẳng; được tham gia vào các hoạt động xã hội; được phát triển đầy đủ, toàn diện về thể chất và tinh thần.
+ Dù trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào thì nếu chúng ta nổ lực cố gắng hết mình thì sẽ đem lại cho chúng ta niềm vui và hạnh phúc…
+ Cô là tấm gương sáng về học tập để bản thân em noi theo..
Câu 7
Viết một đoạn văn thể hiện những hiểu biết của em về câu nói “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”
Phương pháp giải:
Học sinh vận dụng kiến thức thực thế và áp dụng vào bản thân Viết một đoạn văn thể hiện những hiểu biết của em về câu nói “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”
Lời giải chi tiết:
Câu nói “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” có nghĩa là: Trẻ em hôm nay là lớp thế hệ kế thừa, tiếp nối, là những chủ nhân tương lai của mỗi quốc gia, dân tộc và của cả thế giới. Do vậy, việc chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ không chỉ là trách nhiệm của gia đình, nhà trường mà của toàn xã hội. Theo đó, ngày 12/11/1989, các nhà lãnh đạo thế giới đã thông qua Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em (CRC) – một bộ luật quốc tế và là cam kết mang tính lịch sử cho trẻ em. Đến nay, Công ước về Quyền trẻ em đã được 196 quốc gia phê chuẩn, trở thành một văn kiện về quyền con người được phê chuẩn rộng rãi nhất trong lịch sử. Công ước quy định tuổi thơ là thời kỳ đặc biệt, khác với giai đoạn trưởng thành của con người và giai đoạn này kéo dài đến 18 tuổi. Trong thời kỳ đặc biệt này, trẻ em cần được bảo vệ, chăm sóc, học tập, vui chơi để phát triển hết tiềm năng của mình. Công ước yêu cầu phải đảm bảo cho tất cả trẻ em không bị phân biệt đối xử dưới bất kỳ hình thức nào, được hưởng các dịch vụ xã hội, được bảo vệ, được lớn lên trong môi trường an toàn, vệ sinh, được hỗ trợ, được chăm sóc và được lắng nghe, cũng như được tham gia vào các hoạt động xã hội… Chính vì vậy, việc bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ em là một trong những ưu tiên hàng đầu nhằm xây dựng một xã hội phát triển bền vững.
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 12. Thực hiện quyền trẻ em - trang 43 SBT Giáo dục công dân 6 - Kết nối tri thức
- Bài 11. Quyền cơ bản của trẻ em - trang 39 SBT Giáo dục công dân 6 - Kết nối tri thức
- Bài 10. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân - trang 35 SBT Giáo dục công dân 6 - Kết nối tri thức
- Bài 9. Công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam - trang 32 SBT Giáo dục công dân 6 - Kết nối tri thức
- Bài 8. Tiết kiệm - trang 29 SBT Giáo dục công dân 6 - Kết nối tri thức
- Bài 12. Thực hiện quyền trẻ em - trang 43 SBT Giáo dục công dân 6 - Kết nối tri thức
- Bài 11. Quyền cơ bản của trẻ em - trang 39 SBT Giáo dục công dân 6 - Kết nối tri thức
- Bài 10. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân - trang 35 SBT Giáo dục công dân 6 - Kết nối tri thức
- Bài 9. Công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam - trang 32 SBT Giáo dục công dân 6 - Kết nối tri thức
- Bài 8. Tiết kiệm - trang 29 SBT Giáo dục công dân 6 - Kết nối tri thức