Giải bài 23 trang 62 sách bài tập toán 8 - Cánh diều>
Cho hai đường thẳng (d:y = mx - left( {2m + 2} right)) và (d':y = left( {3 - 2m} right)x + 1)
Đề bài
Cho hai đường thẳng \(d:y = mx - \left( {2m + 2} \right)\) và \(d':y = \left( {3 - 2m} \right)x + 1\) với \(m \ne 0\) và \(m \ne \frac{3}{2}\)
a) Tìm giá trị của \(m\) để đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(A\left( {1;1} \right)\)
b) Gọi \(\beta \) là góc tạo bởi đường thẳng \(d\) ở câu a và trục \(Ox\). Hỏi \(\beta \) là góc nhọn hay góc tù? Tại sao?
c) Tìm giá trị của \(m\) để \(d\) cắt \(d'\).
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Khi hệ số \(a > 0\) thì góc tạo bởi đường thẳng \(y = ax + b\) và trục \(Ox\) là góc nhọn. Hệ số \(a\) càng lớn thì góc càng lớn.
Khi hệ số \(a < 0\) thì góc tạo bởi đường thẳng \(y = ax + b\left( {a \ne 0} \right)\). Hệ số \(a\) là góc tù. Hệ số \(a\) càng lớn thì góc càng lớn.
Nếu \(d\) và \(d'\) cắt nhau thì \(a \ne a'\).
Lời giải chi tiết
a) Do đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(A\left( {1;1} \right)\) nên ta có:
\(1 = m.1 - \left( {2m + 2} \right)\)
\(1 = m - 2m - 2\)
\(1 = m - 2m - 2\)
\(1 + 2 = -m\)
\(m = - 3\).
Vậy với \(m = - 3\) thì đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(A\left( {1;1} \right)\)
b) Với \(m = - 3\), ta có đường thẳng \(d:y = -3x - \left[ {2.(-3) + 2} \right] = - 3x + 4\)
Suy ra hệ số góc của đường thẳng \(d\) là \( - 3 < 0\).
Vậy góc \(\beta \) là góc tù.
c) Để \(d\) và \(d'\) cắt nhau thì:
\(m \ne 3 - 2m\)
\(m + 2m \ne 3\)
\(3m \ne 3\)
\(m \ne 1\)
Vậy với \(m \ne 0,m \ne \frac{3}{2},m \ne 1\) thì \(d\) và \(d'\) cắt nhau.
- Giải bài 24 trang 62 sách bài tập toán 8 - Cánh diều
- Giải bài 25 trang 62 sách bài tập toán 8 - Cánh diều
- Giải bài 26 trang 62 sách bài tập toán 8 - Cánh diều
- Giải bài 27 trang 62 sách bài tập toán 8 - Cánh diều
- Giải bài 22 trang 62 sách bài tập toán 8 - Cánh diều
>> Xem thêm