Bài 2 trang 55 tập bản đồ Lịch sử 10>
Giải bài 2 trang 55 tập bản đồ Sử 10. Quan sát đồ thị ở hình bên và dựa vào nội dung bài học, em hãy
Đề bài
Quan sát đồ thị ở hình bên và dựa vào nội dung bài học, em hãy:
a) Nêu nhận xét về vị trí kinh tế của các nước Đức, Mĩ so với các nước Anh, Pháp trong thời gian từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
b) Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi về vị trí kinh tế của các nước Đức, Mĩ so với các nước Anh, Pháp trong thời gian từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
c) Cho biết nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của nước Đức và nước Mĩ trong thời gian từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX là gì?
- Nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của nước Đức:
- Nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của nước Mĩ:
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Lời giải chi tiết
a) Vị trí kinh tế của các nước Đức, Mĩ so với các nước Anh, Pháp trong thời gian từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX có sự biến đổi:
- Đầu thập niên 70 của thế kỉ XIX: nhóm các nước Anh, Pháp có vị trí kinh tế cao hơn Đức, Mĩ.
+ Anh: đứng đầu thế giới.
+ Pháp: đứng thứ hai thế giới.
+ Mĩ: đứng thứ ba thế giới.
+ Đức: đứng thứ tư.
- Từ cuối thập niên 70 trở đi: có sự thay đổi trong vị trí kinh tế các nước.
+ Anh: công nghiệp Anh phát triển chậm lại, tụt xuống hàng thứ ba thế giới.
+ Pháp: tụt xuống vị trí thứ tư.
+ Đức: có nền công nghiệp phát triển nhanh chóng, vươn lên thứ 3 (1880 - 1890) rồi thứ 2 (1890 - 1913) thế giới.
+ Mĩ: từ hàng thứ 3 (1860) vươn lên đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp.
b) Nguyên nhân có sự thay đổi về vị trí kinh tế giữa các nước là:
- Các nước Anh, Pháp tiến hành cách mạng công nghiệp từ sớm máy móc, thiết bị đã trở nên lạc hậu.
+ Anh đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.
+ Pháp phải bồi thường chiến phí trong chiến tranh Pháp – Phổ, chỉ tập chung cho vay và đầu tư sang các nước kém phát triển để kiếm lợi.
- Mĩ tiến hành cách mạng công nghiệp muộn nên tiếp thu được các thành tựu khoa học kĩ thuật của các nước đi trước, giàu tài nguyên.
- Đức thị trường được thống nhất, giàu tài nguyên, được bồi thường chiến phí.
c)
Nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của nước Đức:
+ Công khai đòi lại thị trường và thuộc địa.
+ Ráo riết chạy đua vũ trang để thỏa mãn nhu cầu của giới cầm quyền.
+ Mang tính chất quân phiệt hiếu chiến.
Nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của nước Mĩ:
+ Đẩy mạnh xâm chiếm đất đai, mở rộng biên giới.
+ Bành trướng khu vực Mĩ Latinh và Thái Bình Dương.
+ Gây chiến tranh tranh giành thuộc địa, mở rộng ảnh hưởng ra bên ngoài.
Loigiaihay.com