Đề thi học kì 2 Văn 7 Cánh diều - Đề số 12>
Đọc văn bản sau: MỘT THỨC QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Đề thi
PHẦN I – ĐỌC HIỂU (6 điểm)
Đọc văn bản sau:
MỘT THỨC QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM
(Thạch Lam)
[1] Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời/
[2] Đợi đến lúc vừa nhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn mới xác định được, người ta gặt mang về. Rồi đến một loạt cách chế biến, những cách thức làm thuyền từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn, cái cô gái Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy. Tất nhiên là nhiều nơi cũng biết cách thức làm cốm, nhưng không có đâu làm được hạt cốm dẻo, thơm và ngon được bằng ở làng Vòng, gần Hà Nội. Tiếng cốm Vòng đã lan khắp tất cả ba kì, và đến mùa cốm, các người của Hà Nội 36 phố phường vẫn thường ngóng trông cô hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn ghẽ, với cái dấu hiệu đặc biệt là cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng…
[3] Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và tahnh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu Tết. Không gì còn hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi… Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bề. (Thật đáng tiếc khi chúng ta thấy những tục lệ tốt đẹp ấy mất dần, và những thức quý của đất mình thay dần bằng những thức bóng bẩy hào nhoáng và thô kệch bắt chước người ngoài: những kẻ mới giàu vô học có biết đâu mà thưởng thức được những vẻ cao quý kín đáo và nhũn nhặn?)
[4] Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ. Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen. Khi các cô gái làng Vòng đỏ gánh, giở từng lớp lá sen, chúng ta thấy hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ, và tinh khiết, không có mảy may một chút bụi nào. Hỡi các bà mua hàng! Chớ có thọc tay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve. Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa. Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều năm.
(Nguồn: Thạch Lam, Hà Nội băm sáu phố phường, NXB Đời nay, Hà Nội, 1943)
Câu 1. Thể loại của văn bản trên là:
A. Truyện ngắn
B. Tùy bút
C. Tản văn
D. Hồi kí
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Thuyết minh
D. Biểu cảm
Câu 3. Đoạn [4] nói về phương diện nào?
A. Cách thức làm cốm
B. Nguồn gốc của cốm
C. Vẻ đẹp và công dụng của cốm
D. Sự thưởng thức cốm
Câu 4. Từ nào sau đây là từ Hán Việt?
A. Cơn gió
B. Thơm mát
C. Thanh nhã
D. Hoa cỏ
Câu 5. Đâu không phải là lí do cốm làng Vòng nổi tiếng?
A. Cốm làng Vòng có cách chế biến đặt biệt
B. Cốm làng Vòng rất thơm, dẻo và hạt mẩy như những hạt ngọc
C. Cốm làng Vòng rất đắt đỏ
D. Cốm làng Vòng có cách thưởng thức rất cầu kì, tinh tế
Câu 6. Vì sao Cốm lại là một thứ quà sêu Tết?
A. Vì cốm là thức dâng của đất trời, mang trong nó hương vị vừa thanh nhã vừa đậm đà hương vị của đồng quê nội cỏ
B. Vì Cốm là thức quà mà mọi người rất thích
C. Vì Cốm là thức quà sang trọng, thích hợp dùng để làm quà trong những ngày lễ
D. Vì thời điểm Tết đến, người ta mới chế biến ra cốm như một món quà
Câu 7. Để thưởng thức những vị ngon của cốm, tác giả đã cho rằng đó là sự cảm nhận tinh tế bằng các giác quan nào?
A. Vị giác, thính giác, thị giác
B. Khứu giác, vị giác, thị giác
C. Thính giác, xúc giác, thị giác
D. Vị giác, xúc giác, thị giác
Câu 8. Theo em, văn bản “Một thức quà của lúa non: Cốm” muốn gửi đến người đọc những thông điệp gì?
A. Thông điệp: lưu giữ cách chế biến cốm
B. Thông điệp: phát triển cốm thành một ngành công nghiệp chế biến thực phẩm
C. Thông điệp: cốm là thức quà tặng ý nghĩa vào dịp Tết
D. Thông điệp: nên giữ gìn những nét đẹp văn hóa của dân tộc
Câu 9. (1.0 điểm) Theo tác giả, điều gì làm nên sức hấp dẫn của cốm Vòng trong “Một thức quà của lúa non: Cốm”?
Câu 10. (1.0 điểm) Qua bài văn, em cảm nhận được điều gì về cốm và thái độ của tác giả đối với cốm.
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)
Trong bức thư gửi hiệu trưởng nơi con trai mình theo học, Tổng thống Abraham Lincoln viết: “Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kị”. Anh/chị có suy nghĩ gì về lời nhắn gửi đó?
Đáp án
PHẦN I – ĐỌC HIỂU
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
B |
D |
D |
C |
C |
A |
B |
D |
Câu 1 (0.5 điểm)
Thể loại của văn bản trên là: A. Truyện ngắn B. Tùy bút C. Tản văn D. Hồi kí |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản, chú ý hình thức, ngôn ngữ của văn bản
Lời giải chi tiết:
Thể loại tùy bút
=> Đáp án: B
Câu 2 (0.5 điểm)
Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: A. Tự sự B. Miêu tả C. Thuyết minh D. Biểu cảm |
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức đã học về các phương thức biểu đạt
Lời giải chi tiết:
Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
=> Đáp án: D
Câu 3 (0.5 điểm)
Đoạn [4] nói về phương diện nào? A. Cách thức làm cốm B. Nguồn gốc của cốm C. Vẻ đẹp và công dụng của cốm D. Sự thưởng thức cốm |
Phương pháp:
Đọc kĩ đoạn [4]
Lời giải chi tiết:
Sự thưởng thức cốm
=> Đáp án: D
Câu 4 (0.5 điểm)
Từ nào sau đây là từ Hán Việt? A. Cơn gió B. Thơm mát C. Thanh nhã D. Hoa cỏ |
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về từ Hán Việt
Lời giải chi tiết:
Từ Hán Việt: Thanh nhã
=> Đáp án: C
Câu 5 (0.5 điểm)
Đâu không phải là lí do cốm làng Vòng nổi tiếng? A. Cốm làng Vòng có cách chế biến đặt biệt B. Cốm làng Vòng rất thơm, dẻo và hạt mẩy như những hạt ngọc C. Cốm làng Vòng rất đắt đỏ D. Cốm làng Vòng có cách thưởng thức rất cầu kì, tinh tế |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Cốm làng Vòng rất đắt đỏ
=> Đáp án: C
Câu 6 (0.5 điểm)
Vì sao Cốm lại là một thứ quà sêu Tết? A. Vì cốm là thức dâng của đất trời, mang trong nó hương vị vừa thanh nhã vừa đậm đà hương vị của đồng quê nội cỏ B. Vì Cốm là thức quà mà mọi người rất thích C. Vì Cốm là thức quà sang trọng, thích hợp dùng để làm quà trong những ngày lễ D. Vì thời điểm Tết đến, người ta mới chế biến ra cốm như một món quà |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Vì cốm là thức dâng của đất trời, mang trong nó hương vị vừa thanh nhã vừa đậm đà hương vị của đồng quê nội cỏ
=> Đáp án: A
Câu 7 (0.5 điểm)
Để thưởng thức những vị ngon của cốm, tác giả đã cho rằng đó là sự cảm nhận tinh tế bằng các giác quan nào? A. Vị giác, thính giác, thị giác B. Khứu giác, vị giác, thị giác C. Thính giác, xúc giác, thị giác D. Vị giác, xúc giác, thị giác |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Vị giác, thính giác, thị giác
=> Đáp án: A
Câu 8 (0.5 điểm)
Theo em, văn bản “Một thức quà của lúa non: Cốm” muốn gửi đến người đọc những thông điệp gì? A. Thông điệp: lưu giữ cách chế biến cốm B. Thông điệp: phát triển cốm thành một ngành công nghiệp chế biến thực phẩm C. Thông điệp: cốm là thức quà tặng ý nghĩa vào dịp Tết D. Thông điệp: nên giữ gìn những nét đẹp văn hóa của dân tộc |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Khứu giác, vị giác, thị giác
=> Đáp án: D
Câu 9 (1.0 điểm)
Theo tác giả, điều gì làm nên sức hấp dẫn của cốm Vòng trong “Một thức quà của lúa non: Cốm”? |
Phương pháp:
Đọc và chỉ ra sức hấp dẫn của cốm Vòng trong văn bản
Lời giải chi tiết:
Điều làm nên sức hấp dẫn của cốm Vòng là những hạt cốm dẻo, thơm và ngon, các cô hàng cốm làng Vòng xinh xinh, áo quần gọn ghẽ, với cái dấu hiệu đặc biệt là chiếc đòn gánh cong vút hai đầu như chiếc thuyền rồng.
Câu 10 (1.0 điểm)
Qua bài văn, em cảm nhận được điều gì về cốm và thái độ của tác giả đối với cốm. |
Phương pháp:
Đưa ra cảm nhận của mình với món cốm và thể hiện thái độ của tác giả
Lời giải chi tiết:
- Cốm Vòng ngon nổi tiếng đã trở thành một chứng nhân, một sứ giả của tình yêu. Cốm Vòng trở thành một thứ quà sêu Tết làm cho tình yêu đôi lứa được bền đẹp. Cốm còn là thứ lễ phẩm cao quý của thuần phong mĩ tục, tình duyên bền đẹp lứa đôi cũng giống như “hồng cốm tốt đôi” vậy.
- Tác giả đã ca ngợi, đã khẳng định sự ngon lành, thanh quý của cốm làng Vòng. Tất cả đã nhắc nhở mọi người biết cách thưởng thức cốm với tất cả tấm lòng trân trọng và biết ơn những người làm ra chúng.
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)
Trong bức thư gửi hiệu trưởng nơi con trai mình theo học, Tổng thống Abraham Lincoln viết: “Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kị”. Anh/chị có suy nghĩ gì về lời nhắn gửi đó? |
Phương pháp:
Mở bài giới thiệu được vấn đề cần nghị luận.
Thân bài triển khai được các ý kiến của bản thân.
Kết bài khẳng định lại ý kiến của mình.
Lời giải chi tiết:
1. Mở bài: giới thiệu được lời nhắn gửi “Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kị”. Nêu được ý kiến tán thành hay phản đối với lời nhắn gửi.
2. Thân bài:
- Giải thích được lòng đố kị và ý nghĩa của lời nhắn gửi: tổng thống Lincoln không chỉ muốn nhắn gửi đến sự giáo dục – hãy dạy trẻ em tránh xa góc tối đố kị đó mà còn hướng đến tất cả mọi người, chúng ta cần chung tay để loại bỏ nó.
- Phân tích:
+ Người có lòng đố kị luôn mang tâm lí muốn chứng tỏ mình không thua kém người khác, thậm chí hơn người. Đố kị là động cơ kích thích ý muốn hạ thấp, hãm hại người khác để thỏa lòng ích kỉ tăng lên…
+ Lòng đố kị lâu dần sẽ khiến con người ta trở nên mù quáng, bất chấp những việc làm, hành động xấu xa để thỏa mãn những tham vọng của mình.
- Chứng minh: học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người sống với lòng đố kị đã chuốc lấy thảm hại để minh họa cho bài viết
3. Kết bài: Khẳng định vấn đề
- Đề thi học kì 2 Văn 7 Cánh diều - Đề số 13
- Đề thi học kì 2 Văn 7 Cánh diều - Đề số 11
- Đề thi học kì 2 Văn 7 Cánh diều - Đề số 10
- Đề thi học kì 2 Văn 7 Cánh diều - Đề số 9
- Đề thi học kì 2 Văn 7 Cánh diều - Đề số 8
>> Xem thêm