Đề thi học kì 1 Văn 7 Cánh diều - Đề số 7

Tải về

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: Nơi tuổi thơ em

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

Phần I: ĐỌC – HIỂU (5 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

Nơi tuổi thơ em

(Nguyễn Lam Thắng)

Có một dòng sông xanh

Bắt nguồn từ sữa mẹ

Có vầng trăng tròn thế

Lửng lơ khóm tre làng

 

Cỏ bảy sắc cầu vồng

Bắc qua đồi xanh biếc

Có lời ru tha thiết

Ngọt ngào mãi vành nôi

Có cánh đồng xanh tươi

Ấp yêu đàn cò trắng

Có ngày mưa tháng nắng

Đọng trên áo mẹ cha

 

Có một khúc dân ca

Thơm lừng hương cỏ dại

Cỏ tuổi thơ đẹp mãi

Là đất trời quê hương

(Nguồn: https://www.thivien.net/)

 

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì?

A. Tự sự

B. Nghị luận

C. Biểu cảm

D. Miêu tả

Câu 2. Bài thơ viết theo thể thơ nào?

A. Thơ bốn chữ

B. Thơ lục bát

C. Thơ năm chữ

D. Thơ tứ tuyệt

Câu 3. Trong hai câu thơ sau đây, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

Có cánh đồng xanh tươi

Ấp yêu đàn cò trắng

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Ẩn dụ

D. Hoán dụ

Câu 4. Hình ảnh ngày mưa tháng nắng trong bài thơ gợi ra điều gì?

A. Sự vất vả, khó nhọc của cha mẹ

B. Sự biến đổi thất thường của thời tiết

C. Sự biết ơn đối với cha mẹ

D. Sự xa cách về mặt thời gian

Câu 5. Âm hưởng dân gian trong bài thơ được tạo nên bởi yếu tố nào?

A. Các hình ảnh trữ tình, gần gũi

B. Âm thanh quen thuộc; giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết

C. A và B đúng

D. A và B sai

Câu 6. Có ý kiến cho rằng: Những hình ảnh nào nơi tuổi thơ của tác giả có gắn bó được tái hiện có màu sắc, hình khối, âm thanh và hương vị. Ý kiến đó đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 7. Câu sau có thành phần chính là một từ. Hãy mở rộng thành phần chính của câu thành cụm từ.

Cánh đồng xanh tươi.

Câu 8. Em hãy viết đoạn văn (5 – 7 câu) chia sẻ cảm xúc về bài thơ Nơi tuổi thơ em của Nguyễn Lãm Thắng.

Phần II: TẬP LÀM VĂN (5 điểm)

Thuyết minh quy tắc, luật lệ về một trò chơi mà em yêu thích.

Đáp án

Phần I:

Câu 1 (0.5 điểm):

Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì?

A. Tự sự

B. Nghị luận

C. Biểu cảm

D. Miêu tả

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ, chú ý lời kể

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: C

Câu 2 (0.5 điểm):

Bài thơ viết theo thể thơ nào?

A. Thơ bốn chữ

B. Thơ lục bát

C. Thơm năm chữ

D. Thơ tứ tuyệt

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc trưng thể loại

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: C

Câu 3 (0.5 điểm):

Trong hai câu thơ sau đây, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

Có cánh đồng xanh tươi

Ấp yêu đàn cò trắng

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Ẩn dụ

D. Hoán dụ

Phương pháp giải:

Đọc kĩ và xác định biện pháp tu từ

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: B

Câu 4 (0.5 điểm):

Hình ảnh ngày mưa tháng nắng trong bài thơ gợi ra điều gì?

A. Sự vất vả, khó nhọc của cha mẹ

B. Sự biến đổi thất thường của thời tiết

C. Sự biết ơn đối với cha mẹ

D. Sự xa cách về mặt thời gian

Phương pháp giải:

Dựa vào ngữ cảnh để xác định

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: A

Câu 5 (0.5 điểm):

Âm hưởng dân gian trong bài thơ được tạo nên bởi yếu tố nào?

A. Các hình ảnh trữ tình, gần gũi

B. Âm thanh quen thuộc; giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết

C. A và B đúng

D. A và B sai

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: C

Câu 6 (0.5 điểm):

Có ý kiến cho rằng: Những hình ảnh nào nơi tuổi thơ của tác giả có gắn bó được tái hiện có màu sắc, hình khối, âm thanh và hương vị. Ý kiến đó đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Phương pháp giải:

Từ nội dung bài thơ chọn đáp án đúng

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: A

Câu 7 (1.0 điểm):

 Câu sau có thành phần chính là một từ. Hãy mở rộng thành phần chính của câu thành cụm từ.

Cánh đồng xanh tươi.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về mở rộng thành phần chính trong câu

Lời giải chi tiết:

- Cánh đồng lúa quê em/ xanh tươi mơn mởn

Câu 8 (1.0 điểm):

 Em hãy viết đoạn văn (5 – 7 câu) chia sẻ cảm xúc về bài thơ Nơi tuổi thơ em của Nguyễn Lãm Thắng.

Phương pháp giải:

Viết đoạn văn chia sẻ cảm xúc về bài thơ

Lời giải chi tiết:

- Nêu được tình cảm, cảm xúc chung về bài thơ: sự xúc động, nhớ thương, tự hào, trân quý quê hương xứ sở.

- Quê hương hiện lên với những hình ảnh thân thương, gần gũi, đầy sức sống và thật thanh bình yên ả như dòng sông, vầng trăng, khóm tre, đồi xanh, lời ru, cánh đồng, đàn cò, khúc dân ca, hương cỏ dại.

- Quê hương là nơi ghi lại những ngày tháng đẹp nhất của tuổi thơm là hình ảnh tần tảo hy sinh của mẹ cha một nắng hai sương. Quê hương là tất cả những gì gần gũi thân tương nơi tuổi thơ con sẽ là nuôi lớn và chở che con suốt chặng đường đời.

- Về nghệ thuật: bài thơ sử dụng thể thơ 5 chữ với giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết, giàu hình ảnh, cảm xúc, sử dụng các biện pháp tu từ nhân hóa, liệt kê một cách đặc sắc.

Phần II (5.0 điểm)

Thuyết minh quy tắc, luật lệ về một trò chơi mà em yêu thích.

Phương pháp giải:

Chọn một trò chơi mà em yêu thích để thuyết minh quy tắc, luật lệ

Lời giải chi tiết:

Dàn ý tham khảo:

1. Mở bài

Nêu được lí do sẽ giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi: Trò chơi ô ăn quan là trò chơi dân gian cũng được phổ biến rộng rãi và quen thuộc, nhất là ở những vùng nông thôn.

2. Thân bài

- Hoạt động hay trò chơi đó diễn ra ở đâu? Thời gian nào?

Được phổ biến rộng rãi và quen thuộc, nhất là ở những vùng nông thôn

- Hoạt động hay trò chơi đó dành lứa tuổi nào?

Ví dụ: Ô ăn quan từ lâu đã trở thành một trò chơi phổ biến của người Kinh và đặc biệt là với những bé gái

- Mục đích của hoạt động hay trò chơi đó: vui chơi giải trí

- Trình tự tiến hành hoạt động hay trò chơi ấy như thế nào? Quy tắc, luật lệ của trò chơi hay hoạt động đó ra sao?

Ví dụ: trò chơi ô ăn quan

+ Bàn chơi: bàn chơi ô ăn quan chỉ cần một mặt phẳng tương đối rộng, kích thước mỗi ô dao động sao cho thích hợp chứa quân chơi và di chuyển quân dễ dàng. Vì thế bàn chơi ô ăn quan thường là vỉa hè, sân nhà, nền gạch… Dùng phấn, sỏi, que cây để kẻ ô thành hình chữ nhật, chia hình chữ làm 10 ô nhỏ mỗi hàng 5 ô đối xứng nhau. Hai đầu chữ nhật vẽ thêm hình bán nguyệt. Các ô vuông được gọi là ô dân, còn hai hình bán nguyệt là ô quan.

+ Quân chơi: có hai loại quân là quân dân và quân quan. Với bàn chơi thông thường ta có 2 quân quan và 50 quân dân. Chất liệt rất đa dạng, có thể làm từ sỏi, đá, đất, nhựa hoặc hạt cây… miễn sao kích thước phù hợp để cầm nắm, quân quan phải lớn hơn quân dân. Quân quan được đặt trong hai hình bán nguyệt, quân dân được đặt đều trong các ô vuông.

+ Người chơi: thường có hai người chơi, hai người ngôi hai bên ô vuông dài và kiểm soát quyền chơi phía bên mình

+ Luật chơi:

Người thắng cuộc là người kết thúc cuộc chơi có tổng số quan đân quy đổi nhiều hơn. Thông thường một quân quan đổi được 10 hoặc 5 quân dân.

Từng người chơi lần lượt di chuyển số quân dân trong ô bất kì, mỗi ô một quân, bắt đầu từ ô gần nhất. Nếu liền sau là ô vuông chứa quân thì tiếp tục dùng tất cả số quân rải tiếp. Nếu liền sau là ô vuông trống và sau là ô chứa quân thì người chơi sẽ ăn tất cả số quân trong ô. Nếu liền sau là ô quan chứa quân hoặc hai ô trống trở lên thì người chơi bị mất lượt. Trong trường hợp 5 ô trống của người chơi đều không có quân thì người chơi sẽ lấy quân ăn được của mình rải lên hoặc mượn quân đối phương. Cuộc chơi kết thúc khi toàn bộ dân và quan bị ăn hết.

Ngoài ra ô ăn quan cũng có thể chơi 3 hoặc 4 người, luật chơi giống như cách chơi 2 người nhưng hình vẽ điều chỉnh cho phù hợp. Chơi 3 người các ô nằm trong tam giác đều, 4 người các ô nằm trong hình vuông và có 4 ô quan.

- Giá trị và ý nghĩa của hoạt động hay trò chơi ấy là gì?

+ Ô ăn quan là bóng hình kỉ niệm của một thời mang cả hương vị quê nhà và niềm vui tuổi thơ.

+ Trò chơi này còn là hình ảnh thật đời thường trong thơ văn của những nghệ sĩ tài hoa

3. Kết bài

Khẳng định giá trị và ý nghĩa của trò chơi và hoạt động đối với con người và cuộc sống: Một trò chơi dễ chơi, mộc mạc lại mang tính trí tuệ như thế lẽ ra phải được coi trọng hơn trong xã hội hiện đại.


Bình chọn:
4 trên 7 phiếu
Tải về

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí