Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Cánh diều - Đề số 2

Tải về

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Không có gì tự đến đâu con

Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa

Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa

Mùa bội thu trải một nắng hai sương.

 

Không có gì tự đến, dẫu bình thường

Phải bằng cả đôi tay và nghị lực.

Như con chim suốt ngày chọn hạt

Năm tháng bao dung nhưng khắc nghiệt lạ kỳ.

 

Dẫu bây giờ cha mẹ đôi khi,

Có nặng nhẹ yêu thương và giận dỗi.

Có roi vọt khi con hư và có lỗi

Thương yêu con, đâu đồng nghĩa với nuông chiều!

 

Đường con đi dài rộng biết bao nhiêu…

Năm tháng nụ xanh giữ cây vươn thẳng,

Trời cao đó nhưng chẳng bao giờ lặng,

Chỉ có con mới nâng nổi chính mình.

Nhớ nghe con!

(Trích Không có gì tự đến đâu con – Nguyễn Đăng Tấn)

Câu 1. Bài thơ là lời nhắn nhủ của cha mẹ dành cho con. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 2. Câu thơ “Qủa muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa” có ý nghĩa gì?

A. Qủa của cây muốn chín ngọt cần trải qua thời gian để cây tích nhựa, nuôi dưỡng

B. Qủa của cây ngọt là bởi tích tụ được nhiều nhựa cây

C. Muốn gặt hái thành công phải trải qua quá trình chuẩn bị lâu dài, gian khổ

D. A và B đều diễn tả đúng ý nghĩa của câu thơ

Câu 3. Trong câu thơ: Mùa bội thu trải một nắng hai sương, cụm từ một nắng hai sương có ý nghĩa gì?

A. Nói về sự lao động vất vả, dãi nắng dầm sương từ sáng đến tối của những người làm nghề nông.

B. Là sự đúc kết về sự khắc nghiệt của các hiện tượng thời tiết

C. Muốn mùa màng bội thu cần phải có nắng, sương để cây trồng sinh trưởng

D. Diễn tả niềm hạnh phúc khi được mùa của người nông dân

Câu 4. Dòng nào sau đây nêu đúng nhất ý nghĩa của câu thơ: Chỉ có con mới nâng nổi chính mình?

A. Chỉ có ý chí, nghị lựa và lòng quyết tâm của con mới giúp con đạt được ước mơ, hoài bão, khát vọng

B. Chỉ có con mới có thể vững bước trưởng thành

C. Chỉ có con mới lập nghiệp cho tương lai

D. Chỉ có con mới làm được mọi việc trong cuộc sống

Câu 5. “đôi tay và nghị lực” tượng trưng cho điều gì sau đây?

A. Sức mạnh của con người

B. Sức lao động của con người

C. Ý chí, quyết tâm của con người

D. B và C đúng

Câu 6. Những ý nào sau đây nêu đúng biểu hiện tình cảm của cha mẹ đối với con trong bài thơ?

A. Đối với con, có lúc yêu thương, có lúc giận dỗi

B. Hết mực cưng chiều, yêu thương con vô điều kiện

C. Nghiêm khắc với con khi con hư và có lỗi

D. Chăm lo cho con từng miếng ăn, giấc ngủ

Câu 7. Nhận xét của em về cách kết thúc bài thơ: Nhớ nghe con!

Câu 8. Nêu một thông điệp có ý nghĩa đối với bản thân mà em rút ra được từ bài thơ trên.

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (6 điểm)

Câu 1

Xác định biện pháp tu từ nói quá trong những câu dưới đây. Cách nói quá trong mỗi trường hợp đó biểu thị điều gì? Chỉ ra tác dụng của chúng.

a)                                  Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng,

                                     Ngày tháng Mười chưa cười đã tối.

(Tục ngữ)

b)                                 Thuận vợ thuận chồng, tát Biển Đông cũng cạn.

(Tục ngữ)

Câu 2

Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm).

Đáp án

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM

Câu 1 (0.5 điểm)

Bài thơ là lời nhắn nhủ của cha mẹ dành cho con. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Phương pháp:

Đọc kĩ nội dung bài thơ

Lời giải chi tiết:

Đúng

=> Đáp án: A

Câu 2 (0.5 điểm)

Câu thơ “Qủa muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa” có ý nghĩa gì?

A. Qủa của cây muốn chín ngọt cần trải qua thời gian để cây tích nhựa, nuôi dưỡng

B. Qủa của cây ngọt là bởi tích tụ được nhiều nhựa cây

C. Muốn gặt hái thành công phải trải qua quá trình chuẩn bị lâu dài, gian khổ

D. A và B đều diễn tả đúng ý nghĩa của câu thơ

Phương pháp:

Dựa vào ngữ cảnh để giải thích nghĩa của câu

Lời giải chi tiết:

Câu thơ “Qủa muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa” có ý nghĩa:

- Qủa của cây muốn chín ngọt cần trải qua thời gian để cây tích nhựa, nuôi dưỡng

- Qủa của cây ngọt là bởi tích tụ được nhiều nhựa cây

=> Đáp án: D

Câu 3 (0.5 điểm)

Trong câu thơ: Mùa bội thu trải một nắng hai sương, cụm từ một nắng hai sương có ý nghĩa gì?

A. Nói về sự lao động vất vả, dãi nắng dầm sương từ sáng đến tối của những người làm nghề nông.

B. Là sự đúc kết về sự khắc nghiệt của các hiện tượng thời tiết

C. Muốn mùa màng bội thu cần phải có nắng, sương để cây trồng sinh trưởng

D. Diễn tả niềm hạnh phúc khi được mùa của người nông dân

Phương pháp:

Dựa vào ngữ cảnh để giải thích nghĩa của câu

Lời giải chi tiết:

Trong câu thơ: Mùa bội thu trải một nắng hai sương, cụm từ một nắng hai sương có ý nghĩa: Nói về sự lao động vất vả, dãi nắng dầm sương từ sáng đến tối của những người làm nghề nông.

=> Đáp án: A

Câu 4 (0.5 điểm)

Dòng nào sau đây nêu đúng nhất ý nghĩa của câu thơ: Chỉ có con mới nâng nổi chính mình?

A. Chỉ có ý chí, nghị lựa và lòng quyết tâm của con mới giúp con đạt được ước mơ, hoài bão, khát vọng

B. Chỉ có con mới có thể vững bước trưởng thành

C. Chỉ có con mới lập nghiệp cho tương lai

D. Chỉ có con mới làm được mọi việc trong cuộc sống

Phương pháp:

Dựa vào ngữ cảnh để xác định ý nghĩa của câu thơ

Lời giải chi tiết:

Ý nghĩa: Chỉ có ý chí, nghị lựa và lòng quyết tâm của con mới giúp con đạt được ước mơ, hoài bão, khát vọng

=> Đáp án: A

Câu 5 (0.5 điểm)

“đôi tay và nghị lực” tượng trưng cho điều gì sau đây?

A. Sức mạnh của con người

B. Sức lao động của con người

C. Ý chí, quyết tâm của con người

D. B và C đúng

Phương pháp:

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải chi tiết:

“đôi tay và nghị lực” tượng trưng cho sức lao động và ý chí, quyết tâm của con người

=> Đáp án: D

Câu 6 (0.5 điểm)

Những ý nào sau đây nêu đúng biểu hiện tình cảm của cha mẹ đối với con trong bài thơ?

A. Đối với con, có lúc yêu thương, có lúc giận dỗi

B. Hết mực cưng chiều, yêu thương con vô điều kiện

C. Nghiêm khắc với con khi con hư và có lỗi

D. Chăm lo cho con từng miếng ăn, giấc ngủ

Phương pháp:

Đọc kĩ bài thơ.

Chú ý câu này được chọn nhiều hơn 1 đáp án

Lời giải chi tiết:

A và C đúng

=> Đáp án: A, C

Câu 7 (0.5 điểm)

Nhận xét của em về cách kết thúc bài thơ: Nhớ nghe con!

Phương pháp:

Nhận xét được hình thức của câu thơ cuối và ý nghĩa của câu thơ

Lời giải chi tiết:

- Hình thức: Câu thơ chỉ có 3 tiếng ngắn gọn, kết thúc bằng dấu chấm than thể hiện ý nghĩa cầu khiến

- Ý nghĩa: Câu thơ ngắn gọn, khác biệt tạo ấn tượng và sự chú ý của người đọc. Là kết tinh những lời răn dạy tốt đẹp của cha mẹ bằng kinh nghiệm sống và tất cả tình yêu thương dành cho con, mong muốn con phải khắc ghi để có thể trưởng thành.

Câu 8 (0.5 điểm)

 Nêu một thông điệp có ý nghĩa đối với bản thân mà em rút ra được từ bài thơ trên.

Phương pháp:

Nêu được thông điệp ý nghĩa, phù hợp với nội dung bài thơ

Lời giải chi tiết:

Gợi ý:

- Mỗi con người chúng ta cần phải tôi luyện phải trải qua rất nhiều gian lao, khổ cực, thử thách thì mới thành công.

- Luôn phải kiên trì, mạnh mẽ, không được khuất phục trước khó khăn, thử thách và phải lao động cật lực, dựa trên sức lực chính bản thân để thành công.

- Cha mẹ dù thế nào cũng luôn luôn bao dung, ân cần, luôn mang đến cho con những gì tốt nhất. Lời răn dạy của cha mẹ là điều mà con luôn phải khắc ghi.

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm)

 Xác định biện pháp tu từ nói quá trong những câu dưới đây. Cách nói quá trong mỗi trường hợp đó biểu thị điều gì? Chỉ ra tác dụng của chúng.

a)                                  Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng,

                                     Ngày tháng Mười chưa cười đã tối.

(Tục ngữ)

b)                                 Thuận vợ thuận chồng, tát Biển Đông cũng cạn.

(Tục ngữ)

Phương pháp:

Xem lại khái niệm nói quá; xác định biện pháp tu từ nói quá
Lời giải chi tiết:

a. Nói “chưa nằm đã sáng - chưa cười đã tối” là quá sự thật, là phóng đại mức độ và tính chất nội dung nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. Hai câu đầu ngụ ý đêm tháng năm rất ngắn, ngày tháng mười rất ngắn. Câu cuối ngụ ý, lao động của người nông dân hết sức vất vả.

b. Nói “tát Biển Đông cũng cạn” là nói quá sự thật vì nước biển Đông rất lớn, không thể tát cạn. Biện pháp tu từ nói quá nhằm phóng đại mức độ, gây ấn tượng và tăng sức biểu cảm. Câu nói ngụ ý rằng vợ chồng hòa thuận sẽ làm nên sức mạnh to lớn.

Câu 2 (4 điểm)

Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm).

Phương pháp:

- Mở bài: Nêu cảm nghĩ chung về bài thơ. Dẫn ra khổ thơ, đoạn thơ có nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc mang lại cho em nhiều cảm xúc

- Thân bài: Nêu cụ thể cảm xúc của em về yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc khiến em yêu thích

Ví dụ: nêu cảm xúc về hai dòng thơ cuối của bài thơ: “Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?”. Hai dòng thơ cuối gợi cho người đọc sự xúc động, sâu lắng bởi tình cảm và tấm lòng hiếu thảo của nhà thơ. Sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ, lấy hình ảnh “bàn tay mẹ mỏi” để chỉ người mẹ già suốt đời vì con đã không còn sức lực nữa. Tiếp đến là biện pháp tu từ ẩn dụ, dùng hình ảnh “quả non xanh” chỉ sự chưa trưởng thành, còn nôn dại, vụng về của chính mình (người con). Hai dòng thơ đã diễn tả được tâm trạng lo lắng, trăn trở, pha chút ân hận của nhà thơ: mẹ già rồi mà mình vẫn còn non nớt, vụng dại…

- Kết bài: Khái quát lại suy nghĩ của bản thân về yếu tố đã mang lại cảm xúc ấy.

Lời giải chi tiết:

Đoạn văn nêu cảm xúc về bài thơ “Mây và sóng” (Ta-go)

 “Mây và sóng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Ta-go. Bài thơ đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những câu thơ giàu tính tự sự và miêu tả nhưng lại góp phần bộc lộ cảm xúc của nhân vật trong bài thơ. Ta-go đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.


Bình chọn:
4.3 trên 8 phiếu
Tải về

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí