Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Cánh diều - Đề số 5

Tải về

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: NHỮNG ĐỨA TRẺ BẢN MÂY – Ngô Bá Hòa

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

NHỮNG ĐỨA TRẺ BẢN MÂY – Ngô Bá Hòa

Những đứa trẻ lớn trên lưng trâu

giọng nói trưởng thành như nứa vỡ

ước mơ được bay cao hơn chim

và lớn hơn cây cổ thụ

 

Những đứa trẻ tóc mọc trong mây

bước chân làm đau đá sỏi

khúc đồng dao đếm tuổi

suối ru hồn trong veo

 

Những đứa trẻ lớn trong màu xanh

Có ánh mắt thấu đại ngàn

Có đôi tai lắng trăm ngàn núi

Và nụ cười vỡ ánh hoàng hôn.

 

Cứ lơn lên

Lớn lên

Những đứa trẻ khát khao bầu trời mới

(htttps://vanvn.vn/chum-tho-tac-gia-tre)

Câu 1. Bài thơ sử dụng những phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự, biểu cảm

B. Biểu cảm, miêu tả, tự sự

C. Nghị luận, biểu cảm

D. Thuyết minh, biểu cảm

Câu 2. Yếu tố tự sự trong bài thơ là để:

A. Kể quá trình trưởng thành của những đứa trẻ

B. Kể vể những khúc đồng dao

C. Kể về việc làm của những đứa trẻ

D. Kể về khao khát ước mơ của những đứa trẻ

Câu 3. Dòng nào nói đúng sự trưởng thành của những đứa trẻ ở khổ thơ thứ nhất?

A. Biết cưỡi trên lưng trâu, biết ước mơ

B. Lớn như cây cổ thụ

C. Thân hình cao lớn, giọng nói vỡ, biết ước mơ

D. Tất cả đáp án trên

Câu 4. Dòng thơ “Những đứa trẻ lớn trên lưng trâu” được hiểu như thế nào?

A. Là những đứa trẻ gắn với lao động từ thuở nhỏ, lớn lên mộc mạc, tự nhiên.

B. Là những đứa trẻ phải lao động từ thuở nhỏ.

C. Là những đứa trẻ sống và lớn lên không thể thiếu con trâu và đồng ruộng.

D. Trâu là người bạn thân thiết với trẻ em miền núi

Câu 5. Dòng nào nói lên đặc điểm nghệ thuật, ngôn ngữ của những dòng thơ sau?

Giọng nói trưởng thành như nứa vỡ

Ước mơ được bay cao hơn chim

Và lớn hơn cây cổ thụ

A. Ngôn ngữ thô mộc, thiếu tinh tế

B. Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, giàu âm thanh, hình ảnh

C. Nghệ thuật so sánh

D. B và C đúng

Câu 6. “Những đứa trẻ tóc mọc trong mây” có đặc điểm riêng như thế nào?

A. Hay hát đồng dao, lời nói rất nhẹ nhàng

B. Mạnh mẽ vô cùng, cứng hơn sỏi đá

C. Khỏe mạnh, rắn rỏi, tâm hồn trong sáng

D. Tóc màu mây, tâm hồn phiêu lãng

Câu 7. “Những đứa trẻ lớn trong màu xanh” có điều gì đặc biệt?

A. Khỏe khoắn, sống hồn nhiên, lạc quan

B. Có khả năng thích ứng, sinh tồn cao

C. Nụ cời lanh lảnh, giòn tan, bừng sáng cả hoàng hôn

D. A và B đúng

Câu 8. Dòng nào nói lên giá trị (vẻ đẹp hình thức và nội dung) của khổ thơ cuối?

Cứ lớn lên

Lớn lên

Những đứa trẻ khát khao bầu trời mới

A. Khổ thơ bậc thang, điệp từ, nhịp linh hoạt gợi ảnh những đứa trẻ sống gắn với thiên nhiên mạnh mẽ, trong sáng, đầy khao khát

B. Khổ thơ bậc thang, điệp từ, nhịp linh hoạt gợi ảnh những đứa trẻ sống gần với thiên nhiên trưởng thành rất nhanh chóng

C. Khổ thơ mới mẻ, nhịp linh hoạt gợi những đứa trẻ vươn tới trời xanh

D. Ba dòng thơ đã khắc họa sinh động quá trình lớn lên của trẻ em miền núi

Câu 9. Bài thơ “Những đứa trẻ bản Mây” đã sử dụng những phép tu từ nào?

A. Ẩn dụ, so sánh, điệp từ, ngôn ngữ giàu hình ảnh

B. Ẩn dụ, so sánh, điệp từ, điệp cấu trúc câu, nhân hóa

C. Hoán dụ, so sánh, điệp từ, điệp cấu trúc câu, nói quá

D. Liên tưởng, so sánh, điệp từ, điệp cấu trúc câu, nói quá

Câu 10. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người:

A. Am hiểu cuộc sống của người miền núi, yêu say mê cảnh sắc và những đứa trẻ lớn lên từ rừng xanh

B. Nâng niu trân trọng cuộc sống hồn nhiên, giàu mơ ước của trẻ em

C. Theo trường phái chủ nghĩa tự nhiên

D. Chuộng lối sống dân dã, mộc mạc, không ưa sự cầu kỳ

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (5 điểm)

Hãy viết bài văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm)

Đáp án

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM

Câu 1 (0.5 điểm)

Bài thơ sử dụng những phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự, biểu cảm

B. Biểu cảm, miêu tả, tự sự

C. Nghị luận, biểu cảm

D. Thuyết minh, biểu cảm

Phương pháp:

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải chi tiết:

Bài thơ sử dụng những phương thức biểu đạt: biểu cảm, miêu tả, tự sự

=> Đáp án: B

Câu 2 (0.5 điểm)

Yếu tố tự sự trong bài thơ là để:

A. Kể quá trình trưởng thành của những đứa trẻ

B. Kể vể những khúc đồng dao

C. Kể về việc làm của những đứa trẻ

D. Kể về khao khát ước mơ của những đứa trẻ

Phương pháp:

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải chi tiết:

Yếu tố tự sự trong bài thơ là để kể quá trình trưởng thành của những đứa trẻ

=> Đáp án: A

Câu 3 (0.5 điểm)

Dòng nào nói đúng sự trưởng thành của những đứa trẻ ở khổ thơ thứ nhất?

A. Biết cưỡi trên lưng trâu, biết ước mơ

B. Lớn như cây cổ thụ

C. Thân hình cao lớn, giọng nói vỡ, biết ước mơ

D. Tất cả đáp án trên

Phương pháp:

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải chi tiết:

“Lớn như cây cổ thụ” nói đúng sự trưởng thành của những đứa trẻ ở khổ thơ thứ nhất

=> Đáp án: B

Câu 4 (0.5 điểm)

Dòng thơ “Những đứa trẻ lớn trên lưng trâu” được hiểu như thế nào?

A. Là những đứa trẻ gắn với lao động từ thuở nhỏ, lớn lên mộc mạc, tự nhiên.

B. Là những đứa trẻ phải lao động từ thuở nhỏ.

C. Là những đứa trẻ sống và lớn lên không thể thiếu con trâu và đồng ruộng.

D. Trâu là người bạn thân thiết với trẻ em miền núi

Phương pháp:

Đọc và xác định nội dung của câu thơ

Lời giải chi tiết:

Là những đứa trẻ gắn với lao động từ thuở nhỏ, lớn lên mộc mạc, tự nhiên

=> Đáp án: A

Câu 5 (0.5 điểm)

Dòng nào nói lên đặc điểm nghệ thuật, ngôn ngữ của những dòng thơ sau?

Giọng nói trưởng thành như nứa vỡ

Ước mơ được bay cao hơn chim

Và lớn hơn cây cổ thụ

A. Ngôn ngữ thô mộc, thiếu tinh tế

B. Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, giàu âm thanh, hình ảnh

C. Nghệ thuật so sánh

D. B và C đúng

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn thơ

Lời giải chi tiết:

B và C đúng

=> Đáp án: D

Câu 6 (0.5 điểm)

“Những đứa trẻ tóc mọc trong mây” có đặc điểm riêng như thế nào?

A. Hay hát đồng dao, lời nói rất nhẹ nhàng

B. Mạnh mẽ vô cùng, cứng hơn sỏi đá

C. Khỏe mạnh, rắn rỏi, tâm hồn trong sáng

D. Tóc màu mây, tâm hồn phiêu lãng

Phương pháp:

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải chi tiết:

“Những đứa trẻ tóc mọc trong mây” có đặc điểm khỏe mạnh, rắn rỏi, tâm hồn trong sáng

=> Đáp án: C

Câu 7 (0.5 điểm)

“Những đứa trẻ lớn trong màu xanh” có điều gì đặc biệt?

A. Khỏe khoắn, sống hồn nhiên, lạc quan

B. Có khả năng thích ứng, sinh tồn cao

C. Nụ cời lanh lảnh, giòn tan, bừng sáng cả hoàng hôn

D. A và B đúng

Phương pháp:

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải chi tiết:

A và B đúng

=> Đáp án: D

Câu 8 (0.5 điểm)

Dòng nào nói lên giá trị (vẻ đẹp hình thức và nội dung) của khổ thơ cuối?

Cứ lớn lên

Lớn lên

Những đứa trẻ khát khao bầu trời mới

A. Khổ thơ bậc thang, điệp từ, nhịp linh hoạt gợi ảnh những đứa trẻ sống gắn với thiên nhiên mạnh mẽ, trong sáng, đầy khao khát

B. Khổ thơ bậc thang, điệp từ, nhịp linh hoạt gợi ảnh những đứa trẻ sống gần với thiên nhiên trưởng thành rất nhanh chóng

C. Khổ thơ mới mẻ, nhịp linh hoạt gợi những đứa trẻ vươn tới trời xanh

D. Ba dòng thơ đã khắc họa sinh động quá trình lớn lên của trẻ em miền núi

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn thơ

Lời giải chi tiết:

Khổ thơ bậc thang, điệp từ, nhịp linh hoạt gợi ảnh những đứa trẻ sống gắn với thiên nhiên mạnh mẽ, trong sáng, đầy khao khát

=> Đáp án: A

Câu 9 (0.5 điểm)

Bài thơ “Những đứa trẻ bản Mây” đã sử dụng những phép tu từ nào?

A. Ẩn dụ, so sánh, điệp từ, ngôn ngữ giàu hình ảnh

B. Ẩn dụ, so sánh, điệp từ, điệp cấu trúc câu, nhân hóa

C. Hoán dụ, so sánh, điệp từ, điệp cấu trúc câu, nói quá

D. Liên tưởng, so sánh, điệp từ, điệp cấu trúc câu, nói quá

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn thơ

Lời giải chi tiết:

Bài thơ “Những đứa trẻ bản Mây” đã sử dụng những phép tu từ: ẩn dụ, so sánh, điệp từ, điệp cấu trúc câu, nhân hóa

=> Đáp án: B

Câu 10 (0.5 điểm)

Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người:

A. Am hiểu cuộc sống của người miền núi, yêu say mê cảnh sắc và những đứa trẻ lớn lên từ rừng xanh

B. Nâng niu trân trọng cuộc sống hồn nhiên, giàu mơ ước của trẻ em

C. Theo trường phái chủ nghĩa tự nhiên

D. Chuộng lối sống dân dã, mộc mạc, không ưa sự cầu kỳ

Phương pháp:

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải chi tiết:

Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người: Am hiểu cuộc sống của người miền núi, yêu say mê cảnh sắc và những đứa trẻ lớn lên từ rừng xanh

=> Đáp án: A

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (5.0 điểm)

Hãy viết bài văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm)

Phương pháp:

Nhớ lại các tác phẩm đã học và viết đoạn văn nêu cảm xúc của bản thân.

- Mở bài: Nêu cảm nghĩ chung về bài thơ. Dẫn ra khổ thơ, đoạn thơ có nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc mang lại cho em nhiều cảm xúc

- Thân bài: Nêu cụ thể cảm xúc của em về yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc khiến em yêu thích

Ví dụ: nêu cảm xúc về hai dòng thơ cuối của bài thơ: “Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?”. Hai dòng thơ cuối gợi cho người đọc sự xúc động, sâu lắng bởi tình cảm và tấm lòng hiếu thảo của nhà thơ. Sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ, lấy hình ảnh “bàn tay mẹ mỏi” để chỉ người mẹ già suốt đời vì con đã không còn sức lực nữa. Tiếp đến là biện pháp tu từ ẩn dụ, dùng hình ảnh “quả non xanh” chỉ sự chưa trưởng thành, còn nôn dại, vụng về của chính mình (người con). Hai dòng thơ đã diễn tả được tâm trạng lo lắng, trăn trở, pha chút ân hận của nhà thơ: mẹ già rồi mà mình vẫn còn non nớt, vụng dại…

- Kết bài: Khái quát lại suy nghĩ của bản thân về yếu tố đã mang lại cảm xúc ấy.

Ví dụ: Hai dòng thơ thể hiện cái nhìn tinh tế, nỗi xúc động của nhà thơ và nói giúp được nhiều người tình cảm quý trọng, thương yêu mẹ vô cùng.

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo:

Thăm thẳm muôn trùng, mênh mông bất tận, ngút ngàn rợn ngợp… biển như là đại diện cho những gì vô cùng vô tận, phi thường và kỳ vĩ trên thế gian này. Con người ta hay ví mình là giọt nước giữa lòng biển khơi, là hạt cát nhỏ nhoi trên bờ biển, như một sự tự ý thức về kiếp nhân sinh nhỏ bé, mong manh của chính mình. Nhưng điều kỳ lạ ngỡ như mâu thuẫn mà rất hợp lý, rằng con người dẫu biết mình mong manh vẫn muốn hóa cường tráng, nhỏ nhoi vẫn muốn hóa lớn lao… nên trước biển, khát khao vẫn trào lên như muôn ngàn lớp sóng. Biển, vì thế còn là đại dương của ước mơ!

Bởi vậy chăng mà tự cổ chí kim đã có không biết bao nhiêu thi nhân say mê viết về biển. “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông là một trong muôn vàn những thi phẩm hay về đề tài này. Bài thơ được Hoàng Trung Thông sáng tác từ năm 1963 và được chọn làm tên chung cho tập thơ của ông do NXB Văn học ấn hành năm 1971. Tác phẩm khắc họa một cuộc dạo chơi của hai cha con trên bãi biển, lời thơ giản dị mà khơi gợi bao ý nghĩa sâu xa:

Hai cha con bước đi trên cát

Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh

Bóng cha dài lênh khênh

Bóng con tròn chắc nịch

Cha và con xuất hiện trên nền của biển trời lồng lộng, cát trắng phẳng lì. Khả năng quan sát tinh tế đã khiến Hoàng Trung Thông miêu tả hai con người với hai cái bóng in trên nền cát. Cái lênh khênh của bóng cha như đối lập với cái tròn chắc nịch của bóng con, cái già nua vì thời gian của thế hệ cha anh như đối lập với cái vững chãi, tự tin của cả thế hệ con cháu. Cha dắt con đi hay chính quá khứ dìu bước cho hiện tại, lớp trước nâng bước cho lớp sau, trong một tâm trạng Nghe con bước lòng vui phơi phới. Đặc biệt trong một không gian rực rỡ Nắng mai hồng là thứ ánh nắng ấm áp, tinh khôi mở đầu ngày mới bình yên. Cha và con đi trong nắng mai hồng như một sự hòa nhập với hiện tại sáng tươi, cái hiện tại làm lòng cha phơi phới bởi biết ở con đang nảy nở những ước mơ trong trẻo và cao đẹp. Và thật ngộ nghĩnh khi: “Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi:/ - Cha ơi! Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời/ Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”. Người con trong bài thơ này còn nhỏ quá nên mới đặt ra những câu hỏi ngây thơ đến vậy! Một câu hỏi ngây thơ mà không hề vô nghĩa! Đôi mắt lần đầu tiên thấy biển của con đã khơi gợi những nỗi băn khoăn rất đáng yêu trước mịt mùng biển trời bát ngát. Đó cũng là cái cớ để người cha bày tỏ trải nghiệm cuộc đời mình qua lời giải đáp cho con: “Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa/ Sẽ có cây, có cửa, có nhà/ Vẫn là đất nước của ta…”.

Cứ theo như lời của cha, thì cánh buồm sẽ là phương tiện để con người có thể đi đến những nơi cha chưa hề đến. Người cha đã tự thừa nhận cái giới hạn của mình. Và thật bất ngờ khi: “Con lại trỏ cánh buồm xa nói khẽ/ Cha mượn cho con buồm trắng nhé/ Để con đi…”.

Vậy là với người cha, những hiểu biết về chân trời xa chỉ dừng lại trong nhận thức. Nhưng với người con, sự nhận thức giờ đây đã hóa thành ước mơ hoài bão lớn. Và Cánh buồm trắng sẽ giúp con thực hiện những điều cha chưa làm được. Đi không còn chỉ hành động cụ thể trong suy nghĩ ngây thơ của đứa trẻ nữa mà đi còn là “ý nghĩa cuộc đời, là sứ mệnh của đời trẻ” (Vũ Nho). Khoảng cách giữa cha và con là khoảng cách của hai thế hệ, nhưng qua lời của con, người cha chợt nhận ra có một sự kết nối đặc biệt:

Lời của con hay tiếng sóng thầm thì

Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa lắm

Lần đầu tiên trước biển khơi thăm thẳm

Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.

Có thể trước đây, khi còn nhỏ như con, cha cũng từng khát khao đi như thế. Con và cha của quá khứ và hiện tại cùng chung một ước vọng, một ý nguyện. Bờ là bến đỗ của cha nhưng cũng là điểm xuất phát của con. Chân trời là khao khát của cha nay lại ươm mầm lớn dậy trong con. Cha đã trao lại cho con ngọn lửa của đam mê và khát vọng, để thế hệ trẻ hôm nay bước tiếp con đường của cha anh thuở trước! Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông là bài ca đẹp về ước mơ vươn tới của con người…


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
Tải về

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí