Đề thi học kì 2 Tiếng Việt 2 CD - Đề số 3


Mùa vàng Thu về, những quả hồng đỏ mọng, những hạt dẻ nâu bóng, những quả na mở to mắt, thơm dìu dịu. Biển lúa vàng ươm. Gió nổi lên và sóng lúa vùng dập dồn trải tới chân trời. Minh ríu rít bên mẹ:

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

A. Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng

GV cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc và trả lời một số câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc theo quy định.

II. Đọc thầm văn bản sau:

Mùa vàng

Thu về, những quả hồng đỏ mọng, những hạt dẻ nâu bóng, những quả na mở to mắt, thơm dìu dịu. Biển lúa vàng ươm. Gió nổi lên và sóng lúa vùng dập dồn trải tới chân trời.

Minh ríu rít bên mẹ:

- Mẹ ơi, con thấy quả trên cây đều chín hết cả rồi. Các bạn ấy đang mong có người đến hái đấy. Nhìn quả chín ngon thế này, chắc các bác nông dân vui lắm mẹ nhỉ?

- Đúng thế con ạ.

- Nếu mùa nào cũng được thu hoạch thì thích lắm phải không mẹ?

Mẹ âu yếm nhìn Minh và bảo:

- Con nói đúng đấy! Mùa nào thức ấy.

Nhưng để có cái thu hoạch, trước đó người nông dân phải làm rất nhiều việc. Họ phải cày bừa, gieo hạt và chăm sóc. Rồi mưa nắng, hạn hán, họ phải chăm sóc vườn cây, ruộng đồng. Nhờ thế mà cây lớn dần, ra hoa kết trái và chín rộ đấy.

- Mẹ ơi, con hiểu rồi. Công việc của các bác nông dân vất vả quá mẹ nhỉ?

Theo Những câu chuyện hay, những bài học quý

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Mùa thu về có những quả, hạt gì chín, thơm?

A. Quả hồng, cam   

B. Quả hồng, na, hạt dẻ 

C. Hồng, na. 

D. hạt dẻ, cam

Câu 2. Trước mùa thu hoạch, các bác nông dân phải làm những gì?

A. cày bừa   

B. cày bừa và gieo hạt

C. cày bừa, gieo hạt, chăm sóc

D. gieo hạt và chăm sóc

Câu 3. Để thu hoạch tốt, ngoài công sức cảu người nông dân còn phụ thuộc điều gì nữa ?

A. Thời tiết   

B. Nước  

C. Công an  

D. Côn trùng

Câu 4Em có muốn trở thành một người nông dân không? Vì sao?

Câu 5. Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?” trong các câu sau:

a) Đại bàng chao lượn trên nền trời xanh thẳm.

b) Trên mặt hồ, bầy thiên nga trắng muốt đang bơi lội.

c) Ven hồ, những con chim kơ-púc hót lên lanh lảnh.

Câu 6. Câu nào là câu giới thiệu?

A. Đất nước mình thật tươi đẹp.

B. Đồng Tháp Mười là tên vùng đất ở miền Nam.

C. Mái tóc của mẹ mượt mà.

D. Chúng ta cùng đi thăm ba miền đất nước.

Câu 7. Điền dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi vào chỗ trống cho phù hợp?

Hôm nay đi học, em được học về dấu chấm hỏi (   ) Cô giáo giảng rằng:

- Dấu chấm hỏi được viết ở phía cuối của câu hỏi  (   ) Các em đã nhớ chưa nào (   )

Câu 8: Đặt 1 câu nêu hoạt động của một con vật.

B. Kiểm tra viết

1. Nghe viết

Mùa đông nắng ở đâu?

Nắng vào quả cam nắng ngọt

Trong suốt mùa đông vườn em

Nắng lặn vào trong mùi thơm

Của trăm ngàn bông hoa cúc.

 

Mà nắng cũng hay làm nũng

Ở trong lòng mẹ rất nhiều

Mỗi lần ôm mẹ, mẹ yêu

Em thấy ấm ơi là ấm!

2. Viết 4 – 5 câu về người thân của em.

-------- Hết --------

Lời giải

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAHAY.COM

1. B

2. C

3. A

6. B

A. Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng

II. Đọc thầm văn bản sau:

Câu 1. Mùa thu về có những quả, hạt gì chín, thơm?

A. Quả hồng, cam   

B. Quả hồng, na, hạt dẻ 

C. Hồng, na. 

D. hạt dẻ, cam

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn thứ nhất để chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết:

Mùa thu về có những quả hồng đỏ mọng, những hạt dẻ nâu bóng, những quả na mở to mắt, thơm dìu dịu.

Đáp án B.

Câu 2. Trước mùa thu hoạch, các bác nông dân phải làm những gì?

A. cày bừa   

B. cày bừa và gieo hạt

C. cày bừa, gieo hạt, chăm sóc

D. gieo hạt và chăm sóc

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn cuối để chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết:

Trước mùa thu hoạch, các bác nông dân phải cày bừa, gieo hạt, chăm sóc.

Đáp án C.

Câu 3. Để thu hoạch tốt, ngoài công sức cảu người nông dân còn phụ thuộc điều gì nữa ?

A. Thời tiết   

B. Nước  

C. Công an  

D. Côn trùng

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn cuối để chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết:

Để thu hoạch tốt, ngoài công sức cảu người nông dân còn phụ thuộc vào thời tiết.

Đáp án A.

Câu 4Em có muốn trở thành một người nông dân không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Qua cuộc hội thoại giữa cậu bé và mẹ về sự vất vả của bác nông, em nêu lí do muốn hay không muốn trở thành bác nông dân.

Lời giải chi tiết:

Em muốn trở thành một người nông dân vì có thể gieo trồng được thật nhiều loại trái cây thơm ngon.

Câu 5. Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?” trong các câu sau:

a) Đại bàng chao lượn trên nền trời xanh thẳm.

b) Trên mặt hồ, bầy thiên nga trắng muốt đang bơi lội.

c) Ven hồ, những con chim kơ-púc hót lên lanh lảnh.

Phương pháp giải:

Em tìm bộ phận chỉ nơi chốn.

Lời giải chi tiết:

a) Đại bàng chao lượn trên nền trời xanh thẳm.

b) Trên mặt hồ, bầy thiên nga trắng muốt đang bơi lội.

c) Ven hồ, những con chim kơ-púc hót lên lanh lảnh.

Câu 6. Câu nào là câu giới thiệu?

A. Đất nước mình thật tươi đẹp.

B. Đồng Tháp Mười là tên vùng đất ở miền Nam.

C. Mái tóc của mẹ mượt mà.

D. Chúng ta cùng đi thăm ba miền đất nước.

Phương pháp giải:

Em xác định kiểu câu của từng đáp án.

Lời giải chi tiết:

Câu A, C là câu nêu đặc điểm, câu D là câu nêu hoạt động.

Câu giới thiệu là Đồng Tháp Mười là tên vùng đất ở miền Nam.

Đáp án B.

Câu 7. Điền dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi vào chỗ trống cho phù hợp?

Hôm nay đi học, em được học về dấu chấm hỏi (   ) Cô giáo giảng rằng:

- Dấu chấm hỏi được viết ở phía cuối của câu hỏi  (   ) Các em đã nhớ chưa nào (   )

Phương pháp giải:

Em nhớ lại về dấu chấm và dấu chấm hỏi.

Lời giải chi tiết:

Hôm nay đi học, em được học về dấu chấm hỏi ( . ) Cô giáo giảng rằng:

- Dấu chấm hỏi được viết ở phía cuối của câu hỏi  ( . ) Các em đã nhớ chưa nào ( ? )

Câu 8: Đặt 1 câu nêu hoạt động của một con vật.

Phương pháp giải:

Em lựa chọn một con vật và viết câu nêu hoạt động của con vật đó.

Lời giải chi tiết:

- Con chim đang hót líu lo trên vòm cây.

-  Con ong bay đi tìm hoa để hút mật.

- Con mèo rón rén bước đi để rình bắt chuột.

B. Kiểm tra viết

1. Nghe viết

HS viết khoảng 65 chữ

- Đúng kiểu chữ, cỡ chữ

- Đúng tốc độ, đúng chính tả

- Trình bày sạch đẹp

2. Viết 4 – 5 câu về người thân của em.

Phương pháp giải:

Em hãy trả lời các câu hỏi sau để tìm ý viết đoạn văn:

- Giới thiệu về người thân mà em muốn kể (Bố, mẹ, ông, bà...)

- Người thân ấy đã làm những đặc điểm gì về ngoại hình, tính cách?

- Tình cảm của em với người thân ấy như thế nào? (Yêu quý, kính trọng,...).

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo 1:

Bố của em là thợ mộc tài giỏi nức tiếng trong vùng. Năm nay bố 41 tuổi, thân hình khá nhỏ con nhưng rất rắn chắc và khỏe khoắn. Khi làm việc bố rất nghiêm túc, cẩn thận và có phần khó tính, nên các sản phẩm làm ra đều rất chất lượng. Còn bình thường, bố của em rất vui tính, thích nói đùa, trêu chọc mọi người. Bố là người dạy em tập nói, tập đi và rất nhiều những bài học bổ ích nên em rất yêu và kính trọng bố của mình.

Bài tham khảo 2:

Mẹ là người mà em vô cùng kính trọng và ngưỡng mộ. Ban ngày mẹ đi làm từ sáng sớm tới tối muộn, nhưng khi về nhà vẫn dành thời gian nấu cơm, dạy em học bài. Mẹ luôn dạy em phải lễ phép với người lớn, hiếu thảo với ông bà và thân thiện với bạn bè. Bản thân mẹ cũng là một tấm gương sáng về tính kỷ luật cho em noi theo. Lúc nào em cũng rất tự hào về mẹ và mong muốn được trở thành một người tuyệt vời như mẹ khi trưởng thành..

Bài tham khảo 3:

Bà ngoại là người mà em yêu thương và gần gũi nhất nhà.  Bà em năm nay đã gần 60 tuổi, nhưng vẫn rất khỏe mạnh và minh mẫn. Hằng ngày, bà đưa đón em tới trường và nấu cơm cho em ăn vì bố mẹ bận bịu. Bà còn dạy em học bài và kể chuyện cho em nghe trước khi đi ngủ nữa. Em ước mong bà sẽ luôn khỏe mạnh và sống mãi bên em.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 2 - Cánh diều - Xem ngay