Đề thi học kì 1 Văn 9 - Đề số 2

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1 :

Tác phẩm Đấu tranh cho một thế giới hòa bình có mấy luận điểm chính?

  • A.

    Một

  • B.

    Hai

  • C.

    Ba

  • D.

    Bốn

Câu 2 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Chọn các đáp án đúng
Huy Cận đã từng học ở những đâu?

Hà Tĩnh

Huế

Hà Nội

Sài Gòn

Câu 3 :

Luận cứ nào không chứng minh cho luận điểm “Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất”?

  • A.

    Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ có khả năng hủy diệt cả trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời.

  • B.

    Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển với nhiều phát minh ra đời.

  • C.

    Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lí trí của loài người mà còn trái với tự nhiên và phản lại sự tiến hóa.

  • D.

    Cuộc chạy đua vũ trang đã làm mất đi khả năng cải thiện đời sống cho hàng tỉ người trên Trái Đất.

Câu 4 :

Huy Cận là nhà thơ nổi tiếng từ thời kì nào?

  • A.

    Kháng chiến chống Pháp

  • B.

    Kháng chiến chống Mĩ

  • C.

    Sau cách mạng tháng Tám năm 1945

  • D.

    Trước Cách mạng tháng Tám

Câu 5 :

Truyện Lặng lẽ Sa Pa có nhân vật chính là ai?

  • A.

    Ông họa sĩ

  • B.

    Cô kĩ sư

  • C.

    Bác lái xe

  • D.

    Anh thanh niên

Câu 6 :

Trong câu thơ “Ngày xuân em hãy còn dài/ Xót tình máu mủ thay lời nước non” từ xuân được sử dụng với nghĩa nào?

  • A.

    Nghĩa gốc chỉ mùa xuân

  • B.

    Nghĩa chuyển chỉ tuổi trẻ

  • C.

    Nghĩa Hán Việt vì đây là từ mượn

  • D.

    Cả 3 đáp án trên

Câu 7 :

Tại sao văn bản lại được đặt tên “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”?

  • A.

    Vì chủ đích của người viết

  • B.

    Không phải chỉ là mối đe dọa hạt nhân, mà muốn nhấn mạnh vào nhiệm vụ đấu tranh

  • C.

    Nhan đề thể hiện luận điểm cơ bản của bài văn, đồng thời như một khẩu hiệu, kêu gọi

  • D.

    Cả 3 phương án trên

Câu 8 :

Nhận xét nào sau đây không đúng với bài thơ Đoàn thuyền đánh cá?

  • A.

    Khắc họa những hình ảnh thiên nhiên tráng lệ

  • B.

    Thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động

  • C.

    Thể hiện tình cảm cao quý trong chiến tranh

  • D.

    Tôn vinh giá trị con người lao động

Câu 9 :

“Không, bác đừng mất công vẽ cháu! Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư vườn rau dưới Sa Pa…!... Hay là, đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan cháu ở dưới ấy đấy.” Câu nói này thể hiện nhân vật anh thanh niên có nét đẹp nào?

  • A.

    Dũng cảm, gan dạ

  • B.

    Khiêm tốn, thành thực

  • C.

    Chăm chỉ, cần cù

  • D.

    Cởi mở, hào phóng

Câu 10 :

Nguyễn Thành Long chuyên viết thể loại nào?

  • A.

    Thơ và ký

  • B.

    Truyện ngắn và ký

  • C.

    Truyện ngắn và tiểu thuyết

  • D.

    Truyện ngắn và thơ

Câu 11 :

Trong bài thơ Bếp lửa, tuổi thơ người cháu bên bà được tái hiện như thế nào?

  • A.

    Một tuổi thơ nhiều niềm vui sướng, hạnh phúc

  • B.

    Một tuổi thơ trong chiến tranh biến động dữ dội

  • C.

    Một tuổi thơ nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn nhưng ấm áp tình yêu thương của bà

  • D.

    Cả A, B, C đều đúng

Câu 12 :

Hình ảnh quân tướng nhà Thanh thua trận được miêu tả như thế nào?

  • A.

    Chân thực, sinh động

  • B.

    Quân tướng nhà Thanh thảm bại, hèn nhát

  • C.

    Quân tướng nhà Thanh bỏ chạy bán sống, bán chết

  • D.

    Cả 3 đáp án trên

Câu 13 :

Xác định phương châm hội thoại của câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”?

  • A.

    Phương châm quan hệ

  • B.

    Phương châm lịch sự

  • C.

    Phương châm cách thức

  • D.

    Phương châm về lượng

Câu 14 :

Câu thơ “Buồn trông nội cỏ rầu rầu/ Chân mây mặt đất một màu xanh xanh” từ nào được sử dụng với nghĩa chuyển?

  • A.

    Buồn trông

  • B.

    Chân mây

  • C.

    Nội cỏ

  • D.

    Rầu rầu

Câu 15 :

Ai là tác giả chính của nhóm văn chương Ngô gia văn phái?

  • A.

    Ngô Chi Thất và Ngô Đình Diệm

  • B.

    Ngô Chi Thất và Ngô Trân

  • C.

    Ngô Thì Sĩ và Ngô Trân

  • D.

    Ngô Thì Chí và Ngô Thì Du

Câu 16 :

Từ “ấp iu” trong câu “Một bếp lửa ấp iu nồng đượm” gợi đến hình ảnh bàn tay của người bà như thế nào?

  • A.

     Kiên nhẫn, khéo léo

  • B.

    Cần cù, chăm chỉ

  • C.

    Vụng về, thô nhám

  • D.

    Mảnh mai, yếu đuối

Câu 17 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Bếp lửa phản ánh hình ảnh của tác giả và người bà của mình, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 18 :

Để thuyết minh cho sinh động, hấp dẫn, bài thuyết minh sử dụng yếu tố miêu tả nhằm?

  • A.

    Làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng

  • B.

    Bài văn trở nên hấp dẫn, sinh động

  • C.

    Đối tượng thuyết minh được sáng rõ hơn

  • D.

    Cả 3 đáp án trên

Câu 19 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Ngôi kể thứ ba giúp kể chuyện một cách khách quan, bao quát các điểm nhìn ở trong truyện, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 20 :

Bằng Việt có tên khai sinh là gì?

  • A.

    Nguyễn Bằng Việt

  • B.

    Nguyễn Việt Bằng

  • C.

    Trần Bằng Việt

  • D.

    Trần Việt Bằng

Câu 21 :

Nói giảm nói tránh là phép tu từ liên quan đến phương châm hội thoại nào?

  • A.

    Phương châm về lượng

  • B.

    Phương châm về chất

  • C.

    Phương châm quan hệ

  • D.

    Phương châm lịch sự

Câu 22 :

Hai câu thơ “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi/ Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy” nhắc tới sự kiện lịch sử nào?

  • A.

    Ngày kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp

  • B.

    Ngày tổng khởi nghĩa năm 1945

  • C.

    Nạn đói năm 1945

  • D.

    Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Câu 23 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Tác phẩm Hoàng lê nhất thống chí được viết bằng chữ Hán ghi chép lại sự thống nhất của vương triều nhà Lê thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 24 :

Cốt truyện của Lặng lẽ Sa Pa là gì?

  • A.

    Cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa

  • B.

    Cuộc nói chuyện thú vị giữa người lái xe lên Sa Pa với cô kĩ sư và ông họa sĩ già

  • C.

    Anh thanh niên làm công tác trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa tự kể về cuộc đời mình

  • D.

    Cuộc gặp gỡ giữa những người đang sống và làm việc trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa nhưng trước đó chưa biết về nhau

Câu 25 :

Hai câu thơ “Cá nhụ cá chim cùng cá đé - Cá song lấp lánh đuốc đen hồng” sử dụng phép tu từ gì?

  • A.

    So sánh

  • B.

    Nói quá

  • C.

    Nhân hóa

  • D.

    Liệt kê

Câu 26 :

Đấu tranh cho một thế giới hòa bình thuộc thể loại nào?

  • A.

    Truyện ngắn

  • B.

    Tiểu thuyết

  • C.

    Hồi ký

  • D.

    Nhật dụng

Câu 27 :

Bài thơ Bếp lửa do ai sáng tác?

  • A.

    Lưu Quang Vũ

  • B.

    Bằng Việt

  • C.

    Huy Cận

  • D.

    Nguyễn Minh Châu

Câu 28 :

Câu “Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu” có tác dụng gì?

  • A.

    Giới thiệu hoàn cảnh sống của anh thanh niên

  • B.

    Giới thiệu công việc của anh thanh niên

  • C.

    Giới thiệu cảnh sống của anh thanh niên

  • D.

    Giới thiệu đặc điểm khí hậu, thời tiết của Sa Pa

Câu 29 :

Câu “chúng ngồi sát vào nhau, giống như những chú gà con” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A.

     Hoán dụ

  • B.

    So sánh

  • C.

     Nói quá

  • D.

    Nhân hóa

Câu 30 :

Nội dung chính của bài thơ Bếp lửa là gì?

  • A.

    Miêu tả vẻ đẹp của hình ảnh bếp lửa mỗi buổi sớm mai

  • B.

    Nói về tình cảm sâu nặng, thiêng liêng của người cháu đối với người bà

  • C.

    Nói về tình cảm yêu thương của người bà dành cho con và cháu

  • D.

    Nói về tình cảm nhớ thương của người con dành cho cha mẹ đang chiến đấu ở xa.

Câu 31 :

Điền vào chỗ (...) để hoàn chỉnh câu sau:
“Phương châm … là phương châm thể hiện sự tế nhị và tôn trọng người khác trong giao tiếp.”

  • A.

    Quan hệ

  • B.

    Về chất

  • C.

    Lịch sự

  • D.

    Cách thức

Câu 32 :

Đoạn trích có sực đan xen giữa kể chuyện đời thường với thể loại văn học dân gian nào?

  • A.

    Ca dao

  • B.

    Tục ngữ

  • C.

     Cổ tích

  • D.

    Truyền thuyết

Câu 33 :

Nội dung các “câu hát” trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá có ý nghĩa như thế nào?

  • A.

    Biểu hiện của sức sống căng tràn của thiên nhiên

  • B.

    Biểu hiện niềm vui, sự phấn chấn của người lao động

  • C.

    Thể hiện sự vô địch của con người

  • D.

     Thể hiện sự bao la, hùng vĩ của biển cả

Câu 34 :

Truyện Lặng lẽ Sa Pa chủ yếu được kể qua cái nhìn của ai?

  • A.

    Tác giả

  • B.

    Anh thanh niên

  • C.

    Ông họa sĩ già

  • D.

    Cô gái

Câu 35 :

Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá viết về vùng biển nào?

  • A.

    Sầm Sơn (Thanh Hóa)

  • B.

    Hạ Long (Quảng Ninh)

  • C.

    Đồ Sơn (Hải Phòng)

  • D.

    Cửa Lò (Nghệ An)

Câu 36 :

Đâu là tập thơ đầu tay của Bằng Việt?

  • A.

    Hương cây – Bếp lửa

  • B.

    Đầu súng trăng treo

  • C.

    Thơ điên

  • D.

    Khối tình con

Câu 37 :

      Tre gắn bó với con người từ trên cạn cho đến dưới nước. Những chiếc thuyền nan cùng người lái đò cần mẫn trở khách qua sông, người dân vạn chài giăng lưới để cải thiện cuộc sống hàng ngày. Không những thế, tre còn là nguyên liệu để làm nhà, dựng cửa. Xưa kia, tre được sử dụng trong không gian kiến trúc nhà ở có phần đa dạng, phong phú hơn. Nhưng ngày nay, khi về các vùng quê Việt Nam đâu đó ta vẫn gặp những chiếc cổng tre sớm chiều khép mở hay những phên liếp trước cửa nhà để che chắn nắng mưa cho ngôi nhà của người Việt. Ở đồng bào các dân tộc ít người, họ nhà tre được sử dụng trong các phần kiến trúc, từ hàng rào phân định ranh giới cho đến mái nhà, cầu thang, bậc cửa, sàn nhà... tất thảy đều có sự hiện diện của tre.

(Tre Việt Nam – Thép Mới)

Đoạn văn trên sử dụng phương pháp thuyết minh nào?

  • A.

    Phương pháp nêu ví dụ

  • B.

    Phương pháp so sánh

  • C.

    Phương pháp liệt kê

  • D.

    Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích

Câu 38 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Bài thơ Bếp lửa là sự hồi tưởng lại những kỉ niệm tuổi thơ về người bà và tình bà cháu của nhà thơ. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 39 :

Cảm xúc bao trùm lên bài thơ Bếp lửa là gì?

  • A.

    Những nỗi đau khổ của con người trong chiến tranh

  • B.

    Niềm tự hào và tình yêu thương đối với gia đình, quê hương

  • C.

    Sự xót xa của người con xa quê đối với đất nước

  • D.

    Tất cả các phương án trên

Câu 40 :

Huy Cận khai thác đề tài người lao động ở khía cạnh nào là chủ yếu?

  • A.

    Cảm hứng lãng mạn anh hùng với những hình ảnh ước lệ mang dáng dấp tráng sĩ

  • B.

    Vẻ đẹp tráng lệ trong những sự việc và con người giản dị, bình thường

  • C.

    Cảm hứng về một hiện thực vô cùng khắc nghiệt của chiến tranh, cứu nước

  • D.

    Vẻ đẹp của những miền quê đã gắn bó với những người lao động

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Tác phẩm Đấu tranh cho một thế giới hòa bình có mấy luận điểm chính?

  • A.

    Một

  • B.

    Hai

  • C.

    Ba

  • D.

    Bốn

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tác phẩm có 3 luận điểm chính

Câu 2 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Chọn các đáp án đúng
Huy Cận đã từng học ở những đâu?

Hà Tĩnh

Huế

Hà Nội

Sài Gòn

Đáp án

Hà Tĩnh

Huế

Hà Nội

Lời giải chi tiết :

Huy Cận từng học ở quê, sau đó theo học ở Huế và ra Hà Nội học Cao Đẳng.

Câu 3 :

Luận cứ nào không chứng minh cho luận điểm “Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất”?

  • A.

    Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ có khả năng hủy diệt cả trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời.

  • B.

    Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển với nhiều phát minh ra đời.

  • C.

    Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lí trí của loài người mà còn trái với tự nhiên và phản lại sự tiến hóa.

  • D.

    Cuộc chạy đua vũ trang đã làm mất đi khả năng cải thiện đời sống cho hàng tỉ người trên Trái Đất.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Luận cứ không chứng minh cho luận điểm trên là khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển với nhiều phát minh ra đời.

Câu 4 :

Huy Cận là nhà thơ nổi tiếng từ thời kì nào?

  • A.

    Kháng chiến chống Pháp

  • B.

    Kháng chiến chống Mĩ

  • C.

    Sau cách mạng tháng Tám năm 1945

  • D.

    Trước Cách mạng tháng Tám

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Huy Cận nổi tiếng từ trước Cách mạng tháng Tám

Câu 5 :

Truyện Lặng lẽ Sa Pa có nhân vật chính là ai?

  • A.

    Ông họa sĩ

  • B.

    Cô kĩ sư

  • C.

    Bác lái xe

  • D.

    Anh thanh niên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhân vật chính là một nhân vật đóng vai trò trung tâm, xuyên suốt, chủ đạo trong một tác phẩm.

Lời giải chi tiết :

Truyện Lặng lẽ Sa Pa có nhân vật chính là anh thanh niên

Câu 6 :

Trong câu thơ “Ngày xuân em hãy còn dài/ Xót tình máu mủ thay lời nước non” từ xuân được sử dụng với nghĩa nào?

  • A.

    Nghĩa gốc chỉ mùa xuân

  • B.

    Nghĩa chuyển chỉ tuổi trẻ

  • C.

    Nghĩa Hán Việt vì đây là từ mượn

  • D.

    Cả 3 đáp án trên

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và chọn đáp án phù hợp nhất

Lời giải chi tiết :

từ “xuân” được sử dụng với nghĩa chuyển chỉ tuổi trẻ.

Câu 7 :

Tại sao văn bản lại được đặt tên “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”?

  • A.

    Vì chủ đích của người viết

  • B.

    Không phải chỉ là mối đe dọa hạt nhân, mà muốn nhấn mạnh vào nhiệm vụ đấu tranh

  • C.

    Nhan đề thể hiện luận điểm cơ bản của bài văn, đồng thời như một khẩu hiệu, kêu gọi

  • D.

    Cả 3 phương án trên

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc văn bản và kết hợp với ý nghĩa nhan đề, từ đó rút ra đáp án.

Lời giải chi tiết :

Văn bản thể hiện khát vọng đấu tranh những cuộc chiến vô bổ và hướng tới hòa bình thế giới.

Câu 8 :

Nhận xét nào sau đây không đúng với bài thơ Đoàn thuyền đánh cá?

  • A.

    Khắc họa những hình ảnh thiên nhiên tráng lệ

  • B.

    Thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động

  • C.

    Thể hiện tình cảm cao quý trong chiến tranh

  • D.

    Tôn vinh giá trị con người lao động

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung tác phẩm và chọn đáp án phù hợp

Lời giải chi tiết :

Đoàn thuyền đánh cá nói về người lao động chứ không nói về chiến tranh.

Câu 9 :

“Không, bác đừng mất công vẽ cháu! Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư vườn rau dưới Sa Pa…!... Hay là, đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan cháu ở dưới ấy đấy.” Câu nói này thể hiện nhân vật anh thanh niên có nét đẹp nào?

  • A.

    Dũng cảm, gan dạ

  • B.

    Khiêm tốn, thành thực

  • C.

    Chăm chỉ, cần cù

  • D.

    Cởi mở, hào phóng

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ câu nói, đặt vào hoàn cảnh truyện và xét xem bộc lộ phẩm chất gì của nhân vật.

Lời giải chi tiết :

Câu nói trên thể hiện sự khiêm tốn của anh thanh niên.

Câu 10 :

Nguyễn Thành Long chuyên viết thể loại nào?

  • A.

    Thơ và ký

  • B.

    Truyện ngắn và ký

  • C.

    Truyện ngắn và tiểu thuyết

  • D.

    Truyện ngắn và thơ

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nguyễn Thành Long chuyên viết thể loại truyện ngắn và ký

Câu 11 :

Trong bài thơ Bếp lửa, tuổi thơ người cháu bên bà được tái hiện như thế nào?

  • A.

    Một tuổi thơ nhiều niềm vui sướng, hạnh phúc

  • B.

    Một tuổi thơ trong chiến tranh biến động dữ dội

  • C.

    Một tuổi thơ nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn nhưng ấm áp tình yêu thương của bà

  • D.

    Cả A, B, C đều đúng

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung toàn văn bản

Lời giải chi tiết :

Đó là tuổi thơ nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn nhưng ấm áp tình yêu thương của bà

Câu 12 :

Hình ảnh quân tướng nhà Thanh thua trận được miêu tả như thế nào?

  • A.

    Chân thực, sinh động

  • B.

    Quân tướng nhà Thanh thảm bại, hèn nhát

  • C.

    Quân tướng nhà Thanh bỏ chạy bán sống, bán chết

  • D.

    Cả 3 đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Quân tướng nhà Thanh hiện lên chân thực với hành động hèn nhát khi bỏ chạy, giày xéo lên nhau để thoát thân.

Câu 13 :

Xác định phương châm hội thoại của câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”?

  • A.

    Phương châm quan hệ

  • B.

    Phương châm lịch sự

  • C.

    Phương châm cách thức

  • D.

    Phương châm về lượng

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ câu tục ngữ, nắm ý nghĩa và chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết :

câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” liên quan đến phương châm lịch sự.

Câu 14 :

Câu thơ “Buồn trông nội cỏ rầu rầu/ Chân mây mặt đất một màu xanh xanh” từ nào được sử dụng với nghĩa chuyển?

  • A.

    Buồn trông

  • B.

    Chân mây

  • C.

    Nội cỏ

  • D.

    Rầu rầu

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại kiến thức nghĩa chuyển.

Lời giải chi tiết :

Từ “chân mây” được chuyển theo phương thức hoán dụ.

Câu 15 :

Ai là tác giả chính của nhóm văn chương Ngô gia văn phái?

  • A.

    Ngô Chi Thất và Ngô Đình Diệm

  • B.

    Ngô Chi Thất và Ngô Trân

  • C.

    Ngô Thì Sĩ và Ngô Trân

  • D.

    Ngô Thì Chí và Ngô Thì Du

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ngô gia văn phái gồm 20 tác giả thuộc 9 thế hệ trong đó hai tác giả chính là Ngô Thì Chí (1753 – 1788) làm quan thời Lê Chiêu Thống và Ngô Thì Du (1772-1840), làm quan dưới triều nhà Nguyễn.

Câu 16 :

Từ “ấp iu” trong câu “Một bếp lửa ấp iu nồng đượm” gợi đến hình ảnh bàn tay của người bà như thế nào?

  • A.

     Kiên nhẫn, khéo léo

  • B.

    Cần cù, chăm chỉ

  • C.

    Vụng về, thô nhám

  • D.

    Mảnh mai, yếu đuối

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ câu thơ

Lời giải chi tiết :

Từ “ấp iu” trong câu thơ gợi đến sự kiên nhẫn, khéo léo của người bà.

Câu 17 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Bếp lửa phản ánh hình ảnh của tác giả và người bà của mình, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Nhớ lại hình ảnh người cháu và tìm hiểu thông tin tác giả

Lời giải chi tiết :

Bà và cháu trong bếp lửa chính là hiện thân của tác giả và người bà của mình.

Câu 18 :

Để thuyết minh cho sinh động, hấp dẫn, bài thuyết minh sử dụng yếu tố miêu tả nhằm?

  • A.

    Làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng

  • B.

    Bài văn trở nên hấp dẫn, sinh động

  • C.

    Đối tượng thuyết minh được sáng rõ hơn

  • D.

    Cả 3 đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Để thuyết minh cho cụ thể, sinh động, hấp dẫn, bài thuyết minh có thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả nhằm làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng, đối tượng được sáng rõ và hấp dẫn hơn.

Câu 19 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Ngôi kể thứ ba giúp kể chuyện một cách khách quan, bao quát các điểm nhìn ở trong truyện, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Dựa vào những truyện kể theo ngôi thứ ba em đã biết, thử tìm xem tác dụng của ngôi kể này.

Lời giải chi tiết :

Ngôi kể thứ ba giúp nhân vật có điểm nhìn khách quan trong truyện.

Câu 20 :

Bằng Việt có tên khai sinh là gì?

  • A.

    Nguyễn Bằng Việt

  • B.

    Nguyễn Việt Bằng

  • C.

    Trần Bằng Việt

  • D.

    Trần Việt Bằng

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Bằng Việt có tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng

Câu 21 :

Nói giảm nói tránh là phép tu từ liên quan đến phương châm hội thoại nào?

  • A.

    Phương châm về lượng

  • B.

    Phương châm về chất

  • C.

    Phương châm quan hệ

  • D.

    Phương châm lịch sự

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại định nghĩa Nói giảm nói tránh đã học năm lớp 8, từ đó chọn đáp án phù hợp.

Lời giải chi tiết :

Phương châm lịch sự

Câu 22 :

Hai câu thơ “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi/ Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy” nhắc tới sự kiện lịch sử nào?

  • A.

    Ngày kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp

  • B.

    Ngày tổng khởi nghĩa năm 1945

  • C.

    Nạn đói năm 1945

  • D.

    Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng kiến thức xã hội và lịch sử để trả lời

Lời giải chi tiết :

Câu thơ nói về hiện thực trong nạn đói 1945

Câu 23 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Tác phẩm Hoàng lê nhất thống chí được viết bằng chữ Hán ghi chép lại sự thống nhất của vương triều nhà Lê thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Tác phẩm viết bằng chữ Hán ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê.

Câu 24 :

Cốt truyện của Lặng lẽ Sa Pa là gì?

  • A.

    Cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa

  • B.

    Cuộc nói chuyện thú vị giữa người lái xe lên Sa Pa với cô kĩ sư và ông họa sĩ già

  • C.

    Anh thanh niên làm công tác trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa tự kể về cuộc đời mình

  • D.

    Cuộc gặp gỡ giữa những người đang sống và làm việc trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa nhưng trước đó chưa biết về nhau

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Cốt truyện là những tình huống tình tiết trung tâm của truyện.

Lời giải chi tiết :

Cốt truyện của Lặng lẽ Sa Pa là cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ giữa 4 nhân vật.

Câu 25 :

Hai câu thơ “Cá nhụ cá chim cùng cá đé - Cá song lấp lánh đuốc đen hồng” sử dụng phép tu từ gì?

  • A.

    So sánh

  • B.

    Nói quá

  • C.

    Nhân hóa

  • D.

    Liệt kê

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại các biện pháp tu từ đã học

Lời giải chi tiết :

Hai câu thơ liệt kê các loại cá trên biển.

Câu 26 :

Đấu tranh cho một thế giới hòa bình thuộc thể loại nào?

  • A.

    Truyện ngắn

  • B.

    Tiểu thuyết

  • C.

    Hồi ký

  • D.

    Nhật dụng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình là văn bản nhật dụng

Câu 27 :

Bài thơ Bếp lửa do ai sáng tác?

  • A.

    Lưu Quang Vũ

  • B.

    Bằng Việt

  • C.

    Huy Cận

  • D.

    Nguyễn Minh Châu

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Bài thơ Bếp lửa do bằng Việt sáng tác.

Câu 28 :

Câu “Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu” có tác dụng gì?

  • A.

    Giới thiệu hoàn cảnh sống của anh thanh niên

  • B.

    Giới thiệu công việc của anh thanh niên

  • C.

    Giới thiệu cảnh sống của anh thanh niên

  • D.

    Giới thiệu đặc điểm khí hậu, thời tiết của Sa Pa

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ câu nói của anh thanh niên

Lời giải chi tiết :

Câu nói trên giới thiệu công việc của anh thanh niên

Câu 29 :

Câu “chúng ngồi sát vào nhau, giống như những chú gà con” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A.

     Hoán dụ

  • B.

    So sánh

  • C.

     Nói quá

  • D.

    Nhân hóa

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại các biện pháp tu từ đã học

Lời giải chi tiết :

Câu “chúng ngồi sát vào nhau, giống như những chú gà con” sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh (giống như)

Câu 30 :

Nội dung chính của bài thơ Bếp lửa là gì?

  • A.

    Miêu tả vẻ đẹp của hình ảnh bếp lửa mỗi buổi sớm mai

  • B.

    Nói về tình cảm sâu nặng, thiêng liêng của người cháu đối với người bà

  • C.

    Nói về tình cảm yêu thương của người bà dành cho con và cháu

  • D.

    Nói về tình cảm nhớ thương của người con dành cho cha mẹ đang chiến đấu ở xa.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Bài thơ nói về nội dung chính là tình cảm của người cháu dành cho bà.

Câu 31 :

Điền vào chỗ (...) để hoàn chỉnh câu sau:
“Phương châm … là phương châm thể hiện sự tế nhị và tôn trọng người khác trong giao tiếp.”

  • A.

    Quan hệ

  • B.

    Về chất

  • C.

    Lịch sự

  • D.

    Cách thức

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại ghi nhớ định nghĩa về Các phương châm hội thoại

Lời giải chi tiết :

Phương châm lịch sự là phương châm thể hiện sự tế nhị và tôn trọng người khác trong giao tiếp.

Câu 32 :

Đoạn trích có sực đan xen giữa kể chuyện đời thường với thể loại văn học dân gian nào?

  • A.

    Ca dao

  • B.

    Tục ngữ

  • C.

     Cổ tích

  • D.

    Truyền thuyết

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích có sực đan xen giữa kể chuyện đời thường với cổ tích

Câu 33 :

Nội dung các “câu hát” trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá có ý nghĩa như thế nào?

  • A.

    Biểu hiện của sức sống căng tràn của thiên nhiên

  • B.

    Biểu hiện niềm vui, sự phấn chấn của người lao động

  • C.

    Thể hiện sự vô địch của con người

  • D.

     Thể hiện sự bao la, hùng vĩ của biển cả

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Từ những câu hát, suy nghĩ kĩ và chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết :

Niềm vui, sự phấn chấn của người lao động thể hiện qua những câu hát này

Câu 34 :

Truyện Lặng lẽ Sa Pa chủ yếu được kể qua cái nhìn của ai?

  • A.

    Tác giả

  • B.

    Anh thanh niên

  • C.

    Ông họa sĩ già

  • D.

    Cô gái

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em xét xem nhân vật nào thể hiện tư tưởng của tác giả

Lời giải chi tiết :

Ông họa sĩ già là nhân vật thể hiện cái nhìn của tác giả trong truyện

Câu 35 :

Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá viết về vùng biển nào?

  • A.

    Sầm Sơn (Thanh Hóa)

  • B.

    Hạ Long (Quảng Ninh)

  • C.

    Đồ Sơn (Hải Phòng)

  • D.

    Cửa Lò (Nghệ An)

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá viết về vùng biển Hạ Long (Quảng Ninh)

Câu 36 :

Đâu là tập thơ đầu tay của Bằng Việt?

  • A.

    Hương cây – Bếp lửa

  • B.

    Đầu súng trăng treo

  • C.

    Thơ điên

  • D.

    Khối tình con

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hương cây – Bếp lửa là tập thơ đầu tay của Bằng Việt.

Câu 37 :

      Tre gắn bó với con người từ trên cạn cho đến dưới nước. Những chiếc thuyền nan cùng người lái đò cần mẫn trở khách qua sông, người dân vạn chài giăng lưới để cải thiện cuộc sống hàng ngày. Không những thế, tre còn là nguyên liệu để làm nhà, dựng cửa. Xưa kia, tre được sử dụng trong không gian kiến trúc nhà ở có phần đa dạng, phong phú hơn. Nhưng ngày nay, khi về các vùng quê Việt Nam đâu đó ta vẫn gặp những chiếc cổng tre sớm chiều khép mở hay những phên liếp trước cửa nhà để che chắn nắng mưa cho ngôi nhà của người Việt. Ở đồng bào các dân tộc ít người, họ nhà tre được sử dụng trong các phần kiến trúc, từ hàng rào phân định ranh giới cho đến mái nhà, cầu thang, bậc cửa, sàn nhà... tất thảy đều có sự hiện diện của tre.

(Tre Việt Nam – Thép Mới)

Đoạn văn trên sử dụng phương pháp thuyết minh nào?

  • A.

    Phương pháp nêu ví dụ

  • B.

    Phương pháp so sánh

  • C.

    Phương pháp liệt kê

  • D.

    Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại các phương pháp thuyết minh đã học ở bài học trước.

Lời giải chi tiết :

Đoạn văn trên sử dụng phương pháp liệt kê ở câu cuối.

Câu 38 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Bài thơ Bếp lửa là sự hồi tưởng lại những kỉ niệm tuổi thơ về người bà và tình bà cháu của nhà thơ. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Nhận định trên hoàn toàn chính xác

Câu 39 :

Cảm xúc bao trùm lên bài thơ Bếp lửa là gì?

  • A.

    Những nỗi đau khổ của con người trong chiến tranh

  • B.

    Niềm tự hào và tình yêu thương đối với gia đình, quê hương

  • C.

    Sự xót xa của người con xa quê đối với đất nước

  • D.

    Tất cả các phương án trên

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Bếp lửa xoay quanh niềm tự hào và tình yêu thương đối với gia đình, quê hương

Câu 40 :

Huy Cận khai thác đề tài người lao động ở khía cạnh nào là chủ yếu?

  • A.

    Cảm hứng lãng mạn anh hùng với những hình ảnh ước lệ mang dáng dấp tráng sĩ

  • B.

    Vẻ đẹp tráng lệ trong những sự việc và con người giản dị, bình thường

  • C.

    Cảm hứng về một hiện thực vô cùng khắc nghiệt của chiến tranh, cứu nước

  • D.

    Vẻ đẹp của những miền quê đã gắn bó với những người lao động

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại hình ảnh những người ngư dân xuất hiện trong thơ

Lời giải chi tiết :

Huy Cận khai thác đề tài người lao động chủ yếu trên phương diện vẻ đẹp tráng lệ trong những sự việc và con người giản dị, bình thường