Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 18

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Phần trắc nghiệm (3 điểm) Chọn câu trả lời đúng trong mỗi câu sau:

Đề bài

I. Trắc nghiệm
Chọn câu trả lời đúng trong mỗi câu sau:
Câu 1 :

Cho \(\mathbb{N}\) là tập hợp các số tự nhiên. Cách viết đúng là:

  • A.

    \(\mathbb{N} = \left\{ {0;1;2;3;4} \right\}\).

  • B.

    \(\mathbb{N} = \left\{ {0;1;2;3;4;...} \right\}\).

  • C.

    \(\mathbb{N} = \left\{ {1;2;3;4} \right\}\).

  • D.

    \(\mathbb{N} = \left\{ {1;2;3;4;...} \right\}\).

Câu 2 :

Kết quả của phép tính \({2^3} + {5^2}\) là

  • A.

    33.

  • B.

    18.

  • C.

    16.

  • D.

    28.

Câu 3 :

Ước chung lớn nhất của 16 và 20 là:

  • A.

    2.

  • B.

    4.

  • C.

    16.

  • D.

    20.

Câu 4 :

Số đối của -5 là:

  • A.

    \( - 5\).

  • B.

    \({\left( { - 5} \right)^2}\).

  • C.

    \(5\).

  • D.

    \(0\).

Câu 5 :

Tổng các số nguyên thỏa mãn \( - 3 < x < 5\) là

  • A.

    \(0\).

  • B.

    \(3\).

  • C.

    \(4\).

  • D.

    \(7\).

Câu 6 :

Sắp xếp các số nguyên: 2; -5; 7; -3; 0 theo thứ tự tăng dần là:

  • A.

    \(7;2;0; - 3; - 5\).

  • B.

    \(7;2;0; - 5; - 3\).

  • C.

    \( - 5; - 3;0;2;7\).

  • D.

    \( - 3; - 5;0;2;7\).

Câu 7 :

Nhiệt độ buổi trưa ở Sa Pa là \(5^\circ C\). Khi về đêm, nhiệt độ giảm xuống \(9^\circ C\) so với buổi trưa. Hỏi nhiệt độ về đêm ở Sa Pa là bao nhiêu độ C?

  • A.

    \(14^\circ C\).

  • B.

    \( - 4^\circ C\).

  • C.

    \(4^\circ C\).

  • D.

    \( - 14^\circ C\).

Câu 8 :

Tập hợp các ước của 15 là:

  • A.

    \(\left\{ {1;3;5} \right\}\).

  • B.

    \(\left\{ { \pm 1; \pm 3; \pm 5; \pm 15} \right\}\).

  • C.

    \(\left\{ {1;3;5;15} \right\}\).

  • D.

    \(\left\{ { \pm 1; \pm 3; \pm 5; - 15} \right\}\).

Câu 9 :

Trong các hình sau, hình nào không có trục đối xứng

  • A.

    Hình 1.

  • B.

    Hình 2.

  • C.

    Hình 3.

  • D.

    Hình 4.

Câu 10 :

Trong các hình sau, hình nào vừa có trục đối xứng vừa có tâm đối xứng:

  • A.

    Hình 1.

  • B.

    Hình 2.

  • C.

    Hình 3.

  • D.

    Hình 4.

Câu 11 :

Xếp 9 mảnh hình vuông nhỏ bằng nhau tạo thành hình vuông lớn MNPQ. Biết MN = 9cm. Diện tích một hình vuông nhỏ là:

  • A.

    \(9c{m^2}\).

  • B.

    \(1c{m^2}\).

  • C.

    \(3c{m^2}\).

  • D.

    \(27c{m^2}\).

Câu 12 :

Bạn An làm bông hoa bằng giấy được ghép bởi các hình thoi (như hình dưới đây). Biết diện tích mỗi hình thoi là \(20c{m^2}\). Hỏi diện tích số giấy cần sử dụng để làm bông hoa là bao nhiêu?

  • A.

    \(28c{m^2}\).

  • B.

    \(80c{m^2}\).

  • C.

    \(160c{m^2}\).

  • D.

    \(20c{m^2}\).

II. Tự luận

Lời giải và đáp án

I. Trắc nghiệm
Chọn câu trả lời đúng trong mỗi câu sau:
Câu 1 :

Cho \(\mathbb{N}\) là tập hợp các số tự nhiên. Cách viết đúng là:

  • A.

    \(\mathbb{N} = \left\{ {0;1;2;3;4} \right\}\).

  • B.

    \(\mathbb{N} = \left\{ {0;1;2;3;4;...} \right\}\).

  • C.

    \(\mathbb{N} = \left\{ {1;2;3;4} \right\}\).

  • D.

    \(\mathbb{N} = \left\{ {1;2;3;4;...} \right\}\).

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về tập hợp số tự nhiên.

Lời giải chi tiết :

Tập hợp \(\mathbb{N}\) được viết là: \(\mathbb{N} = \left\{ {0;1;2;3;4;...} \right\}\)

Đáp án B

Câu 2 :

Kết quả của phép tính \({2^3} + {5^2}\) là

  • A.

    33.

  • B.

    18.

  • C.

    16.

  • D.

    28.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Thực hiện tính lũy thừa: \({a^n} = a.a.a.....a\) (n thừa số a).

Lời giải chi tiết :

\({2^3} + {5^2} = 8 + 25 = 33\).

Đáp án A

Câu 3 :

Ước chung lớn nhất của 16 và 20 là:

  • A.

    2.

  • B.

    4.

  • C.

    16.

  • D.

    20.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Muốn tìm ƯCLN của hai hay nhiều số lớn hơn 1, ta thực hiện ba bước sau:

Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố. 

Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung.

Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ nhỏ nhất của nó. Tích đó là ƯCLN phải tìm.

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(16 = {2^4}\); \(20 = {2^2}.5\).

Suy ra ƯCLN(16,20) = \({2^2} = 4\)

Đáp án B

Câu 4 :

Số đối của -5 là:

  • A.

    \( - 5\).

  • B.

    \({\left( { - 5} \right)^2}\).

  • C.

    \(5\).

  • D.

    \(0\).

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Số đối của a là –a.

Lời giải chi tiết :

Số đối của -5 là –(-5) = 5.

Đáp án C

Câu 5 :

Tổng các số nguyên thỏa mãn \( - 3 < x < 5\) là

  • A.

    \(0\).

  • B.

    \(3\).

  • C.

    \(4\).

  • D.

    \(7\).

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Liệt kê các số nguyên thỏa mãn.

Tính tổng các số đó.

Lời giải chi tiết :

Các số nguyên thỏa mãn \( - 3 < x < 5\) là -2; -1; 0; 1; 2; 3; 4.

Tổng của chúng là:

-2 + -1 + 0 + 1 + 2 + 3 + 4

= (-2 + 2) + (-1 + 1) + 0 + 3 + 4

= 7.

Đáp án D

Câu 6 :

Sắp xếp các số nguyên: 2; -5; 7; -3; 0 theo thứ tự tăng dần là:

  • A.

    \(7;2;0; - 3; - 5\).

  • B.

    \(7;2;0; - 5; - 3\).

  • C.

    \( - 5; - 3;0;2;7\).

  • D.

    \( - 3; - 5;0;2;7\).

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Chia làm 2 nhóm: số nguyên âm và nguyên dương để xếp thứ tự.

Lời giải chi tiết :

Các số nguyên âm là: -5; -3. Vì 5 > 3 nên – 5 < - 3.

Các số nguyên dương là: 2; 7. Ta có: 2 < 7.

Vậy các số nguyên sắp xếp theo thứ tự tăng dần là: -5; -3; 0; 2; 7.

Đáp án C

Câu 7 :

Nhiệt độ buổi trưa ở Sa Pa là \(5^\circ C\). Khi về đêm, nhiệt độ giảm xuống \(9^\circ C\) so với buổi trưa. Hỏi nhiệt độ về đêm ở Sa Pa là bao nhiêu độ C?

  • A.

    \(14^\circ C\).

  • B.

    \( - 4^\circ C\).

  • C.

    \(4^\circ C\).

  • D.

    \( - 14^\circ C\).

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng quy tắc trừ hai số nguyên.

Nhiệt độ giảm xuống ta dùng phép trừ.

Lời giải chi tiết :

Nhiệt độ về đêm ở Sa Pa là: 5 – 9 = -(9 – 5) = \( - 4\left( {^\circ C} \right)\).

Đáp án B

Câu 8 :

Tập hợp các ước của 15 là:

  • A.

    \(\left\{ {1;3;5} \right\}\).

  • B.

    \(\left\{ { \pm 1; \pm 3; \pm 5; \pm 15} \right\}\).

  • C.

    \(\left\{ {1;3;5;15} \right\}\).

  • D.

    \(\left\{ { \pm 1; \pm 3; \pm 5; - 15} \right\}\).

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tìm ước nguyên dương của chúng. Số đối của các ước vừa tìm được cũng là một ước.

Lời giải chi tiết :

Tập hợp các ước của 15 là: \(\left\{ { \pm 1; \pm 3; \pm 5; \pm 15} \right\}\)

Đáp án B

Câu 9 :

Trong các hình sau, hình nào không có trục đối xứng

  • A.

    Hình 1.

  • B.

    Hình 2.

  • C.

    Hình 3.

  • D.

    Hình 4.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Thực hiện vẽ trục đối xứng xem hình nào không có trục đối xứng.

Lời giải chi tiết :

Chỉ có hình 2 là không có trục đối xứng.

Đáp án B

Câu 10 :

Trong các hình sau, hình nào vừa có trục đối xứng vừa có tâm đối xứng:

  • A.

    Hình 1.

  • B.

    Hình 2.

  • C.

    Hình 3.

  • D.

    Hình 4.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Kiểm tra xem hình nào có trục đối xứng và tâm đối xứng.

Lời giải chi tiết :

Trong các hình trên, chỉ có hình 1 vừa có trục đối xứng vừa có tâm đối xứng.

Đáp án A

Câu 11 :

Xếp 9 mảnh hình vuông nhỏ bằng nhau tạo thành hình vuông lớn MNPQ. Biết MN = 9cm. Diện tích một hình vuông nhỏ là:

  • A.

    \(9c{m^2}\).

  • B.

    \(1c{m^2}\).

  • C.

    \(3c{m^2}\).

  • D.

    \(27c{m^2}\).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tính diện tích hình vuông lớn.

Diện tích hình vuông nhỏ = diện tích hình vuông lớn : 9.

Lời giải chi tiết :

Diện tích hình vuông lớn là: 9.9 = \(81\left( {c{m^2}} \right)\)

Diện tích hình vuông nhỏ là: 81 : 9 = \(9\left( {c{m^2}} \right)\)

Đáp án A

Câu 12 :

Bạn An làm bông hoa bằng giấy được ghép bởi các hình thoi (như hình dưới đây). Biết diện tích mỗi hình thoi là \(20c{m^2}\). Hỏi diện tích số giấy cần sử dụng để làm bông hoa là bao nhiêu?

  • A.

    \(28c{m^2}\).

  • B.

    \(80c{m^2}\).

  • C.

    \(160c{m^2}\).

  • D.

    \(20c{m^2}\).

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xác định số hình thoi.

Diện tích số giấy cần sử dụng = diện tích hình thoi . số hình thoi.

Lời giải chi tiết :

Quan sát hình vẽ, ta thấy bông hoa giấy được tạo thành bởi 8 hình thoi bằng nhau.

Vậy diện tích giấy cần sử dụng là: 20 . 8 = \(160\left( {c{m^2}} \right)\)

Đáp án C

II. Tự luận
Phương pháp giải :

a) Sử dụng tính chất kết hợp của phép cộng.

b) Sử dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.

c) Thực hiện lần lượt phép nhân, chia, cộng với số nguyên.

d) Sử dụng các quy tắc tính với số nguyên và thứ tự thực hiện phép tính:

Nếu biểu thức có các dấu ngoặc: ngoặc tròn ( ), ngoặc vuông [ ], ngoặc nhọn { }, ta thực hiện phép tính theo thứ tự:

( ) → [ ] → { }

Lời giải chi tiết :

a) \(\left( { - 2023} \right) + 108 + 2023 - 98\)

\(\begin{array}{l} = \left[ {\left( { - 2023} \right) + 2023} \right] + \left( {108 - 98} \right)\\ = 0 + 10\\ = 10\end{array}\)

b) \(27.31 + 27.24 + 27.\left( { - 65} \right)\)

\(\begin{array}{l} = 27.\left( {31 + 24 - 65} \right)\\ = 27.\left( { - 10} \right)\\ =  - 270\end{array}\)

c) \(\left( { - 25} \right).\left( { - 3} \right) + 126:\left( { - 9} \right)\)

\(\begin{array}{l} = 75 + \left( { - 16} \right)\\ = 59\end{array}\)

d) \({2^3}{.2024^0} + \left[ {\left( { - 54} \right) - \left( { - 12 + 48} \right)} \right]\)

\(\begin{array}{l} = 8.1 + \left( { - 54 + 12 - 48} \right)\\ = 8 - 54 + 12 - 48\\ =  - 46 + 12 - 48\\ =  - 34 - 48\\ =  - 82\end{array}\)

Phương pháp giải :

Áp dụng tính chất của đẳng thức, quy tắc dấu ngoặc và quy tắc chuyển vế rồi thực hiện phép tính với các số đã biết.

d) \(7 \vdots \left( {x - 3} \right)\) thì \(\left( {x - 3} \right) \in \) Ư(7)

Lời giải chi tiết :

a) \(x - 42 = \left( { - 18} \right) + \left( { - 16} \right)\)

\(\begin{array}{l}x - 42 = - 34\\x = - 34 + 42\\x = 8\end{array}\)

Vậy \(x = 8\)

b) \(\left( {5x - 3} \right) + 85 = 32\)

\(\begin{array}{l}5x - 3 = 32 - 85\\5x - 3 = - 53\\5x = - 53 + 3\\5x = - 50\\x = - 50:5\\x = - 10\end{array}\)

Vậy \(x = - 10\)

c) \(2{\left( {x + 1} \right)^2} + 4 = {2^2}{.3^2}\)

\(\begin{array}{l}2{\left( {x + 1} \right)^2} + 4 = 4.9\\2{\left( {x + 1} \right)^2} + 4 = 36\\2{\left( {x + 1} \right)^2} = 36 - 4\\2{\left( {x + 1} \right)^2} = 32\\{\left( {x + 1} \right)^2} = 32:2\\{\left( {x + 1} \right)^2} = 16\\x + 1 = \pm 4\end{array}\)

TH1: \(x + 1 = 4\) suy ra \(x = 4 - 1 = 3\)

TH2: \(x + 1 = - 4\) suy ra \(x = - 4 - 1 = - 5\)

Vậy \(x \in \left\{ { - 5;3} \right\}\).

d) \(7 \vdots \left( {x - 3} \right)\)

Suy ra \(\left( {x - 3} \right) \in \) Ư(7) \( = \left\{ { \pm 1; \pm 7} \right\}\)

Ta có bảng giá trị:

Vậy \(x \in \left\{ {2;4; - 4;10} \right\}\).

Phương pháp giải :

Gọi số bánh chưng của trường gói được là \(x\) (chiếc) \(\left( {x \in {\mathbb{N}^*},200 \le x \le 400} \right)\)

Lập luận \(x \in BC\left( {15,18,20} \right)\).

Phân tích 15; 18; 20 ra thừa số nguyên tố để tìm BCNN, từ đó suy ra BC.

Kết hợp với điều kiện của \(x\).

Lời giải chi tiết :

Gọi số bánh chưng của trường gói được là \(x\) (chiếc) \(\left( {x \in {\mathbb{N}^*},200 \le x \le 400} \right)\)

Vì khi xếp vào từng thùng 15 chiếc, 18 chiếc, 20 chiếc đều vừa đủ nên \(x \vdots 15;x \vdots 18;x \vdots 20\), do đó \(x \in BC\left( {15,18,20} \right)\).

Ta có: \(15 = 3.5\); \(18 = {2.3^2}\); \(20 = {2^2}.5\)

Suy ra BCNN(15,18,20) = \({2^2}{.3^2}.5 = 180\)

Do đó BC(15,18,20) = B(180) = {0; 180; 360;…}

Vì \(200 \le x \le 400\) nên \(x = 360\).

Vậy trường gói được 360 chiếc bánh chưng.

Phương pháp giải :

Tính diện tích phần hình thang cân = tổng hai đáy. chiều cao : 2.

Tính diện tích phần hình chữ nhật = chiều dài . chiều rộng.

Diện tích phần giấy = diện tích hình thang cân + diện tích hình chữ nhật.

Lời giải chi tiết :

Diện tích phần hình thang cân là: \(\left( {18 + 24} \right).6:2 = 126\left( {c{m^2}} \right)\)

Diện tích phần hình chữ nhật là: \(18.9 = 162\left( {c{m^2}} \right)\)

Diện tích phần giấy bạn Minh sẽ cắt là: \(126 + 162 = 288\left( {c{m^2}} \right)\)

Vậy diện tích phần giấy bạn Minh sẽ cắt là \(288c{m^2}\).

Phương pháp giải :

Cộng cả hai vế với 2.

Sử dụng tính chất của phép cộng số nguyên để nhóm x và y.

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(xy + 2x + y = 1\)

Cộng cả hai vế với 2, ta được:

\(\begin{array}{l}xy + 2x + y + 2 = 1 + 2\\x\left( {y + 2} \right) + \left( {y + 2} \right) = 3\\\left( {x + 1} \right)\left( {y + 2} \right) = 3\end{array}\)

Suy ra \(x + 1\) và \(y + 2\) là các cặp ước tương ứng của 3.

Ư(3) = \(\left\{ { \pm 1; \pm 3} \right\}\). Ta có bảng giá trị sau:

Vậy các cặp \(\left( {x;y} \right)\) thỏa mãn là: \(\left( { - 2; - 5} \right);\left( {0;1} \right);\left( { - 4; - 3} \right);\left( {2; - 1} \right)\)

Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 17

Phần trắc nghiệm (2 điểm) Chọn câu trả lời đúng trong mỗi câu sau:

Xem chi tiết
Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 16

Phần trắc nghiệm (3 điểm) Chọn câu trả lời đúng trong mỗi câu sau:

Xem chi tiết
Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 15 - Kết nối tri thức

Phần trắc nghiệm (3 điểm) Câu 1: Tập hợp các số tự nhiên khác 0 không vượt quá 4 là :

Xem chi tiết
Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 14

Phần trắc nghiệm (3 điểm) Câu 1: Cho hình bình hành ABCD có AB = 5 cm, BC = 8 cm thì:

Xem chi tiết
Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 13 - Kết nối tri thức

Phần trắc nghiệm (3 điểm) Câu 1: Cho tập hợp A = {1; 3; 9; 0; 4; 2}, số phần tử trong tập hợp A là:

Xem chi tiết
Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 12 - Kết nối tri thức

Phần trắc nghiệm (3 điểm) Câu 1: Cho tập hợp

Xem chi tiết
Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 11 - Kết nối tri thức

Phần trắc nghiệm (3 điểm) Câu 1: Tập hợp số tự nhiên được kí hiệu là:

Xem chi tiết
Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 10

Phần I: Trắc nghiệm (5 điểm). Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước đáp án đó vào bài làm.

Xem chi tiết
Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 9

Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm). Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước đáp án đó vào bài làm.

Xem chi tiết
Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 8

Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm). Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước đáp án đó vào bài làm.

Xem chi tiết
Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 7

Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm). Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước đáp án đó vào bài làm.

Xem chi tiết
Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 6

Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm). Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước đáp án đó vào bài làm.

Xem chi tiết
Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 5

Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm). Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước đáp án đó vào bài làm.

Xem chi tiết
Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 4

Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm). Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước đáp án đó vào bài làm.

Xem chi tiết
Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 3

Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm). Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước đáp án đó vào bài làm.

Xem chi tiết
Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 2

Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm). Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước đáp án đó vào bài làm.

Xem chi tiết
Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 1

Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm). Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước đáp án đó vào bài làm.

Xem chi tiết
Đề cương ôn tập học kì 1 Toán 6

A. NỘI DUNG ÔN TẬP Số học

Xem chi tiết

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.