Đề thi học kì 1 KHTN 9 Cánh diều - Đề số 3
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí
Thế năng trọng trường của một vật không phụ thuộc vào
Đề bài
Thế năng trọng trường của một vật không phụ thuộc vào
-
A.
khối lượng của vật.
-
B.
trọng lượng của vật.
-
C.
độ cao của vật.
-
D.
tốc độ của vật.
Khi một vật chuyển động rơi tự do từ trên xuống dưới thì
-
A.
thế năng của vật giảm dần
-
B.
động năng của vật giảm dần.
-
C.
thế năng của vật tăng dần
-
D.
động lượng của vật giảm dần.
Một vật được ném thẳng đứng lên cao, khi vật đạt độ cao cực đại thì tại đó:
-
A.
động năng cực đại, thế năng cực tiểu.
-
B.
động năng cực tiểu, thế năng cực đại.
-
C.
động năng bằng thế năng.
-
D.
động năng bằng nữa thế năng.
Cơ năng của vật sẽ không được bảo toàn khi vật:
-
A.
chỉ chịu tác dụng của trọng lực.
-
B.
chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi của lò xo.
-
C.
vật chịu tác dụng của lực cản, lực ma sát.
-
D.
vật không chịu tác dụng của lực ma sát, lực cản.
Đơn vị nào sau đây không được dùng để đo công suất?
-
A.
W.
-
B.
J/s.
-
C.
HP.
-
D.
m/s.
Ta có tia tới và tia khúc xạ trùng nhau khi
-
A.
góc tới bằng 0o.
-
B.
góc tới bằng góc khúc xạ.
-
C.
góc tới lớn hơn góc khúc xạ.
-
D.
góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.
Một đồng tiền xu được đặt trong chậu. Đặt mắt cách miệng chậu một khoảng h. Khi chưa có nước thì không thấy đồng xu nhưng khi cho nước vào lại trông thấy đồng xu vì:
-
A.
có sự khúc xạ ánh sáng.
-
B.
có sự phản xạ toàn phần.
-
C.
có sự phản xạ ánh sáng.
-
D.
có sự truyền thẳng ánh sáng.
Điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần?
-
A.
Ánh sáng có chiếu từ môi trường có chiết suất n1 tới môi trường có chiết suất n2 với n1 > n2 và góc tới nhỏ hơn góc tới hạn.
-
B.
Ánh sáng có chiếu từ môi trường có chiết suất n1 tới môi trường có chiết suất n2 với n1 > n2 và góc tới lớn hơn hoặc bằng góc tới hạn.
-
C.
Ánh sáng có chiếu từ môi trường có chiết suất n1 tới môi trường có chiết suất n2 với n1 < n2 và góc tới lớn hơn hoặc bằng góc tới hạn.
-
D.
Ánh sáng có chiếu từ môi trường có chiết suất n1 tới môi trường có chiết suất n2 với n1 < n2 và góc tới nhỏ hơn hoặc bằng góc tới hạn.
Hiện tượng phản xạ toàn phần là gì?
-
A.
Hiện tượng phản xạ toàn phần là hiện tượng phản xạ toàn bộ tia tới, xảy ra ở mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
-
B.
Hiện tượng phản xạ toàn phần là hiện tượng phản xạ một phần tia tới, xảy ra ở mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
-
C.
Hiện tượng phản xạ toàn phần là hiện tượng phản xạ toàn bộ tia tới, xảy ra ở môi trường thứ 2.
-
D.
Hiện tượng phản xạ toàn phần là hiện tượng khúc xạ toàn bộ tia tới, xảy ra ở mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
Ta nhận ra vật có màu đen vì
-
A.
nó có màu đen.
-
B.
nó được đặt bên cạnh những vật có màu sắc khác.
-
C.
có ánh sáng màu đen từ vật truyền tới mắt ta.
-
D.
nó phản xạ ánh sáng màu đen tới mắt ta.
Thấu kính hội tụ có đặc điểm biến đổi chùm tia tới song song thành
-
A.
chùm tia phản xạ.
-
B.
chùm tia ló hội tụ.
-
C.
chùm tia ló phân kỳ.
-
D.
chùm tia ló song song khác.
Kính lúp là thấu kính hội tụ có:
-
A.
tiêu cự dài dùng để quan sát các vật nhỏ.
-
B.
tiêu cự dài dùng để quan sát các vật có hình dạng phức tạp.
-
C.
tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật nhỏ.
-
D.
tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật lớn.
Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó?
-
A.
Không thay đổi khi thay đổi hiệu điện thế.
-
B.
Tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế.
-
C.
Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế.
-
D.
Giảm khi hiệu điện thế tăng.
Cho đoạn mạch gồm điện trở R1 mắc nối tiếp với điện trở R2 mắc vào mạch điện. Gọi I, I1, I2 lần lượt là cường độ dòng điện của toàn mạch, cường độ dòng điện qua R1, R2. Biểu thức nào sau đây đúng?
-
A.
I = I1 = I2.
-
B.
I = I1 + I2.
-
C.
I ≠ I2 = I2.
-
D.
I1 ≠ I2.
Công suất điện cho biết:
-
A.
Khả năng thực hiện công của dòng điện.
-
B.
Năng lượng của dòng điện.
-
C.
Năng lượng của dòng điện chạy qua 1 đoạn mạch trong một đơn vị thời gian.
-
D.
Mức độ mạnh - yếu của dòng điện.
Trong hiện tượng cảm ứng điện từ ta nhận biết được:
-
A.
Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn đặt gần nam châm.
-
B.
Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây đặt trong từ trường của nam châm.
-
C.
Dòng điện xuất hiện khi một cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm.
-
D.
Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây khi cuộn dây chạm vào nam châm.
Khi cắm phích cắm vào ổ điện làm sáng đèn. Khi đó dòng điện thể hiện các tác dụng:
-
A.
Quang và hóa.
-
B.
Từ và quang.
-
C.
Nhiệt và quang.
-
D.
Quang và cơ.
Ở giai đoạn đầu của vòng năng lượng theo vòng tuần hoàn của nước cần lấy năng lượng từ:
-
A.
Mặt trời.
-
B.
Gió.
-
C.
Dòng chảy.
-
D.
Sóng biển.
Dạng năng lượng nào sau đây là năng lượng tái tạo?
-
A.
Năng lượng từ than đá.
-
B.
Năng lượng từ xăng.
-
C.
Năng lượng mặt trời.
-
D.
Năng lượng khí gas.
Kim loại X được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế và một số thiết bị khác. Ở điều kiện thường, X là chất lỏng. Kim loại X là
-
A.
W
-
B.
Ag
-
C.
Cr
-
D.
Hg
Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, thu được khí H2?
-
A.
Au
-
B.
Cu
-
C.
Mg
-
D.
Ag
Dung dịch FeCl2 có lẫn tạp chất là CuCl2 có thể dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch FeCl2 trên?
-
A.
Zn
-
B.
Fe
-
C.
Ba
-
D.
Cu
Cho các phát biểu:
(a) Vàng là kim loại dẻo nhất nên được sử dụng làm đồ trang sức.
(b) Đồng dẫn điện kém bạc nhưng vẫn được sử dụng làm dây dẫn điện trong gia đình do giá thành rẻ hơn
(c) Kim loại thủy ngân điều kiện thường ở trạng thái lỏng, được sử dụng làm nhiệt kế để đo nhiệt độ
(d) Sắt dẻo do độ cứng cao nên được sử dụng làm vật liệu xây dựng.
(e) Giấy bạc được sử dụng để bọc thực phẩm, đồ nướng có thành phần chính là bạc
Số phát biểu đúng là
-
A.
2
-
B.
3
-
C.
4
-
D.
5
Cho kim loại Fe lần lượt phản ứng với các dung dịch: FeCl3, Cu(NO3)2, AgNO3, MgCl2. Số trường hợp xảy ra phản ứng hóa học là
-
A.
4
-
B.
3
-
C.
1
-
D.
2
Dãy chất gồm các kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần về hoạt động hóa học là:
-
A.
Cu, Fe, Zn, Al, Na, K
-
B.
Al, Na, Fe, Cu, K, Zn
-
C.
Fe, Al, Cu, Zn, K, Na
-
D.
Fe, Cu, Al, K, Na, Zn.
Phản ứng điều chế kim loại nào sau đây thuộc Phương pháp nhiệt luyện?
-
A.
2NaCl → 2Na + Cl2
-
B.
3CO + Fe2O3 → 2Fe + 3CO2
-
C.
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
-
D.
2Al2O3 → 4Al + 3O2
Cho luồng khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3, ZnO, Fe2O3 nung nóng, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn có chứa đồng thời
-
A.
Al2O3, Zn, Fe, Cu
-
B.
Al2O3, ZnO, Fe, Cu
-
C.
Al, Zn, Fe, Cu
-
D.
Cu, Al, ZnO, Fe
Nguyên tố nào sau đây là phi kim?
-
A.
Sodium
-
B.
Magnesium
-
C.
Carbon
-
D.
Copper
Phát biểu nào sau đây đúng?
-
A.
Kim cương dùng làm nhiên liệu.
-
B.
Than chì được dùng làm mũi khoan
-
C.
Than gỗ mới điều chế có tính hấp phụ cao gọi là than hoạt tính
-
D.
Than cốc dùng để khử mùi, mặt nạ phòng độc.
Cho các phát biểu sau
1. Carbon, lưu huỳnh, sodium là các phi kim quan trọng, có nhiều ứng dụng trong đời sống.
2. Chlorine được sử dụng để xử lí nước thải sinh hoạt, nước bể bơi
3. Ở điều kiện thường, thủy ngân là kim loại ở trạng thái lỏng
4. Các phi kim thường dẫn điện, dẫn nhiệt tốt hơn kim loại.
5. Trong các phản ứng hóa học, kim loại có xu hướng nhường electron còn phi kim thường có xu hướng nhận electron.
Số phát biểu đúng là
-
A.
2
-
B.
3
-
C.
4
-
D.
5
Cho một luồng khí chlorine dư tác dụng với 9,2 gam kim loại X (hóa trị I) sinh ra 23,4 gam muối. X là kim loại
-
A.
Na
-
B.
K
-
C.
Ca
-
D.
Ba
Cho 10 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được 2,479 lít khí hydrogen (đkc), dung dịch X và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là
-
A.
6,4
-
B.
3,4
-
C.
4,4
-
D.
5,6
Nhúng thanh Fe nặng m gam vào 300ml dung dịch CuSO4 1M, sau một thời gian thu được dung dịch X có chứa CuSO4 0,5M, đồng thời khối lượng thanh Fe tăng 4% so với khối lượng ban đầu. Giả sử thể tích dung dịch không thay đổi và lượng Cu sinh ra bám hoàn toàn vào thanh sắt. Giá trị m là
-
A.
24
-
B.
30
-
C.
32
-
D.
48
Gas đun nấu thường chứa C3H8 và C4H10 hóa lỏng theo thể tích tương ứng 3:1. Giả sử bình gas nói trên chứa 12kg gas hóa lỏng (đkc) sẽ có bao nhiêu kg C3H8?
-
A.
2794g
-
B.
8382g
-
C.
8386g
-
D.
3683g
Công thức cấu tạo cho biết:
-
A.
Số lượng liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
-
B.
Các loại liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử
-
C.
Thứ tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử
-
D.
Bản chất liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
Hợp chất nào sau đây là hydrocarbon?
-
A.
Saccharose
-
B.
Glucose
-
C.
Giấm ăn
-
D.
Methane
Trong số các chất sau, chất nào là chất hữu cơ?
-
A.
CO2
-
B.
HCN
-
C.
(NH2)2CO
-
D.
NaHCO3
Ethylene không có phản ứng nào sau đây?
-
A.
Tác dụng với KOH
-
B.
Tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng)
-
C.
Làm nhạt màu dung dịch Br2
-
D.
Phản ứng trùng hợp
Ô tô, xe máy thường sử dụng loại nhiên liệu nào sau đây?
-
A.
Than đá
-
B.
Xăng
-
C.
Dầu diesel
-
D.
Khí thiên nhiên
Trong các chất sau: CH3OH, C4H10, C2H4Br2, CaSO3, C2H5ONa, Mg(HCO3)2, CH3COOH có bao nhiêu chất là dẫn xuất của hydrocarbon
-
A.
3
-
B.
4
-
C.
5
-
D.
6
Lời giải và đáp án
Thế năng trọng trường của một vật không phụ thuộc vào
-
A.
khối lượng của vật.
-
B.
trọng lượng của vật.
-
C.
độ cao của vật.
-
D.
tốc độ của vật.
Đáp án : D
Thế năng trọng trường là năng lượng của 1 vật khi nó ở một độ cao nhất định so với mặt đất hoặc so với một vật được chọn làm gốc để tính độ cao.
Đáp án D
Khi một vật chuyển động rơi tự do từ trên xuống dưới thì
-
A.
thế năng của vật giảm dần
-
B.
động năng của vật giảm dần.
-
C.
thế năng của vật tăng dần
-
D.
động lượng của vật giảm dần.
Đáp án : A
Khi một vật chuyển động rơi tự do từ trên xuống dưới thì độ cao của vật giảm dần, tốc độ của vật tăng dần ⇒ Thế năng của vật giảm dần, động năng của vật tăng dần.
Đáp án A
Một vật được ném thẳng đứng lên cao, khi vật đạt độ cao cực đại thì tại đó:
-
A.
động năng cực đại, thế năng cực tiểu.
-
B.
động năng cực tiểu, thế năng cực đại.
-
C.
động năng bằng thế năng.
-
D.
động năng bằng nữa thế năng.
Đáp án : B
Khi vật chuyển động lên cao, độ cao vật tăng dần và tốc độ vật giảm gần. Ở độ cao cực đại thế năng của vật cực đại, tốc độ của vật bằng 0 ⇒ động năng = 0.
Đáp án B
Cơ năng của vật sẽ không được bảo toàn khi vật:
-
A.
chỉ chịu tác dụng của trọng lực.
-
B.
chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi của lò xo.
-
C.
vật chịu tác dụng của lực cản, lực ma sát.
-
D.
vật không chịu tác dụng của lực ma sát, lực cản.
Đáp án : C
Nếu cơ năng của vật không chuyển hóa thành dạng năng lượng khác thì tổng động năng và thế năng của vật không đổi, cơ năng của vật được bảo toàn.
Đáp án C
Đơn vị nào sau đây không được dùng để đo công suất?
-
A.
W.
-
B.
J/s.
-
C.
HP.
-
D.
m/s.
Đáp án : D
m/s là đơn vị đo tốc độ.
Đáp án D
Ta có tia tới và tia khúc xạ trùng nhau khi
-
A.
góc tới bằng 0o.
-
B.
góc tới bằng góc khúc xạ.
-
C.
góc tới lớn hơn góc khúc xạ.
-
D.
góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.
Đáp án : A
Ta có:
Khi góc tới bằng 0o thì góc khúc xạ bằng 0o, tia sáng không bị gãy khúc khi truyền qua hai môi trường.
⇒ Tia tới và tia khúc xạ trùng nhau khi góc tới bằng 0o.
Đáp án A
Một đồng tiền xu được đặt trong chậu. Đặt mắt cách miệng chậu một khoảng h. Khi chưa có nước thì không thấy đồng xu nhưng khi cho nước vào lại trông thấy đồng xu vì:
-
A.
có sự khúc xạ ánh sáng.
-
B.
có sự phản xạ toàn phần.
-
C.
có sự phản xạ ánh sáng.
-
D.
có sự truyền thẳng ánh sáng.
Đáp án : A
Do hiện tượng khúc xạ ánh sáng nên khi đổ nước vào, ảnh của vật được dịch lên một đoạn ⇒ mắt nhìn thấy được đồng xu.
Đáp án A
Điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần?
-
A.
Ánh sáng có chiếu từ môi trường có chiết suất n1 tới môi trường có chiết suất n2 với n1 > n2 và góc tới nhỏ hơn góc tới hạn.
-
B.
Ánh sáng có chiếu từ môi trường có chiết suất n1 tới môi trường có chiết suất n2 với n1 > n2 và góc tới lớn hơn hoặc bằng góc tới hạn.
-
C.
Ánh sáng có chiếu từ môi trường có chiết suất n1 tới môi trường có chiết suất n2 với n1 < n2 và góc tới lớn hơn hoặc bằng góc tới hạn.
-
D.
Ánh sáng có chiếu từ môi trường có chiết suất n1 tới môi trường có chiết suất n2 với n1 < n2 và góc tới nhỏ hơn hoặc bằng góc tới hạn.
Đáp án : B
Điều kiện xảy ra phản xạ toàn phần
+ Ánh sáng truyền từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém.
+ Góc tới i phải lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn.
Đáp án B
Hiện tượng phản xạ toàn phần là gì?
-
A.
Hiện tượng phản xạ toàn phần là hiện tượng phản xạ toàn bộ tia tới, xảy ra ở mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
-
B.
Hiện tượng phản xạ toàn phần là hiện tượng phản xạ một phần tia tới, xảy ra ở mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
-
C.
Hiện tượng phản xạ toàn phần là hiện tượng phản xạ toàn bộ tia tới, xảy ra ở môi trường thứ 2.
-
D.
Hiện tượng phản xạ toàn phần là hiện tượng khúc xạ toàn bộ tia tới, xảy ra ở mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
Đáp án : A
Hiện tượng phản xạ toàn phần là hiện tượng phản xạ toàn bộ tia tới, xảy ra ở mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
Đáp án A
Ta nhận ra vật có màu đen vì
-
A.
nó có màu đen.
-
B.
nó được đặt bên cạnh những vật có màu sắc khác.
-
C.
có ánh sáng màu đen từ vật truyền tới mắt ta.
-
D.
nó phản xạ ánh sáng màu đen tới mắt ta.
Đáp án : B
Ta nhận ra vật có màu đen vì nó được đặt bên cạnh những vật có màu sắc khác.
Đáp án B
Thấu kính hội tụ có đặc điểm biến đổi chùm tia tới song song thành
-
A.
chùm tia phản xạ.
-
B.
chùm tia ló hội tụ.
-
C.
chùm tia ló phân kỳ.
-
D.
chùm tia ló song song khác.
Đáp án : B
Ta có: Một chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính.
Đáp án B
Kính lúp là thấu kính hội tụ có:
-
A.
tiêu cự dài dùng để quan sát các vật nhỏ.
-
B.
tiêu cự dài dùng để quan sát các vật có hình dạng phức tạp.
-
C.
tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật nhỏ.
-
D.
tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật lớn.
Đáp án : C
Kính lúp là một dụng cụ quang bổ trợ cho mắt để quan sát các vật nhỏ
Đáp án C
Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó?
-
A.
Không thay đổi khi thay đổi hiệu điện thế.
-
B.
Tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế.
-
C.
Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế.
-
D.
Giảm khi hiệu điện thế tăng.
Đáp án : C
Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn phụ thuộc vào hiệu điện thế, khi hiệu điện thế tăng (giảm) thì cường độ dòng điện cũng tăng (giảm) theo tỉ lệ.
Đáp án C
Cho đoạn mạch gồm điện trở R1 mắc nối tiếp với điện trở R2 mắc vào mạch điện. Gọi I, I1, I2 lần lượt là cường độ dòng điện của toàn mạch, cường độ dòng điện qua R1, R2. Biểu thức nào sau đây đúng?
-
A.
I = I1 = I2.
-
B.
I = I1 + I2.
-
C.
I ≠ I2 = I2.
-
D.
I1 ≠ I2.
Đáp án : A
Ta có, trong đoạn mạch mắc nối tiếp thì:
Cường độ dòng điện có giá trị như nhau tại mọi điểm: I = I1 = I2 = … = In
Đáp án A
Công suất điện cho biết:
-
A.
Khả năng thực hiện công của dòng điện.
-
B.
Năng lượng của dòng điện.
-
C.
Năng lượng của dòng điện chạy qua 1 đoạn mạch trong một đơn vị thời gian.
-
D.
Mức độ mạnh - yếu của dòng điện.
Đáp án : C
Năng lượng của dòng điện chạy qua 1 đoạn mạch trong một đơn vị thời gian gọi là công suất điện.
Đáp án C
Trong hiện tượng cảm ứng điện từ ta nhận biết được:
-
A.
Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn đặt gần nam châm.
-
B.
Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây đặt trong từ trường của nam châm.
-
C.
Dòng điện xuất hiện khi một cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm.
-
D.
Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây khi cuộn dây chạm vào nam châm.
Đáp án : C
Trong hiện tượng cảm ứng điện từ ta nhận biết được dòng điện xuất hiện khi một cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm.
Đáp án C
Khi cắm phích cắm vào ổ điện làm sáng đèn. Khi đó dòng điện thể hiện các tác dụng:
-
A.
Quang và hóa.
-
B.
Từ và quang.
-
C.
Nhiệt và quang.
-
D.
Quang và cơ.
Đáp án : C
Cắm phích cắm của bóng đèn vào ổ điện thì đèn dây tóc nóng sáng thể hiện tác dụng nhiệt và tác dụng quang của dòng điện.
Đáp án C
Ở giai đoạn đầu của vòng năng lượng theo vòng tuần hoàn của nước cần lấy năng lượng từ:
-
A.
Mặt trời.
-
B.
Gió.
-
C.
Dòng chảy.
-
D.
Sóng biển.
Đáp án : A
Trong vòng tuần hoàn của nước cũng có sự chuyển hóa năng lượng mặt trời thành các dạng năng lượng. Ở giai đoạn đầu của vòng tuần hoàn nước là nước từ dạng lỏng bốc hơi dưới tác động của ánh sáng mặt trời, hơi nước ngưng tụ thành các đám mây và mưa.
Đáp án A
Dạng năng lượng nào sau đây là năng lượng tái tạo?
-
A.
Năng lượng từ than đá.
-
B.
Năng lượng từ xăng.
-
C.
Năng lượng mặt trời.
-
D.
Năng lượng khí gas.
Đáp án : C
Năng lượng tái tạo là năng lượng đến từ các nguồn năng lượng có sẵn trong thiên nhiên, liên tục được bổ sung thông qua các quá trình tự nhiên.
Đáp án C
Kim loại X được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế và một số thiết bị khác. Ở điều kiện thường, X là chất lỏng. Kim loại X là
-
A.
W
-
B.
Ag
-
C.
Cr
-
D.
Hg
Đáp án : D
Dựa vào tính chất của kim loại.
Kim loại X là Hg.
Đáp án D
Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, thu được khí H2?
-
A.
Au
-
B.
Cu
-
C.
Mg
-
D.
Ag
Đáp án : C
Dựa vào tính chất hóa học của kim loại.
Các kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động có thể tan trong dung dịch H2SO4 loãng thu được khí H2 như Mg.
Đáp án C
Dung dịch FeCl2 có lẫn tạp chất là CuCl2 có thể dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch FeCl2 trên?
-
A.
Zn
-
B.
Fe
-
C.
Ba
-
D.
Cu
Đáp án : B
Dựa vào tính chất hóa học của kim loại.
Có thể dùng Fe để làm sạch CuCl2 vì Fe đẩy Cu ra khỏi CuCl2 thu được FeCl2.
Đáp án B
Cho các phát biểu:
(a) Vàng là kim loại dẻo nhất nên được sử dụng làm đồ trang sức.
(b) Đồng dẫn điện kém bạc nhưng vẫn được sử dụng làm dây dẫn điện trong gia đình do giá thành rẻ hơn
(c) Kim loại thủy ngân điều kiện thường ở trạng thái lỏng, được sử dụng làm nhiệt kế để đo nhiệt độ
(d) Sắt dẻo do độ cứng cao nên được sử dụng làm vật liệu xây dựng.
(e) Giấy bạc được sử dụng để bọc thực phẩm, đồ nướng có thành phần chính là bạc
Số phát biểu đúng là
-
A.
2
-
B.
3
-
C.
4
-
D.
5
Đáp án : B
Dựa vào tính chất vật lí của kim loại.
(a) đúng
(b) đúng
(c) đúng
(d) sai, sắt không có độ dẻo cao.
(e) sai, thành phần chính là nhôm
Đáp án B
Cho kim loại Fe lần lượt phản ứng với các dung dịch: FeCl3, Cu(NO3)2, AgNO3, MgCl2. Số trường hợp xảy ra phản ứng hóa học là
-
A.
4
-
B.
3
-
C.
1
-
D.
2
Đáp án : B
Dựa vào tính chất hóa học của kim loại.
Fe lần lượt phản ứng với các dung dịch: FeCl3, Cu(NO3)2, AgNO3.
Đáp án B
Dãy chất gồm các kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần về hoạt động hóa học là:
-
A.
Cu, Fe, Zn, Al, Na, K
-
B.
Al, Na, Fe, Cu, K, Zn
-
C.
Fe, Al, Cu, Zn, K, Na
-
D.
Fe, Cu, Al, K, Na, Zn.
Đáp án : A
Dựa vào dãy hoạt động hóa học.
Các kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần về hoạt động hóa học là: Cu, Fe, Zn, Al, Na, K
Đáp án A
Phản ứng điều chế kim loại nào sau đây thuộc Phương pháp nhiệt luyện?
-
A.
2NaCl → 2Na + Cl2
-
B.
3CO + Fe2O3 → 2Fe + 3CO2
-
C.
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
-
D.
2Al2O3 → 4Al + 3O2
Đáp án : B
Dựa vào Phương pháp điều chế kim loại
Phương pháp nhiệt luyện là dùng chất khử mạnh như CO, H2, C,.. khử oxide kim loại ở nhiệt độ cao
Đáp án B
Cho luồng khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3, ZnO, Fe2O3 nung nóng, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn có chứa đồng thời
-
A.
Al2O3, Zn, Fe, Cu
-
B.
Al2O3, ZnO, Fe, Cu
-
C.
Al, Zn, Fe, Cu
-
D.
Cu, Al, ZnO, Fe
Đáp án : A
Dựa vào Phương pháp nhiệt luyện.
CO có thể khử được CuO, ZnO, Fe2O3. Hỗn hợp rắn gồm: Al2O3, Zn, Fe, Cu
Đáp án A
Nguyên tố nào sau đây là phi kim?
-
A.
Sodium
-
B.
Magnesium
-
C.
Carbon
-
D.
Copper
Đáp án : C
Dựa vào sự khác nhau giữa phi kim và kim loại.
Carbon là nguyên tố phi kim.
Đáp án C
Phát biểu nào sau đây đúng?
-
A.
Kim cương dùng làm nhiên liệu.
-
B.
Than chì được dùng làm mũi khoan
-
C.
Than gỗ mới điều chế có tính hấp phụ cao gọi là than hoạt tính
-
D.
Than cốc dùng để khử mùi, mặt nạ phòng độc.
Đáp án : C
Dựa vào ứng dụng của phi kim.
Than gỗ mới điều chế có tính hấp phụ cao gọi là than hoạt tính.
Đáp án C
Cho các phát biểu sau
1. Carbon, lưu huỳnh, sodium là các phi kim quan trọng, có nhiều ứng dụng trong đời sống.
2. Chlorine được sử dụng để xử lí nước thải sinh hoạt, nước bể bơi
3. Ở điều kiện thường, thủy ngân là kim loại ở trạng thái lỏng
4. Các phi kim thường dẫn điện, dẫn nhiệt tốt hơn kim loại.
5. Trong các phản ứng hóa học, kim loại có xu hướng nhường electron còn phi kim thường có xu hướng nhận electron.
Số phát biểu đúng là
-
A.
2
-
B.
3
-
C.
4
-
D.
5
Đáp án : C
Dựa vào sự khác nhau giữa kim loại và phi kim
1. Đúng
2. Đúng
3. Đúng
4. Sai, hầu hết các phi kim không dẫn điện, dẫn nhiệt.
5. Đúng
Đáp án C
Cho một luồng khí chlorine dư tác dụng với 9,2 gam kim loại X (hóa trị I) sinh ra 23,4 gam muối. X là kim loại
-
A.
Na
-
B.
K
-
C.
Ca
-
D.
Ba
Đáp án : A
Dựa vào tính chất hóa học của kim loại.
2X + Cl2 → 2XCl
Bảo toàn khối lượng có: m Cl2 + m X = m muối
→ m Cl2 = 23,4 – 9,2 = 14,2g
n Cl2 = 14,2 : 71 = 0,2 mol
theo phương trình: n X = 2.n Cl2 = 0,2.2 = 0,4 mol
MX = 9,2 : 0,4 = 23 (Na)
Đáp án A
Cho 10 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được 2,479 lít khí hydrogen (đkc), dung dịch X và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là
-
A.
6,4
-
B.
3,4
-
C.
4,4
-
D.
5,6
Đáp án : C
Dựa vào tính chất hóa học của kim loại.
Cu không tan trong dung dịch H2SO4 loãng.
n H2 = 2,479 : 24,79 = 0,1 mol
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
0,1 ← 0,1
m Fe = 0,1.56 = 5,6g → m Cu = 10 – 5,6 = 4,4g
Đáp án C
Nhúng thanh Fe nặng m gam vào 300ml dung dịch CuSO4 1M, sau một thời gian thu được dung dịch X có chứa CuSO4 0,5M, đồng thời khối lượng thanh Fe tăng 4% so với khối lượng ban đầu. Giả sử thể tích dung dịch không thay đổi và lượng Cu sinh ra bám hoàn toàn vào thanh sắt. Giá trị m là
-
A.
24
-
B.
30
-
C.
32
-
D.
48
Đáp án : B
Dựa vào tính chất hóa học của kim loại.
n CuSO4 ban đầu = 0,3.1 = 0,3 mol
n CuSO4 sau phản ứng = 0,3.0,5 = 0,15 mol
Vậy n CuSO4 phản ứng = 0,3 – 0,15 = 0,15 mol
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
0,15 0,15 0,15
Khối lượng thanh Fe tăng = 0,15.64 – 0,15.56 = 1,2g = 4%.m → m = 30g
Đáp án B
Gas đun nấu thường chứa C3H8 và C4H10 hóa lỏng theo thể tích tương ứng 3:1. Giả sử bình gas nói trên chứa 12kg gas hóa lỏng (đkc) sẽ có bao nhiêu kg C3H8?
-
A.
2794g
-
B.
8382g
-
C.
8386g
-
D.
3683g
Đáp án : B
Dựa vào tỉ lệ thành phần trong gas.
Tỉ lệ thể tích bằng tỉ lệ số mol nên gọi số mol C3H8 là 3a mol; số mol C4H10 là a mol
Khối lượng bình gas là: m C3H8 + m C4H10 = 3a.44 + a.58 = 12.103
→ a = 63,2 mol → m C3H8 = 3.63,5.44 = 8382g
Đáp án B
Công thức cấu tạo cho biết:
-
A.
Số lượng liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
-
B.
Các loại liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử
-
C.
Thứ tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử
-
D.
Bản chất liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
Đáp án : C
Dựa vào cấu tạo của hợp chất hữu cơ.
Công thức cấu tạo cho biết thứ tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
Đáp án C
Hợp chất nào sau đây là hydrocarbon?
-
A.
Saccharose
-
B.
Glucose
-
C.
Giấm ăn
-
D.
Methane
Đáp án : D
Dựa vào khái niệm hydrocarbon.
Methane thuộc hydrocarbon vì chỉ chứa nguyên tố C và H.
Đáp án D
Trong số các chất sau, chất nào là chất hữu cơ?
-
A.
CO2
-
B.
HCN
-
C.
(NH2)2CO
-
D.
NaHCO3
Đáp án : C
Dựa vào khái niệm về chất hữu cơ.
(NH2)2CO là hợp chất hữu cơ
Đáp án C
Ethylene không có phản ứng nào sau đây?
-
A.
Tác dụng với KOH
-
B.
Tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng)
-
C.
Làm nhạt màu dung dịch Br2
-
D.
Phản ứng trùng hợp
Đáp án : A
Dựa vào tính chất hóa học của ethylene
Ethylene không tác với KOH.
Đáp án A
Ô tô, xe máy thường sử dụng loại nhiên liệu nào sau đây?
-
A.
Than đá
-
B.
Xăng
-
C.
Dầu diesel
-
D.
Khí thiên nhiên
Đáp án : B
Dựa vào các nguồn nhiên liệu.
Ô tô, xe máy thường sử dụng xăng làm nhiên liệu để chạy động cơ.
Đáp án B
Trong các chất sau: CH3OH, C4H10, C2H4Br2, CaSO3, C2H5ONa, Mg(HCO3)2, CH3COOH có bao nhiêu chất là dẫn xuất của hydrocarbon
-
A.
3
-
B.
4
-
C.
5
-
D.
6
Đáp án : B
Dựa vào phân loại hợp chất hữu cơ.
CH3OH, C2H4Br2, C2H5ONa, CH3COOH là những chất thuộc dẫn xuất hydrocarbon.
Đáp án B
Đề thi học kì 1 - Đề số 4
Đề thi học kì 1 - Đề số 5
Đề thi học kì 1 - Đề số 6
Một vật được ném thẳng đứng lên cao, khi vật đạt độ cao cực đại thì tại đó:
Chức năng chính của dây điện trở trong thí nghiệm là gì?
NỘI DUNG ÔN TẬP BÀI TẬP