Đề bài

Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A.

    Kim cương dùng làm nhiên liệu.

  • B.

    Than chì được dùng làm mũi khoan

  • C.

    Than gỗ mới điều chế có tính hấp phụ cao gọi là than hoạt tính

  • D.

    Than cốc dùng để khử mùi, mặt nạ phòng độc.

Phương pháp giải

Dựa vào ứng dụng của phi kim.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Than gỗ mới điều chế có tính hấp phụ cao gọi là than hoạt tính.

Đáp án C

Đáp án : C

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Các phi kim như carbon, lưu huỳnh hay chlorine là những chất không thể thiếu trong công nghiệp cũng như cuộc sống hằng ngày. Tính chất của chúng có gì khác so với kim loại?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Giải thích tại sao trong phản ứng giữa kim loại và phi kim, phi kim thường nhận electron

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Lấy ví dụ minh họa sự khác nhau giữa kim loại và phi kim về tính chất vật lí và tính chất hóa học

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Lập bảng so sánh những điều khác nhau về tính chất vật lí của kim loại và phi kim

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Dựa vào các thông tin trong bảng 18.2:

a) So sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các nguyên tố phi kim và phi kim trong bảng.

b) Cho biết ở điều kiện chuẩn, các nguyên tố trong bảng tồn tại ở thể nào? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Cho các vật thể sau: đinh sắt, dây đồng, mẩu than đá, mẩu ruột bút chì. Dự đoán hiện tượng xảy ra khi dùng búa đập lên bề mặt các vật thể đó. Giải thích

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Cho phản ứng: 2Na + Cl2 \( \to \)2NaCl

a) Viết quá trình cho và nhận electron của phản ứng trên

b) Cho biết loại liên kết hóa học trong phân tử NaCl

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Lấy hai ví dụ minh họa cho sự khác nhau giữa tính chất hóa học của kim loại và phi kim

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Vì sao các đồ vật làm từ thép như song cửa, cánh cửa, hàng rào thường được phủ một lớp sơn trước khi đưa vào sử dụng?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Với lưu huỳnh và đồng, hãy cho biết:

a) Chất nào dẫn điện, chất nào không dẫn điện?

b) Khi đun nóng, chất nào dễ chảy lỏng hơn?

c) Khi tác dụng với oxygen, chất nào tạo oxide base, chất nào tạo oxide acid?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Lấy ví dụ minh họa cho sự khác nhau về tính chất giữa kim loại và phi kim

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Viết phương trình hóa học minh họa cho phản ứng giữa oxygen với

a) kim loại

b) phi kim

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Sản phẩm tạo thành từ các phản ứng trên thuộc loại hợp chất nào đã học?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Các phi kim có xu hướng như thế nào trong phản ứng hóa học với kim loại?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Phi kim tác dụng với oxygen tạo ra:

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Cho 3,1g phosphorus tác dụng với khí oxygen thu được m (g) chất rắn. Khối lượng m là:

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Sự khác nhau giữa phản ứng của kim loại và phi kim với khí oxygen

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Viết phương trình hóa học để hoàn thành sơ đồ chuyển đổi sau

Sơ đồ 1: S \( \to \) SO2 \( \to \) H2SO3

Sơ đồ 2: Ca \( \to \)CaO \( \to \) Ca(OH)2

a) Sản phẩm sinh ra ở phản ứng (2) của hai sơ đồ thuộc loại hợp chất nào đã học?

b) Xác định ion dương và ion âm cho hai sản phẩm sinh ra ở phản ứng (2) của hai sơ đồ trên

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Hoàn thành các phản ứng hóa học sau:

a) S + ... \( \to \) SO2

b) ... + O2 \( \to \) Fe3O4

c) Zn + O2 \( \to \) ...

d) Ca + ... \( \to \) CaO

e) Cu + O2 \( \to \) ...

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Xác định ion dương, ion âm tạo thành khi hòa tan các chất sau vào nước:

a) KCl

b) NaNO3

c) BaO

d) HCl

e) NaOH

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Có ý kiến cho rằng: “ Chỉ có kim loại mới có khả năng dẫn điện, phi kim thì không dẫn điện”. Theo em, ý kiến trên đúng không? Giải thích

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Dựa vào các phát biểu dưới đây, hãy xác định các nguyên tố là kim loại hay phi kim bằng cách đánh dấu ѵ vào ô trống, sau đó viết tên nguyên tố (kèm kí hiệu hóa học) vào bảng theo mẫu sau:

 

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Dựa vào tính chất nào sau đây cho thấy sự khác nhau giữa kim loại và phi kim?

A. Màu sắc

B. Trạng thái

C. Kích thước

D. Nhiệt độ nóng chảy

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Dãy phi kim nào sau đây tác dụng với oxygen tạo thành oxide acid

A. S, C, P

B. S, P, Cl2

C. Si, P, Br2

D. C, Cl2, Br2

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Do có tính hấp phụ nên carbon vô định hình được dùng làm

A. điện cực, chất khử

B. mặt nạ phòng hơi độc

C. ruột bút chì, chất bôi trơn

D. mũi khoan, dao cắt kính

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Dưới đây là một số mô tả của các nguyên tố khác nhau ở nhiệt độ phòng. Cho biết các mô tả đó tương ứng với một kim loại và phi kim.

a) Chất rắn màu bạc dẫn nhiệt tốt.

b) Chất khí không màu

c) Chất rắn cứng và dẻo

d) Chất lỏng màu nâu đỏ không dẫn điện

e) Chất khí màu vàng lục

g) Chất rắn có ánh kim, không dẫn điện và dẫn nhiệt kém.

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Điền các từ ngữ cho sẵn vào chỗ trống để có phát biểu đúng: tính cứng, tính dẻo, tính dẫn điện, ánh kim, tính dẫn nhiệt, tính hấp phụ.

a) Nhôm được dùng để làm nồi đun nấu bởi vì có ……

b) Đồng được dùng để làm dây dẫn điện vì có ……

c) Bạc được uốn cong thành đồ trang sức vì có ……

d) Than chì được dùng làm điện cực vì có ……..

e) Than hoạt tính được dùng trong mặt nạ phòng độc, bình lọc nước vì có ……..

g) Bề mặt các đồ trang sức bằng vàng hay bạc có vẻ ánh sáng lấp lánh vì các kim loại đó có ……

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Những đặc điểm nào dưới đây mô tả tính chất của kim loại và phi kim?

a) Hầu hết dẫn điện tốt.

b) Hầu hết dẫn nhiệt kém.

c) Hầu hết là chất rắn ở nhiệt độ phòng

d) Một số chất ở thể khí.

e) Hầu hết có ánh kim khi chiếu sáng

g) Khi tham gia các phản ứng hóa học, đơn chất này luôn có xu hướng tạo ra ion dương.

h) Khi tham gia các phản ứng hóa học, đơn chất này thường có xu hướng tạo ra anion.

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Cho các đơn chất sau: lưu huỳnh (sulfur), đồng (copper), zinc, oxygen, carbon, aluminium, sodium, phosphorus.

a) Chất nào là kim loại?

b) Chất nào là phi kim và tồn tại ở thể rắn ở điều kiện thường?

c) Chất nào tồn tại ở thể khí ở điều kiện thường.

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Vì sao đồng dẫn điện tốt hơn nhôm nhưng đồng chỉ được sử dụng làm dây dẫn điện trong nhà, còn dây điện cao thế lại làm bằng nhôm?

Xem lời giải >>