Đề thi học kì 1 KHTN 8 Kết nối tri thức - Đề số 8

Chất nào sau đây là hydrochlric acid?

Đề bài

Câu 1 :

Chất nào sau đây là hydrochloric acid?

  • A.

    H2SO4

  • B.

    HNO3

  • C.

    H3PO4

  • D.

    HCl

Câu 2 :

Nhóm các dung dịch có pH > 7 là:

  • A.

    HCl, NaOH

  • B.

    Ba(OH)2, NaOH         

  • C.

    NaCl, H2SO4

  • D.

    CH3COOH, HNO3

Câu 3 :

Phản ứng giữa dung dịch acid và dung dịch base được gọi là phản ứng gì?

  • A.

    Phản ứng thế  

  • B.

    Phản ứng hóa hợp

  • C.

    Phản ứng trung hòa    

  • D.

    Phản ứng phân hủy.

Câu 4 :

Một base được dùng phổ biến để sản xuất các phụ gia cho dầu thô, xử lí nước để sản xuất các loại đồ uống như rượu hay đồ uống không công có công thức X(OH)2, trong đó X chiếm 54,054% (khối lượng). Công thức hóa học của base đó là:

  • A.

    Ba(OH)2

  • B.

    Ca(OH)2

  • C.

    Zn(OH)2

  • D.

    Mg(OH)2

Câu 5 :

Tên gọi sulfur trioxide ứng với công thức nào sau đây?

  • A.

    SO3

  • B.

    CO2

  • C.

    CO3

  • D.

    SO2

Câu 6 :

Một nguyên tố R có hóa trị II. Thành phần oxide của R, oxygen chiếm 20% về khối lượng. Công thức oxide đó là

  • A.

    CuO

  • B.

    SO2

  • C.

    MgO

  • D.

    Al2O3

Câu 7 :

Cho 180 gam dung dịch Ba(OH)2 5,7% vào dung dịch K2CO3 dư, sau phản ứng thu được m gam BaCO3. Giá trị của m là

  • A.

    4,89 gam

  • B.

    5,91 gam

  • C.

    11,82 gam

  • D.

    10,9 gam

Câu 8 :

Trong số các base sau đây, base nào là base không tan trong nước?

  • A.

    KOH   

  • B.

    LiOH

  • C.

    Ca(OH)2

  • D.

    Mg(OH)2

Câu 9 :

Cho dung dịch NaOH vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl2, ta quan sát được hiện tượng là:

  • A.

    Có khí thoát ra

  • B.

    Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ rồi chuyển sang màu trắng xanh.

  • C.

    Xuất hiện kết tủa trắng xanh rồi chuyển sang nâu đỏ.

  • D.

    Xuất hiện kết tủa đỏ nâu.

Câu 10 :

Hòa tan hết 6 gam một kim loại hóa trị II bằng dung dịch H2SO4 loãng được 3,7185 lít H2 (đkc). Kim loại đó là:

  • A.

    Zn

  • B.

    Mg

  • C.

    Fe

  • D.

    Ca

Câu 11 :

Muối nào sau đây không tan trong nước?

  • A.

    K2SO4

  • B.

    Na2SO4

  • C.

    BaSO4

  • D.

    CuSO4.

Câu 12 :

Phân bón hóa học được chia thành các loại:

  • A.

    đa lượng, đơn lượng, vi lượng

  • B.

    đa lượng, đơn lượng, trung lượng

  • C.

    đa lượng, trung lượng, vi lượng,

  • D.

    trung lượng, vi lượng, đơn lượng.

Câu 13 :

Muốn tăng hàm lượng tinh bột, protein, vitamin, đường,… trong quả, củ, thân; tăng khả năng chống chịu của cây, trồng đối với hạn hán, rét hại, sâu bệnh thì cần bón phân có chứa nguyên tố dinh dưỡng:

  • A.

    N

  • B.

    P

  • C.

    K

  • D.

    Ca

Câu 14 :

Cho phương trình phản ứng sau: BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + Y + H2O. Khí Y là

  • A.

    CO

  • B.

    H2

  • C.

    Cl2

  • D.

    CO2

Câu 15 :

Phát biểu nào sau đây về khối lượng riêng là đúng?

  • A.

    Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.

  • B.

    Nói khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3 có nghĩa là 1 cm3 sắt có khối lượng 7800 kg.

  • C.

    Công thức tính khối lượng riêng là D = m.V.

  • D.

    Khối lượng riêng bằng trọng lượng riêng.

Câu 16 :

Cho các hình vẽ sai, trường hợp nào áp suất tác dụng lên sàn lớn nhất:

  • A.

    Hình 1.

  • B.

    Hình 2.

  • C.

    Hình 3.

  • D.

    Hình 4.

Câu 17 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về áp suất khí quyển?

  • A.

    Áp suất khí quyển tác dụng theo mọi phương.

  • B.

    Áp suất khí quyển bằng áp suất thủy ngân.

  • C.

    Áp suất khí quyển chỉ tác dụng theo phương thẳng đứng hướng từ dưới lên trên.

  • D.

    Áp suất khí quyển chỉ tác dụng theo phương thẳng đứng hướng từ trên xuống dưới.

Câu 18 :

Hoạt động nào sau đây có xuất hiện moment lực?

  • A.

    Một học sinh chơi trò chơi cầu tuột.

  • B.

    Dùng tay để mở ngăn kéo hộp bàn.

  • C.

    Dùng tay để đẩy một vật nặng trên sàn.

  • D.

    Dùng tua vít để mở ốc được gắn trên mẩu gỗ.

Câu 19 :

Trong các dụng cụ sau đây, dụng cụ nào là đòn bẩy?

  • A.

    Cái cầu thang.

  • B.

    Mái chèo.

  • C.

    Thùng nước.

  • D.

    Quyển sách để trên bàn.

Câu 20 :

Đầu người là đòn bẩy loại mấy?

  • A.

    Loại 1.  

  • B.

    Loại 2.

  • C.

    Vừa loại 1, vừa loại 2.

  • D.

    Không phải đòn bẩy.

Câu 21 :

Đòn bẩy có thể là một công cụ thay đổi hướng tác dụng của lực và có thể cung cấp lợi thế về?

  • A.

    Khối lượng

  • B.

    Trọng lực

  • C.

    Thể tích

  • D.

    Lực

Câu 22 :

Đơn vị của khối lượng riêng là

  • A.

    N/m3

  • B.

    Kg/m3

  • C.

    g/m3

  • D.

    Nm3

Câu 23 :

Điền vào chỗ trống cụm từ thích hợp: Áp suất tác dụng vào chất lỏng sẽ được chất lỏng truyền đi….theo mọi hướng.

  • A.

    một phần

  • B.

    nguyên vẹn

  • C.

    khắp nơi

  • D.

    không đổi

Câu 24 :

Đơn vị của áp suất là

  • A.

    Pascal

  • B.

    Newton

  • C.

    Tesla

  • D.

    Ampe

Câu 25 :

Trục quay của cái kéo khi dùng để cắt là

  • A.

    mũi kéo

  • B.

    lưỡi kéo

  • C.

    tay cầm

  • D.

    đinh ốc gắn hai lưỡi kéo

Câu 26 :

Điền vào chỗ trống: “Đòn bẩy loại 1: là loại đòn bảy có điểm tựa O nằm….. điểm đặt O1, O1 của các lực F1 và F2

  • A.

    xa

  • B.

    chính giữa

  • C.

    trong khoảng

  • D.

    bất kì

Câu 27 :

Muốn bẩy một vật nặng 2000N bằng một lực 500N thì phải dùng đòn bẩy có

  • A.

    O2O = O1O

  • B.

    O2O > 4O1O

  • C.

    O1O > 4O2O

  • D.

    4O1O > O2O > 2 O1O

Câu 28 :

Moment của ngẫu lực phụ thuộc vào

  • A.

    Khoảng cách giữa giá của hai lực

  • B.

    Điểm đặt cảu mỗi lực tác dụng

  • C.

    Vị trí trục quay của vật

  • D.

    Trục quay

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Chất nào sau đây là hydrochloric acid?

  • A.

    H2SO4

  • B.

    HNO3

  • C.

    H3PO4

  • D.

    HCl

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào cách đọc tên acid.

Lời giải chi tiết :

Hydrochloric acid có công thức phân tử là HCl.

Đáp án D

Câu 2 :

Nhóm các dung dịch có pH > 7 là:

  • A.

    HCl, NaOH

  • B.

    Ba(OH)2, NaOH         

  • C.

    NaCl, H2SO4

  • D.

    CH3COOH, HNO3

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Các dung dịch base có pH > 7.

Lời giải chi tiết :

Ba(OH)2, NaOH là các dung dịch base có pH > 7.

Đáp án B

Câu 3 :

Phản ứng giữa dung dịch acid và dung dịch base được gọi là phản ứng gì?

  • A.

    Phản ứng thế  

  • B.

    Phản ứng hóa hợp

  • C.

    Phản ứng trung hòa    

  • D.

    Phản ứng phân hủy.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào phản ứng acid và dung dịch base.

Lời giải chi tiết :

Phản ứng giữa dung dịch acid và dung dịch base được gọi là phản ứng trung hòa.

Đáp án C

Câu 4 :

Một base được dùng phổ biến để sản xuất các phụ gia cho dầu thô, xử lí nước để sản xuất các loại đồ uống như rượu hay đồ uống không công có công thức X(OH)2, trong đó X chiếm 54,054% (khối lượng). Công thức hóa học của base đó là:

  • A.

    Ba(OH)2

  • B.

    Ca(OH)2

  • C.

    Zn(OH)2

  • D.

    Mg(OH)2

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào thành phần % nguyên tố X.

Lời giải chi tiết :

%X = \(\frac{{{M_X}}}{{{M_X} + 2.{M_O} + 2.{M_H}}}.100 = 54,054\% \)

→\({M_X} = 54,054\% .{M_X} + 2.16.54,054\%  + 2.1.54,054\%  \to X = 40\)

Vậy X là calcium, công thức hydroxide là Ca(OH)2

Đáp án B

Câu 5 :

Tên gọi sulfur trioxide ứng với công thức nào sau đây?

  • A.

    SO3

  • B.

    CO2

  • C.

    CO3

  • D.

    SO2

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tên gọi của oxide.

Lời giải chi tiết :

Sulfur trioxide ứng với công thức SO3.

Đáp án A

Câu 6 :

Một nguyên tố R có hóa trị II. Thành phần oxide của R, oxygen chiếm 20% về khối lượng. Công thức oxide đó là

  • A.

    CuO

  • B.

    SO2

  • C.

    MgO

  • D.

    Al2O3

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào thành phần % về khối lượng.

Lời giải chi tiết :

Công thức tổng quát oxide là RO.

%O = \(\frac{{16}}{{{M_R} + 16}}.100 = 20\%  \to {M_R} = 64\)

Vậy R là copper.

Đáp án A

Câu 7 :

Cho 180 gam dung dịch Ba(OH)2 5,7% vào dung dịch K2CO3 dư, sau phản ứng thu được m gam BaCO3. Giá trị của m là

  • A.

    4,89 gam

  • B.

    5,91 gam

  • C.

    11,82 gam

  • D.

    10,9 gam

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức tính C%.

Lời giải chi tiết :

m Ba(OH)2 = 180.5,7% = 10,26gam

n Ba(OH)2 = 10,26 : 171 = 0,06 mol

PTHH: Ba(OH)2 + K2CO3 → BaCO3 + 2KOH

                  0,06 →                             0,06

m BaCO3 = 0,06.197 = 11,82 gam

Đáp án C

Câu 8 :

Trong số các base sau đây, base nào là base không tan trong nước?

  • A.

    KOH   

  • B.

    LiOH

  • C.

    Ca(OH)2

  • D.

    Mg(OH)2

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tính tan của hydroxide.

Lời giải chi tiết :

Base không tan trong nước là Mg(OH)2.

Đáp án D

Câu 9 :

Cho dung dịch NaOH vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl2, ta quan sát được hiện tượng là:

  • A.

    Có khí thoát ra

  • B.

    Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ rồi chuyển sang màu trắng xanh.

  • C.

    Xuất hiện kết tủa trắng xanh rồi chuyển sang nâu đỏ.

  • D.

    Xuất hiện kết tủa đỏ nâu.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính tan của muối.

Lời giải chi tiết :

PTHH: FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2↓ + 2NaCl

Kết tủa Fe(OH)2 có màu trắng xanh. Tuy nhiên khi để ngoài không khí lâu có phản ứng:

2Fe(OH)2 + ½ O2 + H2O → 2Fe(OH)3

Kết tủa Fe(OH)3 có màu nâu đỏ.

Đáp án C

Câu 10 :

Hòa tan hết 6 gam một kim loại hóa trị II bằng dung dịch H2SO4 loãng được 3,7185 lít H2 (đkc). Kim loại đó là:

  • A.

    Zn

  • B.

    Mg

  • C.

    Fe

  • D.

    Ca

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của acid.

Lời giải chi tiết :

Gọi kim loại hóa trị II là R

n H2 = 3,7185 : 24,79 = 0,15 mol

R + H2SO4 → RSO4 + H2

0,15                         ←    0,15

MR = \(\frac{6}{{0,15}} = 40\). Vậy R là calcium.

Đáp án D

Câu 11 :

Muối nào sau đây không tan trong nước?

  • A.

    K2SO4

  • B.

    Na2SO4

  • C.

    BaSO4

  • D.

    CuSO4.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính tan của muối.

Lời giải chi tiết :

BaSO4 là muối không tan trong nước.

Đáp án C

Câu 12 :

Phân bón hóa học được chia thành các loại:

  • A.

    đa lượng, đơn lượng, vi lượng

  • B.

    đa lượng, đơn lượng, trung lượng

  • C.

    đa lượng, trung lượng, vi lượng,

  • D.

    trung lượng, vi lượng, đơn lượng.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào phân loại phân bón hóa học.

Lời giải chi tiết :

Phân bón hóa học được chia thành đa lượng, trung lượng và vi lượng.

Đáp án C

Câu 13 :

Muốn tăng hàm lượng tinh bột, protein, vitamin, đường,… trong quả, củ, thân; tăng khả năng chống chịu của cây, trồng đối với hạn hán, rét hại, sâu bệnh thì cần bón phân có chứa nguyên tố dinh dưỡng:

  • A.

    N

  • B.

    P

  • C.

    K

  • D.

    Ca

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào ứng dụng của nguyên tố trong phân bón hóa học.

Lời giải chi tiết :

Cần bón phân có chứa nguyên tố potassium (K).

Đáp án C

Câu 14 :

Cho phương trình phản ứng sau: BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + Y + H2O. Khí Y là

  • A.

    CO

  • B.

    H2

  • C.

    Cl2

  • D.

    CO2

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của muối.

Lời giải chi tiết :

BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + CO2 + H2O

Vậy khí Y là CO2.

Đáp án D

Câu 15 :

Phát biểu nào sau đây về khối lượng riêng là đúng?

  • A.

    Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.

  • B.

    Nói khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3 có nghĩa là 1 cm3 sắt có khối lượng 7800 kg.

  • C.

    Công thức tính khối lượng riêng là D = m.V.

  • D.

    Khối lượng riêng bằng trọng lượng riêng.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Khối lượng riêng (D) là khối lượng của một đơn vị thể tích của chất đó, công thức: \(D = \frac{m}{V}\)

Đơn vị khối lượng riêng: kg/m3.

Lời giải chi tiết :

Đáp án A đúng vì nó là định nghĩa của khối lượng riêng.

Đáp án B sai vì 1 cm³ sắt có khối lượng 7800.10-3 kg không phải 7800 kg.

Đáp án C sai vì công thức đúng là ​\(D = \frac{m}{V}\), không phải D=m.V.

Đáp án D sai vì khối lượng riêng và trọng lượng riêng là hai đại lượng khác nhau.

Đáp án: A

Câu 16 :

Cho các hình vẽ sai, trường hợp nào áp suất tác dụng lên sàn lớn nhất:

  • A.

    Hình 1.

  • B.

    Hình 2.

  • C.

    Hình 3.

  • D.

    Hình 4.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Áp suất \(p = \frac{F}{S}\) lớn nhất khi lực lớn nhất và diện tích tiếp xúc nhỏ nhất.

So sánh lực và diện tích tiếp xúc của 4 hình vẽ.

Lời giải chi tiết :

Hình có lực lớn nhất và diện tích tiếp xúc nhỏ nhất sẽ tạo ra áp suất lớn nhất.

Đáp án: D

Câu 17 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về áp suất khí quyển?

  • A.

    Áp suất khí quyển tác dụng theo mọi phương.

  • B.

    Áp suất khí quyển bằng áp suất thủy ngân.

  • C.

    Áp suất khí quyển chỉ tác dụng theo phương thẳng đứng hướng từ dưới lên trên.

  • D.

    Áp suất khí quyển chỉ tác dụng theo phương thẳng đứng hướng từ trên xuống dưới.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Áp suất khí quyển tác dụng đều theo mọi phương và không phụ thuộc hướng.

Đáp án liên quan đến "phương thẳng đứng" là sai.

Lời giải chi tiết :

Đáp án A đúng vì áp suất khí quyển tác dụng theo mọi phương.

Đáp án B, C, D sai vì không đúng với bản chất áp suất khí quyển.

Đáp án: A

Câu 18 :

Hoạt động nào sau đây có xuất hiện moment lực?

  • A.

    Một học sinh chơi trò chơi cầu tuột.

  • B.

    Dùng tay để mở ngăn kéo hộp bàn.

  • C.

    Dùng tay để đẩy một vật nặng trên sàn.

  • D.

    Dùng tua vít để mở ốc được gắn trên mẩu gỗ.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Moment lực xuất hiện khi lực tác dụng làm quay vật quanh trục quay.

Dùng định nghĩa moment lực M=Fd để xét trường hợp.

Lời giải chi tiết :

Dùng tua vít để mở ốc xuất hiện moment lực vì tua vít làm quay quanh trục.

Các trường hợp khác chỉ là chuyển động tịnh tiến.

Đáp án: D

Câu 19 :

Trong các dụng cụ sau đây, dụng cụ nào là đòn bẩy?

  • A.

    Cái cầu thang.

  • B.

    Mái chèo.

  • C.

    Thùng nước.

  • D.

    Quyển sách để trên bàn.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đòn bẩy có điểm tựa O và hai lực tác dụng F1, F2​.

Loại trừ các dụng cụ không có cấu tạo của đòn bẩy.

Lời giải chi tiết :

Mái chèo hoạt động theo nguyên tắc đòn bẩy.

Đáp án: B

Câu 20 :

Đầu người là đòn bẩy loại mấy?

  • A.

    Loại 1.  

  • B.

    Loại 2.

  • C.

    Vừa loại 1, vừa loại 2.

  • D.

    Không phải đòn bẩy.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đầu người hoạt động như đòn bẩy loại 1, với điểm tựa là khớp cổ.

Lời giải chi tiết :

Đầu người thuộc đòn bẩy loại 1.

Đáp án: A

Câu 21 :

Đòn bẩy có thể là một công cụ thay đổi hướng tác dụng của lực và có thể cung cấp lợi thế về?

  • A.

    Khối lượng

  • B.

    Trọng lực

  • C.

    Thể tích

  • D.

    Lực

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đòn bẩy là một công cụ cơ học giúp thay đổi hướng tác dụng của lực và có thể cung cấp lợi thế về lực nhờ nguyên lý cân bằng moment lực

Đòn bẩy có thể làm giảm lực cần thiết để nâng vật bằng cách tăng khoảng cách từ điểm đặt lực đến điểm tựa.

Lời giải chi tiết :

Đòn bẩy không thay đổi khối lượng, trọng lực hay thể tích của vật mà chỉ giảm lực cần thiết hoặc thay đổi hướng lực.

Khi lực F1​ được áp dụng ở khoảng cách lớn hơn (d1 > d2​), lực F2​ cần thiết sẽ nhỏ hơn để đạt được cân bằng.

Đáp án: D

Câu 22 :

Đơn vị của khối lượng riêng là

  • A.

    N/m3

  • B.

    Kg/m3

  • C.

    g/m3

  • D.

    Nm3

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đơn vị khối lượng riêng: \(D = \frac{m}{V}\) nên đơn vị là kg/m3.

Lời giải chi tiết :

Đơn vị khối lượng riêng: \(D = \frac{m}{V}\) nên đơn vị là kg/m3.

Đáp án: B

Câu 23 :

Điền vào chỗ trống cụm từ thích hợp: Áp suất tác dụng vào chất lỏng sẽ được chất lỏng truyền đi….theo mọi hướng.

  • A.

    một phần

  • B.

    nguyên vẹn

  • C.

    khắp nơi

  • D.

    không đổi

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng khái niệm áp suất

Lời giải chi tiết :

Áp suất trong chất lỏng được truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng (nguyên lý Pascal).

Đáp án: B

Câu 24 :

Đơn vị của áp suất là

  • A.

    Pascal

  • B.

    Newton

  • C.

    Tesla

  • D.

    Ampe

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đơn vị của áp suất là Pascal (Pa)

Lời giải chi tiết :

Đơn vị của áp suất là Pascal (Pa)

Đáp án: A

Câu 25 :

Trục quay của cái kéo khi dùng để cắt là

  • A.

    mũi kéo

  • B.

    lưỡi kéo

  • C.

    tay cầm

  • D.

    đinh ốc gắn hai lưỡi kéo

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Trục quay là điểm cố định mà các lưỡi kéo xoay quanh khi cắt.

Lời giải chi tiết :

Đáp án D đúng vì đinh ốc nối hai lưỡi kéo là trục quay.

Đáp án: D

Câu 26 :

Điền vào chỗ trống: “Đòn bẩy loại 1: là loại đòn bảy có điểm tựa O nằm….. điểm đặt O1, O1 của các lực F1 và F2

  • A.

    xa

  • B.

    chính giữa

  • C.

    trong khoảng

  • D.

    bất kì

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Điểm tựa O nằm giữa hai điểm đặt lực O1​ và O2​.

Lời giải chi tiết :

Đòn bẩy loại 1: là loại đòn bảy có điểm tựa O nằm chính giữa điểm đặt O1, O1 của các lực F1 và F2

Đáp án: B

Câu 27 :

Muốn bẩy một vật nặng 2000N bằng một lực 500N thì phải dùng đòn bẩy có

  • A.

    O2O = O1O

  • B.

    O2O > 4O1O

  • C.

    O1O > 4O2O

  • D.

    4O1O > O2O > 2 O1O

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đòn bẩy phải đảm bảo điều kiện: \(\frac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \frac{{{O_2}O}}{{{O_1}O}}\)

Lời giải chi tiết :

Tỉ lệ lực: \(\frac{{2000}}{{500}} = 4\) nên \({O_2}O > 4{O_1}O\)

Đáp án: B

Câu 28 :

Moment của ngẫu lực phụ thuộc vào

  • A.

    Khoảng cách giữa giá của hai lực

  • B.

    Điểm đặt cảu mỗi lực tác dụng

  • C.

    Vị trí trục quay của vật

  • D.

    Trục quay

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng lí thuyết moment ngẫu lực

Lời giải chi tiết :

Moment ngẫu lực phụ thuộc khoảng cách giữa giá của hai lực (khoảng cách lực).

Đáp án: A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của acid.

Lời giải chi tiết :

a) n H2 = 4,958 : 24,79 = 0,2 mol

PTHH: X + H2SO4 → XSO4 + H2

            0,2                         ←  0,2

MX = 11,2 : 0,2 = 56 amu.

Vậy X là Fe.

b) CM FeSO4 = \(\frac{{0,2}}{{0,2}} = 1M\)

Phương pháp giải :

Lực đẩy Archimedes: \({F_A} = {\rho _{chatlong}}.{V_{vat}}.g\)

Nếu Vvật bằng nhau, lực đẩy Acsimet sẽ như nhau.

Lời giải chi tiết :

Hai quả cầu có cùng thể tích, nên lực đẩy Archimedes tác dụng lên cả hai quả cầu là như nhau, bất kể chúng làm bằng chất gì.

Đề thi học kì 1 KHTN 8 Kết nối tri thức - Đề số 9

Trong các dung dịch sau: dung dịch NaCl, dung dịch HCl

Xem chi tiết
Đề thi học kì 1 KHTN 8 Kết nối tri thức - Đề số 10

Một số kim loại tác dụng với dung dịch acid tạo thành:

Xem chi tiết
Đề thi học kì 1 KHTN 8 Kết nối tri thức - Đề số 7

Cho tỉ khối của khí A đối với khí B là 0,0625 và tỉ khối của khí B đối với không khí là 1,104. Khối lượng mol của khí A là

Xem chi tiết
Đề thi học kì 1 KHTN 8 Kết nối tri thức - Đề số 6

Dung dịch là

Xem chi tiết
Đề thi học kì 1 KHTN 8 Kết nối tri thức - Đề số 5

Cho sơ đồ phản ứng sau: sắt + sulfur sắt (II) sulfurua. Chất sản phẩm trong sơ đồ phản ứng trên là

Xem chi tiết
Đề thi học kì 1 KHTN 8 Kết nối tri thức - Đề số 4

Trong phản ứng: Magnesium + sulfuric acid → magnesium sulfate + khí hydrogen. Magnesium sulfate là

Xem chi tiết
Đề thi học kì 1 KHTN 8 Kết nối tri thức - Đề số 3

Nồng độ phần trăm của một dung dịch cho ta biết

Xem chi tiết
Đề thi học kì 1 KHTN 8 Kết nối tri thức - Đề số 2

Quá trình biến đổi hóa học là: A. quá trình mà chất chỉ chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, không tạo thành chất mới. B. quá trình chất biến đổi có sự tạo thành chất mới. C. quá trình chất biến đổi có sự tạo thành chất mới hoặc không tạo thành chất mới. D. quá trình chất không biến đổi và không có sự hình thành chất mới.

Xem chi tiết
Đề thi học kì 1 KHTN 8 Kết nối tri thức - Đề số 1

Trong các quá trình sau, quá trình nào xảy ra biến đổi vật lí?

Xem chi tiết
Đề cương ôn tập học kì 1 Khoa học tự nhiên 8

- Định nghĩa: biến đổi hóa học, biến đổi vật lí, chất sản phẩm, chất tham gia, phản ứng hóa

Xem chi tiết

>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.