Đề thi giữa kì 1 KHTN 8 Kết nối tri thức - Đề số 6>
Tải vềCâu 1: Hãy chỉ ra hiện tượng hoá học trong các quá trình sau: A. Dây sắt được cắt nhỏ thành đoạn và tán thành đinh.
Đề thi
Câu 1: Hãy chỉ ra hiện tượng hoá học trong các quá trình sau:
A. Dây sắt được cắt nhỏ thành đoạn và tán thành đinh.
B. Hoà tan đường vào nước được dung dịch đồng nhất.
C. Cồn để trong lọ hở bị bay hơi.
D. Vành xe đạp bị phủ một lớp gỉ màu đỏ.
Câu 2: Chất biến đổi phản ứng là ……, còn chất mới sinh ra gọi là ……
A. chất xúc tác – sản phẩm. B. chất tham gia – chất phản ứng.
C. chất xúc tác – chất tạo thành. D. chất phản ứng – sản phẩm.
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 12,8 gam Cu trong bình chứa O2 thu được 16 gam CuO. Khối lượng O2 tham gia phản ứng là
A. 6,40 gam. B. 4,80 gam. C. 3,20 gam. D. 1,67 gam.
Câu 4: Cho phương trình hóa học: 3Fe + X ⟶ Fe3O4. Công thức hóa học và hệ số của X là
A. O2. B. O4. C. 3O2. D. 2O2.
Câu 5: Thể tích của hỗn hợp khí gồm 0,5 mol CO2, và 0,2 mol O2 ở điều kiện chuẩn là
A. 12,395 lít. B. 17,353 lít. C. 27,269 lít. D. 29,748 lít.
Câu 6: Cho 22,4 gam Fe vào acid HCl, sau phản ứng thu được muối iron (II) chloride (FeCl2) và có khí hydrogen thoát ra. Số mol FeCl2 thu được sau phản ứng là
A. 0,2. B. 0,1. C. 0,3. D. 0,4.
Câu 7: Đốt cháy 13,5 gam Al trong 7,437 lít khí O2 (đkc) thu được m gam Al2O3. Giá trị m là
A. 5,10. B. 10,2. C. 15,3. D. 20,4.
Câu 8: Độ tan của chất khí tăng khi nào?
A. Tăng nhiệt độ và tăng áp suất. B. Giảm nhiệt độ và giảm áp suất.
C. Tăng nhiệt độ và giảm áp suất. D. Giảm nhiệt độ và tăng áp suất.
Câu 9: Số gam của potassium hydroxide trong 28 gam dung dịch KOH 10% là
A. 28. B. 19. C. 1,9. D. 2,8.
Câu 10: Nồng độ mol (CM) của dung dịch là
A. số gam chất tan có trong 1 lít dung dịch. B. số gam chất tan có trong l lít dung môi. C. số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch. D. số mol chất tan có trong 1 lít dung môi.
Câu 11: Yếu tố nào dưới đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?
A. Nhiệt độ chất phản ứng.
B. Thể vật lí của chất phản ứng (rắn, lỏng, kích thước lớn, nhỏ, …).
C. Nồng độ chất phản ứng.
D. Tỉ trọng của chất phản ứng.
Câu 12: Cho mẩu zinc (Zn) vào ống nghiệm đựng dung dịch HCl thì xảy ra hiện tượng
A. Zn tan dần, dung dịch chuyển màu hồng. B. Zn tan dần, xuất hiện bọt khí.
C. Zn tan dần nhưng không xuất hiện bọt khí. D. dung dịch chuyển màu hồng.
Câu 13: Acid nào có nhiều trong dịch vị dạ dày?
A. HCl. B. H2SO4. C. HNO3. D. CH3COOH.
Câu 14: Base tan làm cho qùy tím chuyển sang màu gì?
A. Xanh. B. Đỏ. C. Hồng. D. Không màu.
Câu 15: Nhận định nào dưới đây đúng về pH?
A. pH của môi trường có ảnh hưởng mạnh đến đời động vật và thực vật, nên việc xác định pH của môi trường giúp có những can thiệp kịp thời.
B. Các loại thực vật và động vật đều sống ở cùng một môi trường pH, nên việc xác định pH của môi trường giúp có những can thiệp, điều chỉnh kịp thời.
C. Mỗi loài thực vật và động vật phát triển mạnh trong một môi trường pH thích hợp, nên việc xác định pH của môi trường giúp tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đó.
D. pH giúp đánh giá môi trường có tính chất gì để giúp định và điều chỉnh môi trường đó về giá trị chung.
Câu 16: Oxide được chia thành bao nhiêu loại?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 17: Tên gọi của NaCl là
A. sodium chlo. B. sodium chloride. C. potassium chloride. D. magnesium chloride.
Câu 18: Hoàn thành phương trình phản ứng sau: AgNO3 + ….. ⟶ AgCl + Ca(NO3)2
A. Ca. B. CaCl. C. CaCl2. D. Ca(NO3)2.
Câu 19: Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá theo tỉ lệ phần trăm của
A. P2O5. B. PH3. C. PCl3. D. P2O3.
Câu 20: Nhúng mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch X thấy màu của giấy quỳ tím chuyển sang xanh; nhúng mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch Y thấy dung dịch chuyển sang đỏ. Dung dịch X, Y lần lượt là
A. HNO3 và NaNO3. B. KOH và H2O. C. CH3COOH và NH3. D. NaOH và HCl
----- HẾT -----
Đáp án
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAIHAY
1.D |
2.D |
3.C |
4.D |
5.B |
6.D |
7.D |
8.D |
9.D |
10.C |
11.D |
12.B |
13.A |
14.A |
15.A |
16.D |
17.B |
18.C |
19.A |
20.D |
Câu 1:
Phương pháp giải
Dựa vào sự biến đổi hóa học.
Lời giải chi tiết
Vành xe đạp bị phủ 1 lớp gỉ màu đỏ là hiện tượng hóa học.
Chọn D.
Câu 2:
Phương pháp giải
Dựa vào lý thuyết về phản ứng hóa học.
Cách giải:
Chất biến đổi phản ứng là chất phản ứng, còn chất mới sinh ra gọi là sản phẩm.
Chọn D.
Câu 3:
Phương pháp giải
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng.
Lời giải chi tiết
2Cu + O2 ⟶ 2CuO
Theo định luật bảo toàn khối lượng: mCu + mO2 = mCuO
mO2 = 16 – 12,8 = 3,2 (gam)
Chọn C.
Câu 4:
Phương pháp giải
Dựa vào các nguyên tố tạo thành sản phẩm.
Lời giải chi tiết
X là 2O2
Chọn D.
Câu 5:
Phương pháp giải
V = n.24,79
Lời giải chi tiết
V = (0,5 + 0,2).24,79 = 17,353 (lít)
Chọn B.
Câu 6:
Phương pháp giải
Viết PTHH.
Từ nFe ⟹ nFeCl2.
Lời giải chi tiết
nFe = 22,4:56 = 0,4 mol
Fe + 2HCl ⟶ FeCl2 + H2
0,4 ⟶ 0,4
⟹ nFeCl2 = 0,4 mol
Chọn D.
Câu 7:
Phương pháp giải
PTHH: 4Al + 3O2 → 2Al2O3
Lời giải chi tiết
nAl = 0,5 mol; nO2 = 0,3 mol
PTHH: 4Al + 3O2 → 2Al2O3
Ban đầu: 0,5 0,3 (Ta thấy: \(\frac{{0,5}}{4} > \frac{{0,3}}{3}\) ⟹ Al dư, O2 hết)
Pư: 0,4 ← 0,3 → 0,2
Sau pư: 0,1 0 0,2
⟹ mAl2O3 = 0,2.102 = 20,4 gam
Chọn D.
Câu 8:
Phương pháp giải
Dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan.
Cách giải:
Độ tan của chất khí tăng khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất.
Chọn D.
Câu 9:
Phương pháp giải
C% = mct/mdd.100%
Lời giải chi tiết
mKOH = 28.10% = 2,8 gam
Chọn D.
Câu 10:
Phương pháp giải
Dựa vào lý thuyết dung dịch.
Lời giải chi tiết
Nồng độ mol (CM) của dung dịch là số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch.
Chọn C.
Câu 11:
Phương pháp giải
Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học: nồng độ, nhiệt độ, áp suất, bề mặt tiếp xúc và chất xúc tác.
Lời giải chi tiết
Yếu tố không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng là tỉ trọng của chất phản ứng.
Chọn D.
Câu 12:
Phương pháp giải
Lý thuyết về tính chất hóa học của acid: acid tác dụng với kim loại.
Lời giải chi tiết
Cho mẩu zinc (Zn) vào ống nghiệm đựng dung dịch HCl thì Zn tan dần, xuất hiện bọt khí.
Zn + 2HCl ⟶ ZnCl2 + H2↑.
Chọn B.
Câu 13:
Phương pháp giải
Ứng dụng của acid HCl.
Lời giải chi tiết
Hydrochloric acid (HCl) có nhiều trong dịch vị dạ dày.
Chọn A.
Câu 14:
Phương pháp giải
Dựa vào tính chất hóa học của base.
Lời giải chi tiết
Base tan làm cho qùy tím chuyển sang màu xanh.
Chọn A.
Câu 15:
Phương pháp giải: Lý thuyết về ý nghĩa của pH.
Lời giải chi tiết
pH của môi trường có ảnh hưởng nhiều đến đời sống của động vật và thực vật, do vậy cần quan tâm đến pH của môi trường để có những can thiệp kịp thời nhằm duy trì được pH tối ưu đối với đời sống của con người, động vật và thực vật.
Chọn A.
Câu 16:
Phương pháp giải
Lý thuyết về oxide.
Lời giải chi tiết
Oxide được phân thành bốn loại: oxide base, oxide acid, oxide lưỡng tính, oxide trung tính.
Chọn D.
Câu 17:
Phương pháp giải
Tên gọi của muối.
Lời giải chi tiết
NaCl: sodium chloride.
Chọn B.
Câu 18:
Phương pháp giải
Tính chất hóa học của muối.
Lời giải chi tiết
2AgNO3 + CaCl2 ⟶ 2AgCl + Ca(NO3)2
Chọn C.
Câu 19:
Phương pháp giải
Dựa vào lý thuyết về phân bón hóa học.
Lời giải chi tiết
Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá theo tỉ lệ phần trăm khối lượng của P2O5.
Chọn A.
Câu 20:
Phương pháp giải
Màu giấy quỳ tím trong các môi trường khác nhau:
Quỳ tím hóa đỏ ⟶ dung dịch có môi trường acid.
Quỳ tím hóa xanh ⟶ dung dịch có môi trường base.
Lời giải chi tiết
Dung dịch X làm quỳ tím hóa xanh ⟶ NaOH.
Dung dịch Y làm quỳ tím hóa đỏ ⟶ HCl.
Chọn D.
- Đề thi giữa kì 1 KHTN 8 Kết nối tri thức - Đề số 7
- Đề thi giữa kì 1 KHTN 8 Kết nối tri thức - Đề số 8
- Đề thi giữa kì 1 KHTN 8 Kết nối tri thức - Đề số 9
- Đề thi giữa kì 1 KHTN 8 Kết nối tri thức - Đề số 10
- Đề thi giữa kì 1 KHTN 8 Kết nối tri thức - Đề số 5
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 8 - Kết nối tri thức - Xem ngay