50 bài tập Các mạch điện xoay chiều mức độ nhận biết
Làm đề thiCâu hỏi 1 :
Đặt điện áp xoay chiều ( ω> 0) vào hai đầu cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Cảm kháng của cuộn cảm này bằng
- A
- B
- C
- D
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Đáp án B
Phương pháp: Áp dụng công thức tính cảm kháng của cuộn cảm thuần
Cảm kháng của cuộn cảm được xác định bởi công thức
Câu hỏi 2 :
Đặt vào hai đầu cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L một điện áp xoay chiều có tần số góc ω. Cảm kháng của cuộn dây là
- A (ωL)-1
- B \({\left( {\omega L} \right)^{{1 \over 2}}}\)
- C \({\left( {\omega L} \right)^{ - {1 \over 2}}}\)
- D ωL
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Cảm kháng của cuộn dây được xác định bởi biểu thức ZL = ωL
Câu hỏi 3 :
Phát biểu nào sau đây đúng
- A dòng điện và điện áp có thể lệch pha với nhau một góc 1200
- B cường độ dòng điện trong mạch chỉ có điện trở thuần luôn trễ pha so với điện áp hai đầu điện trở
- C cường độ dòng điện trong mạch chỉ có tụ điện luôn trễ pha hơn so với điện áp hai đầu tụ
- D trong đoạn mạch chỉ chứa cuộn dây, dòng điện luôn trễ pha so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Đáp án D
Trong mạch chỉ có cuộn dây: φu – φi = π/2 => dòng điện luôn trễ pha hơn điện áp giữa hai đầu đoạn mạch
Câu hỏi 4 :
Đối với mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện
- A Cường độ dòng điện và điện áp tức thời biến thiên đồng pha
- B Hệ số công suất của dòng điện bằng o.
- C Cường độ dòng điện hiệu dụng không phụ thuộc vào tần số của điện áp.
- D Pha của cường độ dòng điện tức thời luôn bằng o.
Đáp án: B
Câu hỏi 5 :
Phát biểu nào sau đây không đúng đối với đoạn mạch xoay chiều chỉ có cuộn cảm thuần?
- A Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch được tính bằng công thức: I= U/(ωL).
- B Công suất tiêu thụ của đoạn mạch bằng không.
- C Điện áp tức thời ở hai đầu đoạn mạch luôn sớm pha π/2 so với cường độ dòng điện.
- D Tần số của điện áp càng lớn thì dòng điện càng dễ đi qua cuộn dây.
Đáp án: D
Câu hỏi 6 :
Trong mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện thì hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch
- A trễ pha π/4 so với cường độ dòng điện
- B trễ pha π/2 so với cường độ dòng điện
- C sớm pha π/2 so với cường độ dòng điện
- D sớm pha π/4 so với cường độ dòng điện
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Trong mạch điện xoay chiều chỉ chứa tụ đện thì hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch trễ pha π/2 so với cường độ dòng điện
Câu hỏi 7 :
Đặt một điện áp xoay chiều vào hai đầu một đoạn mạch chỉ có điện trở thuần thì:
- A hệ số công suất của đoạn mạch bằng không.
- B cường độ dòng điện trong đoạn mạch biến thiên cùng pha với điện áp hai đầu đoạn mạch.
- C cường độ hiệu dụng của dòng điện phụ thuộc vào tần số của điện áp.
- D pha ban đầu của cường độ dòng điện luôn bằng không.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Sử dụng tính chất độ lệch pha giữa u và i trong đoạn mạch chỉ chứa điện trở
Lời giải chi tiết:
Đoạn mạch chỉ chứa điện trở thuần thì điện áp cùng pha với cường độ dòng điện
Câu hỏi 8 :
Cho dòng điện xoay chiều có tần số 2f chạy qua tụ điện có điện dung C thì dung kháng của tụ điện là:
- A
\(\frac{1}{{4\pi fC}}\) - B
\(\frac{1}{{2\pi fC}}\) - C 4pfC
- D 2pfC .
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức tính dung kháng
\({Z_C} = \frac{1}{{\omega C}}\)
Lời giải chi tiết:
Áp dụng công thức tính dung kháng
\({Z_C} = \frac{1}{{\omega C}} = \frac{1}{{2\pi .2f.C}} = \frac{1}{{4\pi fC}}\)
Câu hỏi 9 :
Trong mạch điện xoay chiều chỉ có cuộn cảm thuần, điện áp tức thời
- A ngược pha so với dòng điện
- B trễ pha π/2 so với cường độ dòng điện
- C cùng pha so với cường độ dòng điện
- D sớm pha π/2 so với cường độ dòng điện
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Trong mạch chỉ có cuộn cảm thuần, điện áp tức thời sớm pha π/2 so với dòng điện.
Lời giải chi tiết:
Trong mạch chỉ có cuộn cảm thuần, điện áp tức thời sớm pha π/2 so với dòng điện.
Chọn D
Câu hỏi 10 :
Trong một đoạn mạch xoay chiều chỉ có tụ điện thì hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch
- A trễ pha π/4 so với cường độ dòng điện
- B trễ pha π/2 so với cường độ dòng điện.
- C sớm pha π/2 so với cường độ dòng điện
- D sớm pha π/4 so với cường độ dòng điện
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Mạch chỉ có tụ điện thì u trễ pha hơn i π/2
Lời giải chi tiết:
Mạch chỉ có tụ điện thì u trễ pha hơn i π/2
Chọn B
Câu hỏi 11 :
Cường độ dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch chỉ có điện trở thuần R
- A luôn lệch pha so \(\frac{\pi }{2}\) với điện áp hai đầu đoạn mạch
- B cùng tần số và vuông pha với điện áp hai đầu đoạn mạch
- C cùng tần số và cùng pha với điện áp hai đầu đoạn mạch
- D có giá trị hiệu dụng tỷ lệ thuận với điện trở của mạch
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Đối với đoạn mạch chỉ chứa R : cường độ dòng điện cùng tần số và cùng pha với hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch
Lời giải chi tiết:
Đoạn mạch chỉ chứa R có cường độ dòng điện cùng tần số và cùng pha với hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch
Câu hỏi 12 :
Henri (H) là đơn vị của
- A điện dung
- B cảm kháng
- C độ tự cảm
- D dung kháng
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Đơn vị của độ tự cảm L là Henri (H)
Lời giải chi tiết:
Đơn vị của độ tự cảm L là Henri (H)
Chọn C
Câu hỏi 13 :
Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch chỉ có điện trở thuần
- A có giá trị hiệu dụng tỉ lệ thuận với điện trở của mạch
- B cùng tần số với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch và có pha ban đầu luôn bằng 0
- C luôn lệch pha π/2 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch
- D cùng tần số và cùng pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Đoạn mạch chỉ có điện trở thuần thì dòng điện cùng tần số, cùng pha với điện áp hai đầu mạch và u = iR
Lời giải chi tiết:
Đoạn mạch chỉ có điện trở thuần thì dòng điện cùng tần số, cùng pha với điện áp hai đầu mạch và u = iR
Chọn D
Câu hỏi 14 :
Phát biểu nào sau đây đúng với mạch điện xoay chiều chỉ có cuộn cảm thuần có hệ số tự cảm L, tần số góc dòng điện ω?
- A Mạch không tiêu thụ công suất
- B Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch sớm pha hay trễ pha so với cường độ dòng điện tùy thuộc vào thời điểm ta xét
- C Hiệu điện thế trễ pha π/2 so với cường độ dòng điện
- D tổng trở đoạn mạch bằng 1/(ωL)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Mạch chỉ có cuộn cảm thuần thì không tiêu thụ công suất
Lời giải chi tiết:
Mạch chỉ có cuộn cảm thuần thì không tiêu thụ công suất
Chọn A
Câu hỏi 15 :
So với điện áp ở hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện C thì cường độ dòng điện sẽ
- A sớm hay trễ pha tùy vào điện dung C.
- B trễ pha một góc π/2.
- C sớm pha một góc π/2.
- D cùng pha.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Độ lệch pha giữa u và i trong mạch điện chỉ có tụ điện
Lời giải chi tiết:
So với điện áp ở hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện C thì cường độ dòng điện sẽ sớm pha một góc π/2.
Câu hỏi 16 :
Đặt điện áp u = U0 cos2ωt (ω > 0) vào hai đầu cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Cảm kháng của cuộn cảm lúc này là
- A
\(\frac{1}{{\omega L}}\) - B ωL.
- C 2ωL
- D
\(\frac{1}{{2\omega L}}\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Công thức tính cảm kháng ZL = ωL
Lời giải chi tiết:
Cảm kháng của cuộn dây là ZL = ωL
Câu hỏi 17 :
Đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của một tụ điện là
- A điện trở.
- B điện áp giới hạn.
- C độ tự cảm.
- D điện dung.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của một tụ điện là điện dung
Lời giải chi tiết:
Đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của một tụ điện là điện dung
Chọn D
Câu hỏi 18 :
Đặt điện áp xoay chiều có tần số \(f\) vào hai đầu một tụ điện có điện dung C. Dung kháng của tụ là
- A \({Z_C} = 2\pi fC\)
- B \({Z_C} = \dfrac{C}{{2\pi f}}\)
- C \({Z_C} = \dfrac{{2\pi f}}{C}.\)
- D \({Z_C} = \dfrac{1}{{2\pi fC}}\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Sử dụng biểu thức tính dung kháng
Lời giải chi tiết:
Dung kháng của tụ điện: \({Z_C} = \dfrac{1}{{\omega C}} = \dfrac{1}{{2\pi fC}}\)
Chọn D
Câu hỏi 19 :
Xét đoạn mạch xoay chiều chỉ có tụ điện, so với điện áp thì cường độ dòng điện trong đoạn mạch:
- A luôn ngược pha
- B trễ pha \(\dfrac{\pi }{2}\)
- C sớm pha \(\dfrac{\pi }{2}\)
- D luôn cùng pha
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Đoạn mạch xoay chiều chỉ có tụ điện: \(\left\{ \begin{array}{l}i = {I_0}.cos\left( {\omega t + \varphi } \right)\\u = {U_0}.cos\left( {\omega t + \varphi - \dfrac{\pi }{2}} \right)\end{array} \right.\)
Lời giải chi tiết:
Đoạn mạch xoay chiều chỉ chứa tụ điện, cường độ dòng điện trong đoạn mạch sớm pha \(\dfrac{\pi }{2}\) so với điện áp.
Chọn C.
Câu hỏi 20 :
Đặt vào hai đầu đoạn mạch chỉ có cuộn cảm thuần một điện áp xoay chiều có biểu thức \(u = {U_0}{\rm{cos(}}\omega {\rm{t - }}{\pi \over 6})(V)\) thì cường độ dòng điện trong mạch là \(i = {I_0}{\rm{cos(}}\omega {\rm{t + }}\varphi )(A)\). Giá trị của \(\varphi \) là:
- A \(\varphi = - {{2\pi } \over 3}ra{\rm{d}}\)
- B \(\varphi = {\pi \over 3}ra{\rm{d}}\)
- C \(\varphi = - {\pi \over 3}ra{\rm{d}}\)
- D \(\varphi = {{2\pi } \over 3}ra{\rm{d}}\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về mạch chỉ có cuộn cảm thuần.
Lời giải chi tiết:
Đáp án A
Trong mạch điện chỉ có cuộn cảm thuần, u sớm pha 900 so với i
=> \({\varphi _u} - {\varphi _i} = {\pi \over 2} \to {\varphi _i} = {\varphi _u} - {\pi \over 2} = - {\pi \over 6} - {\pi \over 2} = - {{2\pi } \over 3}\)
Câu hỏi 21 :
Khi đặt điện áp \(u = 220\sqrt 2 cos100\pi t(V)\) (t tính bằng s) vào hai đầu một điện trở thì tần số góc của dòng điện chạy qua điện trở này là
- A 50π rad/s.
- B 50 rad/s.
- C 100π rad/s.
- D 100 rad/s.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đáp án C
Câu hỏi 22 :
Một tụ điện có điện dung \(C = \frac{{{{10}^{ - 4}}}}{\pi }F\)mắc vào mạch điện xoay chiều có tần số 50Hz. Dung kháng của tụ điện có giá trị
- A 100Ω
- B 200Ω
- C 10Ω
- D 50Ω
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Phương pháp: Sử dụng công thức tính dung kháng của tụ điện
Lời giải chi tiết:
Đáp án A
Cách giải: Ta có: \({Z_C} = \frac{1}{{\omega C}} = \frac{1}{{100\pi .\frac{{{{10}^{ - 4}}}}{\pi }}} = 100\Omega \)
Câu hỏi 23 :
Đặt vào hai đầu tụ điện \(C = \frac{{{{10}^{ - 4}}}}{\pi }\left( F \right)\)một điện áp xoay chiều tần số 100 Hz, dung kháng của tụ điện là
- A 200Ω
- B 100Ω
- C 50Ω
- D 25Ω
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đáp án C
Dung kháng của tụ được xác định bởi công thức \({Z_C} = \frac{1}{{\omega C}} = \frac{1}{{100.2\pi \frac{{{{10}^{ - 4}}}}{\pi }}} = 50\Omega \)
Câu hỏi 24 :
Đặt điện áp \(u = {U_0}\cos (\omega t + \frac{\pi }{4})\) vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện thì cường độ dòng điện trong mạch là\(i = {I_0}\cos (\omega t + {\varphi _i})\). Giá trị của φi bằng
- A
\(\frac{\pi }{2}\) - B
\( - \frac{\pi }{2}\) - C
\(\frac{{3\pi }}{4}\) - D
\( - \frac{{3\pi }}{4}\)
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đáp án C
Câu hỏi 25 :
Đặt một điện áp xoay chiều có biểu thức u = U cosωt vào hai đầu một tụ điện có dung kháng ZC. Cường độ dòng điện hiệu dụng qua mạch là
- A \({U \over {{Z_C}}}\)
- B \({{U\sqrt 2 } \over {{Z_C}}}\)
- C \({{{Z_C}} \over {U\sqrt 2 }}\)
- D \({{{Z_C}} \over U}\)
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Đáp án A
Câu hỏi 26 :
Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số không thay đổi vào hai đầu đoạn mạch chỉ có điện trở thuần R. Cường độ dòng điện trong mạch biến thiên điều hòa cùng tần số và
- A ngược pha với điện áp
- B sớm pha π/2 so với điện áp
- C trễ pha π/2 so với điện áp
- D cùng pha với điện áp
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Mạch chỉ có điện trở thuần thì cường độ dòng điện biến thiên điều hòa cùng tần số và cùng pha so với điện áp.
Lời giải chi tiết:
Mạch chỉ có điện trở thuần thì cường độ dòng điện biến thiên điều hòa cùng tần số và cùng pha so với điện áp.
Chọn D
Câu hỏi 27 :
Đặt vào hai đầu cuộn cảm có độ dự cảm L một hiệu điện thế xoay chiều có tần số f. Cảm kháng của cuộn cảm được xác định bởi
- A \({{\text{Z}}_{\text{L}}}\text{=}\frac{\text{2 }\!\!\pi\!\!\text{ }}{\text{fL}}\)
- B \({{\text{Z}}_{\text{L}}}\text{=}\frac{\text{f}}{\text{2 }\!\!\pi\!\!\text{ L}}\)
- C \({{\text{Z}}_{\text{L}}}\text{=}\frac{\text{1}}{\text{2 }\!\!\pi\!\!\text{ fL}}\)
- D \({{\text{Z}}_{\text{L}}}\text{=2 }\!\!\pi\!\!\text{ fL}\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Công thức xác định cảm kháng: \({{\text{Z}}_{\text{L}}}\text{= }\!\!\omega\!\!\text{ L = 2 }\!\!\pi\!\!\text{ fL}\)
Lời giải chi tiết:
Công thức xác định cảm kháng: \({{\text{Z}}_{\text{L}}}\text{= }\!\!\omega\!\!\text{ L = 2 }\!\!\pi\!\!\text{ fL}\)
Câu hỏi 28 :
Đặt hiệu điện thế u = U\(\sqrt{2}\)cos(ωt) vào hai đầu một đoạn mạch chỉ có tụ điện C thì cường độ dòng điện tức thời chạy trong mạch là i. Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A Ở cùng thời điểm, dòng điện i chậm pha π/2 so với hiệu điện thế u
- B Dòng điện i luôn ngược pha với hiệu điện thế u.
- C Dòng điện i luôn cùng pha với hiệu điện thế u.
- D Ở cùng thời điểm, hiệu điện thế u chậmpha π/2 so với dòng điện i
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Mạch chỉ có chứa tụ điện thì dòng điện sớm pha π/2 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch
Lời giải chi tiết:
Mạch chỉ có chứa tụ điện thì dòng điện sớm pha π/2 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch
Chọn D
Câu hỏi 29 :
Đặt điện áp xoay chiều \(u = {U_0}cos\left( {\omega t} \right)\) vào hai đầu đoạn mạch chứa R, L, C mắc nối tiếp. Cảm kháng của cuộn dây là
- A \({Z_L} = \dfrac{\omega }{L}.\)
- B \({Z_L} = \dfrac{1}{{\omega L}}.\)
- C \({Z_L} = \dfrac{L}{\omega }.\)
- D \({Z_L} = \omega L.\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Sử dụng biểu thức xác định cảm kháng
Lời giải chi tiết:
Cảm kháng của cuộn dây \({Z_L} = \omega L\)
Chọn D
Câu hỏi 30 :
Đặt điện áp xoay chiều có tần số góc 100πrad/s vào hai đầu cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(L=\frac{0.2}{\pi }\)H. Cảm kháng của cuộn cảm là
- A
40Ω
- B
20Ω
- C
\(10\sqrt{2}\Omega \)
- D
\(20\sqrt{2}\Omega \)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Công thức cảm kháng của cuộn cảm: \({{Z}_{L}}=\omega L\)
Lời giải chi tiết:
Cảm kháng của cuộn cảm là: \({{Z}_{L}}=\omega L=100\pi .\frac{0,2}{\pi }=20\left( \Omega \right)\)
Chọn B
Câu hỏi 31 :
Đặt điện áp xoay chiều \(u=U\sqrt{2}\cos \omega t\text{ }(U>0)\) vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện. Biết tụ điện có dung kháng là \({{Z}_{C}}.\) Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là
- A \(U.Z_{C}^{{}}.\)
- B \(\frac{U\sqrt{2}}{Z_{C}^{{}}}.\)
- C \(\frac{U}{Z_{C}^{{}}}.\)
- D \(U+Z_{C}^{{}}.\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
+ Biểu thức điện áp: \(u=U\sqrt{2}\cos \omega t\text{ }(U>0)\)
Trong đó U là điện áp hiệu dụng đặt vào hai đầu đoạn mạch.
+ Biểu thức định luật Ôm: \(I=\frac{U}{{{Z}_{C}}}\)
Lời giải chi tiết:
Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là: \(I=\frac{U}{{{Z}_{C}}}\)
Chọn C.
Câu hỏi 32 :
Đặt điện áp xoay chiều \(u = {U_0}\cos \omega t\)vào hai đầu đoạn mạch chỉ có điện trở thuần. Gọi U là điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch, i, I0 và I là các giá trị tức thời, giá trị cực đại, giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện trong đoạn mạch. Hệ thức nào sau đây sai
- A \(\frac{U}{{{U_0}}} - \frac{I}{{{I_0}}} = 0\)
- B \(\frac{U}{{{U_0}}} + \frac{I}{{{I_0}}} = \sqrt 2 \)
- C \(\frac{u}{U} - \frac{i}{I} = 0\)
- D \(\frac{{{u^2}}}{{U_0^2}} + \frac{{{i^2}}}{{I_0^2}} = 1\)
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Đáp án D
Câu hỏi 33 :
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
- A
Trong đoạn mạch chỉ chứa cuộn cảm, dòng điện biến thiên chậm pha π/2 so với hiệu điện thế.
- B
Trong đoạn mạch chỉ chứa tụ điện, dòng điện biến thiên sớm pha π/2 so với hiệu điện thế.
- C
Trong đoạn mạch chỉ chứa tụ điện, dòng điện biến thiên chậm pha π/2 so với hiệu điện thế.
- D Trong đoạn mạch chỉ chứa cuộn cảm, hiệu điện thế biến thiên sớm pha π/2 so với dòng điện trong mạch.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Trong đoạn mạch chỉ có tụ điện thì cường độ dòng điện sớm pha \(\frac{\pi }{2}\) so với điện áp.
Lời giải chi tiết:
Trong đoạn mạch chỉ có tụ điện thì cường độ dòng điện sớm pha \(\frac{\pi }{2}\) so với điện áp.
Chọn C
Câu hỏi 34 :
So với điện áp, cường độ dòng điện xoay chiều chạy qua đoạn mạch chỉ chứa cuộn dây thuần cảm sẽ biến đổi điều hòa
- A trễ pha một góc \(\frac{\pi }{4}\)
- B trễ pha một góc \(\frac{\pi }{2}\)
- C sớm pha một góc \(\frac{\pi }{2}\)
- D sớm pha một góc \(\frac{\pi }{4}\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
So với điện áp, cường độ dòng điện xoay chiều chạy qua đoạn mạch chỉ chứa cuộn dây thuần cảm sẽ biến đổi điều hòa trễ pha một góc \(\frac{\pi }{2}\)
Lời giải chi tiết:
So với điện áp, cường độ dòng điện xoay chiều chạy qua đoạn mạch chỉ chứa cuộn dây thuần cảm sẽ biến đổi điều hòa trễ pha một góc \(\frac{\pi }{2}\)
Chọn B.
Câu hỏi 35 :
Đặt điện áp \(u = U\sqrt 2 cos\omega t\) vào hai đầu đoạn mạch chỉ chứa tụ điện có điện dung C. Biểu thức cường độ dòng điện trong mạch là
- A
\(i = \dfrac{{U\sqrt 2 }}{{C\omega }}cos\omega t\)
- B
\(i = UC\omega \sqrt 2 cos\left( {\omega t + 0,5\pi } \right)\)
- C \(i = UC\omega \sqrt 2 cos\left( {\omega t - 0,5\pi } \right)\)
- D \(i = UC\omega \sqrt 2 cos\omega t\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết về các loại mạch điện
Lời giải chi tiết:
Ta có, mạch chỉ chứa tụ điện thì i nhanh pha hơn u một góc \(\dfrac{\pi }{2}\)
\(u = U\sqrt 2 cos\omega t\)
\( \Rightarrow i = \dfrac{U}{{{Z_C}}}\sqrt 2 cos\left( {\omega t + \dfrac{\pi }{2}} \right) = U\omega C\sqrt 2 cos\left( {\omega t + \dfrac{\pi }{2}} \right)\left( A \right)\)
Chọn B
Câu hỏi 36 :
Trong đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở thuần, cường độ dòng điện chạy qua mạch và điện áp giữa hai đầu đoạn mạch luôn:
- A Lệch pha nhau 600
- B Lệch nhau 900
- C Cùng pha nhau
- D Ngược pha nhau
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Trong đoạn mạch xoay chiều chỉ có điện trở: u, i cùng pha
Chọn C.
Câu hỏi 37 :
Trong một đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện thì hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch
- A sớm pha π/2 so với cường độ dòng điện.
- B sớm pha π/4 so với cường độ dòng điện.
- C trễ pha π/2 so với cường độ dòng điện.
- D trễ pha π/4 so với cường độ dòng điện.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đáp án C
+ Với đoạn mạch chỉ chứa tụ điện thì điện áp hai đầu mạch trễ pha 0,5π so với dòng điện trong mạch.
Câu hỏi 38 :
Đặt vào hai đầu cuộn cảm có độ tự cảm L một điện áp . Cách nào sau đây có thể làm tăng cảm kháng của cuộn cảm
- A giảm tần số f của điện áp
- B giảm điện áp hiệu dụng U
- C giảm điện áp hiệu dụng U
- D tăng độ tự cảm L của cuộn cảm
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Đáp án D
+ Cảm kháng của cuộn dây ZL = L2πf →ta có thể tăng cảm kháng của cuộn dây bằng cách tăng độ tự cảm L của cuộn cảm.
Câu hỏi 39 :
Đặt điện áp xoay chiều u = 200cos100πt (V) vào hai đầu một điện trở R = 100Ω. Cường độ dòng điện hiệu dụng qua điện trở bằng
- A 2 (A).
- B \(2\sqrt 2 A\)
- C 1 (A)
- D \(\sqrt 2 A\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Cường độ dòng điện hiệu dụng qua điện trở: \(I = {U \over R} = {{100\sqrt 2 } \over {100}} = \sqrt 2 A\)
Câu hỏi 40 :
Cho một đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có cuộn dây thuần cảm. Tại thời điểm t1 điện áp và dòng điện qua cuộn cảm có giá trị lần lượt là 25 V; 0,3 A. Tại thời điểm t2 điện áp và dòng điện qua cuộn cảm có giá trị lần lượt là 15V; 0,5A. Cảm kháng của mạch có giá trị là:
- A 100Ω
- B 50Ω
- C 30Ω
- D 40Ω
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Phương pháp: Sử dụng công thức: ${\left( {\frac{u}{{{U_0}}}} \right)^2} + {\left( {\frac{i}{{{I_0}}}} \right)^2} = 1$
Lời giải chi tiết:
Đáp án B
Cách giải:
Mạch chỉ có cuộn dây thuần cảm => ta có: ${\left( {\frac{u}{{{U_0}}}} \right)^2} + {\left( {\frac{i}{{{I_0}}}} \right)^2} = 1$
\( \to {\left( {\frac{{{u_1}}}{{{U_0}}}} \right)^2} + {\left( {\frac{{{i_1}}}{{{I_0}}}} \right)^2} = {\left( {\frac{{{u_2}}}{{{U_0}}}} \right)^2} + {\left( {\frac{{{i_2}}}{{{I_0}}}} \right)^2} \leftrightarrow \frac{{{{25}^2}}}{{I_0^2Z_L^2}} + \frac{{0,{3^2}}}{{I_0^2}} = \frac{{{{15}^2}}}{{I_0^2Z_L^2}} + \frac{{0,{5^2}}}{{I_0^2}} \leftrightarrow \frac{{400}}{{Z_L^2}} = \frac{4}{{25}} \to {Z_L} = 50\Omega \)
=> Chọn B
Tổng hợp 50 bài tập Các mạch điện xoay chiều mức độ thông hiểu được giải chi tiết giúp các em đạt điểm cao trong các kì thi
Tổng hợp 50 bài tập Các mạch điện xoay chiều mức độ vận dụng (Phần 1) được giải chi tiết giúp các em đạt điểm cao trong các kì thi
Các bài khác cùng chuyên mục
- 50 bài tập Ôn tập chương 3: Dòng điện xoay chiều mức độ vận dụng cao
- 50 bài tập Ôn tập chương 3: Dòng điện xoay chiều mức độ vận dụng (Phần 1)
- 50 bài tập Động cơ không đồng bộ ba pha mức độ vận dụng
- 50 bài tập Máy phát điện xoay chiều mức độ vận dụng
- 50 bài tập Máy phát điện xoay chiều mức độ nhận biết, thông hiểu
- 50 bài tập Ôn tập chương 3: Dòng điện xoay chiều mức độ vận dụng cao
- 50 bài tập Ôn tập chương 3: Dòng điện xoay chiều mức độ vận dụng (Phần 1)
- 50 bài tập Động cơ không đồng bộ ba pha mức độ vận dụng
- 50 bài tập Máy phát điện xoay chiều mức độ vận dụng
- 50 bài tập Máy phát điện xoay chiều mức độ nhận biết, thông hiểu