30 bài tập Ôn tập chương I và chương II mức độ khó
Làm đề thiCâu hỏi 1 :
Phép lai AAaa × AAaa tạo kiểu gen AAaa ở thế hệ sau với tỉ lệ
- A 1/2.
- B 2/9
- C 1/8
- D 1/4
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Phương pháp : phép lai giữa thể tứ bội, thể tứ bội giảm phân tạo giao tử lưỡng bội.
Phép lai AAaa × AAaa .
Cơ thể AAaa giảm phân cho
Tỷ lệ kiểu gen AAaa ở thế hệ sau là :
Đáp án A
Câu hỏi 2 :
Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có 16% số tế bào có cặp NST mang cặp gen Bb không phân ly trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường, cơ thể cái giảm phân bình thường. Ở đời con của phép lai ♂AaBb× ♀AaBB, loại kiểu gen aaBb chiếm tỷ lệ
- A 8%
- B 10,5%
- C 21%
- D 16%
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Phương pháp :
- Giảm phân có sự không phân ly của 1 cặp NST tạo ra 50% giao tử n+1 và 50% giao tử n-1
Giải :
Phép lai ♂AaBb × ♀AaBB
- Ở cơ thể đực
Cặp Aa giảm phân bình thường cho 0,5A : 0,5a
Cặp Bb
có 16% số tế bào có cặp Bb không phân ly trong GP I, GP II diễn ra bình thường tạo ra : 0,08Bb : 0,08O
84% tế bào còn lại giảm phân bình thường tạo ra :0,42B :0,42b
→ Giao tử đực : (0,5A :0,5a)(0,08Bb :0,08O :0,42B :0,42b)
- Ở cơ thể cái giảm phân bình thường tạo ra 0,5AB :0,5aB
Tỷ lệ cơ thể có kiểu gen aaBb =ab♂ × aB♀ = 0,5×0,42 ×0,5 =10,5%
Đáp án B
Câu hỏi 3 :
Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do gen A quy định có 3 alen A> a> a1. Trong đó A quy định hoa đỏ; a quy định hoa vàng, a1 quy định hoa trắng. Nếu cây tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường thì theo lý thuyết, phép lai ♂Aaa1a1×♀Aaaa1 cho cây hoa vàng chiếm tỷ lệ:
- A 1/9
- B 1/4
- C 1/6
- D 2/9
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Phương pháp: thể tứ bội giảm phân cho giao tử lưỡng bội
A – Hoa đỏ ; a – hoa vàng ; a1 – hoa trắng.
Phép lai \(Aa{a_1}{a_1} \times Aaa{a_1} \leftrightarrow \left( {{2 \over 6}A{a_1}:{2 \over 6}a{a_1}:{1 \over 6}Aa:{1 \over 6}{a_1}{a_1}} \right)\left( {{2 \over 6}Aa:{2 \over 6}a{a_1}:{1 \over 6}A{a_1}:{1 \over 6}aa} \right)\)
Tỷ lệ hoa vàng ở đời con là a--- =\({2 \over 6} \times {2 \over 6} + 2 \times {2 \over 6} \times {1 \over 6} + {1 \over 6} \times {1 \over 6} = {9 \over {36}} = {1 \over 4}\)
Chọn B
Câu hỏi 4 :
Một tế bào có 2n = 6 NST, kí hiệu là AaBbDd tham gia nguyên phân. Giả sử một NST của cặp Aa và một NST của cặp Bb không phân ly trong quá trình nguyên phân. Có thể gặp các tế bào con có thành phần nhiễm sắc thể là:
- A AaBbDd và AAaBbbdd hoặc AAaBBDd và abbDd.
- B AaBBbDd và abDd hoặc AAabDd và AaBbbDd.
- C AAaBBbDd và abDd hoặc AAabDd và aBBbDd.
- D AAaaBBDd và AaBBbDd hoặc AAaBDd và aBBbDd.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Có 2 trường hợp có thể xảy ra
TH1 :Hai NST kép không phân ly đi về cùng 1 hướng tạo 2 tế bào con có bộ NST: 2n -1-1 và 2n +1+1
TH2: Hai NST kép không phân ly đi về hai hướng tạo 2 tế bào con có bộ NST 2n-1+1
loại phương án A vì có kiểu gen AaBbDd (2n)
Loại phương án B vì có kiểu gen AaBBbDd ( có 7NST)
Loại phương án D vì có kiểu gen AAaaBBDd (8NST) vì chỉ có 1 trong 2 NST kép của 1 cặp xảy ra rối loạn nên không thể có kiểu gen Aaaa.
Vậy phương án đúng là C.
Chọn C.
Câu hỏi 5 :
Xét một nhóm có 3 tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen AaBbDdEe khi thực hiện giảm phâm sẽ tạo ra tối thiếu và tối đa bao nhiêu loại giao tử?
- A 1 và 8
- B 1 và 3
- C 2 và 8
- D 2 và 6
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
1 tế bào có kiểu gen AaBbDdEe giảm phân cho 2 loại giao tử
3 tế bào có kiểu gen AaBbDdEe giảm phân cho tối thiểu 2 loại giao tử (3 tế bào này có sự phân ly các NST kép là giống nhau); cho tối đa là 2 +2+2 =6 loại giao tử ( mỗi tế bào cho 2 loại giao tử)
Chọn D
Câu hỏi 6 :
Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có một số tế bào có cặp NST mang cặp gen Dd không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái có một số cặp NST mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân II, giảm phân I diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường. Ở đời con của phép lai (♂AaBbDd × ♀AaBbDd, sẽ có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen đột biến lệch bội về cả 2 cặp NST nói trên?
- A 24
- B 72
- C 48
- D 36
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Cặp gen Dd không phân li trong giảm phân I sẽ tạo ra các loại giao tử là: Dd và O
Cặp gen Bb không phân li trong giảm phân II sẽ tạo ra các loại giao tử là: BB, bb và O
Xét riêng các cặp gen:
♂Aa × ♀Aa tạo ra ở đời con 3 loại kiểu gen: AA, Aa, aa
P: ♂Bb × ♀Bb
G: ♂B, b × ♀BB, bb, O
F1: BBB, Bbb, BO, BBb, bbb, bO
→ Có 6 kiểu đột biến cặp gen Bb
Tương tự với cặp Dd
♂Dd × ♀Dd → 4 kiểu đột biến
Vậy tối đa số kiểu gen đột biến lệch bội về cả 2 cặp NST là: 3×6×4 = 72 (kiểu)
Chọn B
Câu hỏi 7 :
Ở một loài thực vật lưỡng bội, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; Gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho cây thân cao, hoa đỏ thuần chủng giao phấn với cây thân thấp, hoa trắng được hợp tử F1. Sử dụng cônsixin tác động đến hợp tử F1 để gây đột biến tứ bội hóa. Các hợp tử đột biến phát triển thành cây tứ bội và cho các cây đột biến này giao phấn với cây tứ bội thân thấp, hoa trắng. Cho rằng cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội. theo lý thuyết, ở đời con loại kiểu gen AAaaBBbb có tỉ lệ:
- A 1/36
- B 4/9
- C 100%
- D 17/18
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
F1 AaBb tứ bội hóa thành AAaaBBbb
AAaaBBbb × aaaabbbb
Tách các cặp gen ra:
- AAaa × aaaa
1/6 AA, 4/6Aa, 1/6aa × 100%aa
→ Tỉ lệ kiểu gen AAaa là 1/6x100% = 1/6
Tương tự với cặp gen Bb, ta có tỉ lệ kiểu gen BBbb là 1/6
→ Tỉ lệ đời con loại kiểu gen AAaaBBbb là 1/6×1/6 = 1/36
Chọn A
Câu hỏi 8 :
Một cá thể ở một loài động vật có bộ NST 2n =12. Khi quan sát quá trình giảm phân của 2000 tế bào sinh tinh, người ta thấy 20 tế bào có cặp NST số 1 không phân ly trong giảm phân I, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường, các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Theo lý thuyết, trong tổng số giao tử được tạo ra từ quá trình trên thì số giao tử có 5 NST chiềm tỷ lệ
- A 1%
- B 2%
- C 0,25%
- D 0,5%
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Có 6 cặp NST
Tổng số giao tử thu được là: 2000×4=8000
Các tế bào bị rối loạn phân ly trong giảm phân I tạo ra các giao tử n +1 = n-1 =50%
Tỷ lệ giao tử mang 5 NST (n-1) là \(\frac{{20 \times 4 \times 0,5}}{{8000}} = 0,5\% \)
Chọn D
Câu hỏi 9 :
Một cơ thể thực vật có kiểu gen AaBb, khi quan sát quá trình giảm phân hình thành giao tử có 10% tế bào rối loạn phân li trong giảm phân I ở cặp Aa và 20% tế bào khác rối loạn phân li giảm phân II ở cặp Bb. Các sự kiện khác diễn ra bình thường, các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, giao tử (n + 1) chiếm tỉ lệ là
- A 30%.
- B 13%.
- C 2%
- D 15%.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Xét cặp Aa:
10% số tế bào rối loạn phân ly cho 5% giao tử n +1 (gt Aa) và 5% giao tử n – 1 ( gt O)
90% số tế bào giảm phân bình thường cho 90% giao tử bình thường
Xét cặp Bb
20% số tế bào rối loạn phân ly cho giao tử n+1:10% (5% giao tử BB ,5% giao tử bb) ; giao tử n -1: 10% (giao tử O)
80% số tế bào giảm phân bình thường cho 80% giao tử bình thường
Tỷ lệ giao tử n+1 (chỉ rối loạn GP ở 1 cặp NST) là: 10% +5% = 15%
Chọn D
Câu hỏi 10 :
Cho phép lai ♂AaBbDdEe x ♀AabbddEe. Biết rằng: 10% số tế bào sinh tinh có cặp NST mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. 2% số tế bào sinh trứng có cặp NST mang cặp gen Ee không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Ở đời con, loại hợp tử đột biến chiếm tỉ lệ
- A 11,8%
- B 2%.
- C 0,2%.
- D 88,2%
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Xét giới đực: tỷ lệ giao tử đột biến là 10% giao tử bình thường là 90%
Xét giới cái: tỷ lệ giao tử đột biến là 2% giao tử bình thường là 98%
Tỷ lệ hợp tử đột biến là 1 – 0,9×0,98 = 0,118 = 11,8%
Chọn A
Câu hỏi 11 :
Ở một loài thực vật có bộ NST 2n = 8. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể xét một locut có 2 alen. Do đột biến, trong loài đã xuất hiện thể ba ở tất cả các cặp nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, các thể ba này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về gen đang xét?
- A 108
- B 432
- C 256
- D 16
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Thể ba có dạng 2n +1; n =4
Cặp NST mang thể ba cho tối đa 4 kiểu gen
Mỗi cặp NST còn lại cho 3 kiểu gen
Số kiểu gen tối đa là \(C_4^1 \times 4 \times {3^3} = 432\)
Chọn B
Câu hỏi 12 :
Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng; alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Biết rằng, không phát sinh đột biến mới và các cây tứ bội giảm phân bình thường cho cảc giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Cho cây tử bội có kiểu gen AaaaBBbb tự thụ phấn. Theo lý thuyết tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là:
- A 35:35:1:1
- B 105:35:3:1
- C 105:35:9:1
- D 33:11:1:1
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Phương pháp:
*Cơ thể 4n →Giảm phân bình thường → Giao tử 2n
Sử dụng sơ đồ hình chữ nhật: Cạnh và đường chéo của hình chữ nhật là giao tử lưỡng bội cần tìm
Xét locus gen số 1:
\(Aaaa \times Aaaa \to \left( {{1 \over 2}Aa:{1 \over 2}aa} \right) \times \left( {{1 \over 2}Aa:{1 \over 2}aa} \right) \to \) phân ly kiểu hình 3:1
Xét locus gen số 2:
\(BBbb \times BBbb \to \left( {{5 \over 6}B - :{1 \over 6}bb} \right) \times \left( {{5 \over 6}B - :{1 \over 6}bb} \right) \to \) phân ly kiểu hình 35: 1
Vậy phân ly kiểu hình chung là: (3:1)(35:1) ↔ 105:35:3:1
Chọn B
Câu hỏi 13 :
Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Lai cây quả đỏ thuần chủng với cây hoa vàng thuần chủng (P) thu được các hợp tử, dùng conxixin xử lý các hợp tử , sau đó cho phát triển thành cây F1. Cho 1 cây F1 tự thụ phấn thu được F2 gồm 176 cây quả đỏ và 5 cây quả vàng. Cho biết các cây tứ bội giảm phân bình thường chỉ tạo giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Theo lý thuyết các cây F2 thu được tối đa bao nhiêu loại kiểu gen ?
- A 3
- B 4
- C 2
- D 5
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
P thuần chủng tương phản, F1 có KG Aa → đa bội hóa → AAaa tự thụ phấn tạo ra F2 tỷ lệ KH 35:1
Ta có:
F1: AAaa × AAaa
G: (1AA:4Aa:1aa)×( 1AA:4Aa:1aa)
F2 có 5 loại kiểu gen
Chọn D
Câu hỏi 14 :
Ở một loài thực vật, gen A quy định tính trạng quả ngọt, gen a quy định tính trạng quả chua. Hạt phấn n + 1 không cỏ khả năng thụ tinh, noãn n + 1 vẫn có thể thụ tinh bình thường. Tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ con khi cho lai cây mẹ dị bội Aaa với cây bố dị bội Aaa là
- A 100% ngọt.
- B 2 ngọt: 1 chua
- C 3 ngọt: 1 chua
- D 5 ngọt: 1 chua.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
- cơ thể dị bội Aaa giảm phân cho \({1 \over 6}A:{2 \over 6}Aa:{1 \over 6}aa:{2 \over 6}a\)
Hạt phấn n + 1 không cỏ khả năng thụ tinh, noãn n + 1 vẫn có thể thụ tinh bình thường
\(P:Aaa \times Aaa \to \left( {{1 \over 6}A:{2 \over 6}Aa:{1 \over 6}aa:{2 \over 6}a} \right) \times \left( {{1 \over 3}A:{2 \over 3}a} \right)\)→ kiểu hình: 2 ngọt :1 chua
Chọn B
Câu hỏi 15 :
Một nhóm tế bào sinh tinh đều có kiểu gen AaXBY tiến hành giảm phân hình thành giao tử, trong đó ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, cặp nhiễm sắc thể giới tính phân li bình thường. Nếu giảm phân II diễn ra bình thường thì kết thúc quá trình này sẽ tạo ra số loại giao tử tối đa là:
- A 6
- B 7
- C 8
- D 4
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Một số tế bào:
- Cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I → tạo giao tử: Aa, 0
- Cặp NST giới tính bình thường → tạo giao tử: XB , Y
→ tạo ra 4 loại giao tử: Aa XB , XB, AaY , Y
Các tế bào khác giảm phân bình thường → tạo giao tử: AXB, aXB, AY, aY
Vậy có tối đa 8 loại giao tử được tạo ra
Đáp án C
Câu hỏi 16 :
Ở một loài thực vật tính trạng màu hoa do gen A quy định có 3 alen là A, a, a1 quy định theo thứ tự trội lặn là A>a>a1. Trong đó A quy định hoa đỏ, a quy định hoa vàng, a1 quy định hoa trắng. Nếu cây tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường thì theo lí thuyết, phép lai ♂ Aaa1a1 × ♀ Aaaa1 cho loại cây có hoa đỏ ở đời con chiếm tỉ lệ.
- A 3/4
- B 1/4
- C 1/6
- D 2/9
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Phép lai: ♂ Aaa1a1 × ♀ Aaaa1 \( \to \left( {{2 \over 6}A{a_1}:{2 \over 6}a{a_1}:{1 \over 6}Aa:{1 \over 6}{a_1}{a_1}} \right)\left( {{1 \over 6}A{a_1}:{2 \over 6}Aa:{1 \over 6}aa:{2 \over 6}a{a_1}} \right)\)
Tỷ lệ hoa đỏ là: \(1 - {3 \over 6} \times {3 \over 6} = {3 \over 4}\)( 3/6 là tỷ lệ giao tử không chứa A)
Chọn A
Câu hỏi 17 :
Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai ♂Aa x ♀ Aa. Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, 20% số tế bào xảy ra hiện tượng cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân II, các sự kiện khác diễn ra bình thường, cơ thể cái giảm phân bình thường. Nếu sự kết hợp giữa các loại đực và cái trong thụ tinh là ngẫu nhiên, theo lí thuyết trong tổng số các hợp tử được tạo ra ở thế hệ F1, hợp tử có kiểu gen AAa chiếm tỉ lệ ?
- A 12,5%
- B 2,5%
- C 10%
- D 50%
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
1 tế bào có kiểu gen Aa giảm phân không phân ly ở giảm phân 2 cho các loại giao tử với tỷ lệ 1AA:2O:1aa
Cơ thể Aa giảm phân bình thường cho 0,5A: 0,5a
Tỷ lệ hợp tử AAa là 0,2 × 0,25 × 0,5 = 2,5%
Chọn B
Câu hỏi 18 :
Cho phép lai P: ♀ AaBbDd × ♂ AaBbdd. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I; giảm phân II diễn ra bình thường. Quá trình giảm phân hình thành giao tử cái diễn ra bình thường. Theo lí thuyết phép lai trên tạo ra F1 có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen ?
- A 18
- B 56
- C 42
- D 24
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Cơ thể bị rối loạn trong giảm phân I sẽ tạo ra giao tử n+ 1 và O
Tính tích số loại kiểu gen của từng cặp
Lời giải chi tiết:
Xét cặp Aa:
- Giới đực cho 4 loại giao tử: A,a,Aa, O
- Giới cái cho 2 loại giao tử : A, a
Số kiểu gen bình thường là 3; số kiểu gen đột biến là 4
Xét cặp Bb: Bb × Bb → 3 kiểu gen bình thường
Xét cặp Dd: Dd × dd → 2 kiểu gen bình thường
Số kiểu gen tối đa ở thế hệ sau là: 7×3×2= 42
Chọn C
Câu hỏi 19 :
3 tế bào sinh tinh đều có kiểu gen AaBb khi giảm phân tạo giao tử, nếu số loại giao tử được tạo ra là tối đa thì tỷ lệ các loại giao tử là:
- A 1:1:1:1
- B 2:2:3:3
- C 2:2:4:4
- D .3:3:1:1
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Một tế bào sinh tinh giảm phân không có TĐC cho tối đa 2 loại giao tử, đề 3 tế bào giảm phân cho tối đa số loại giao tử thì cách tổ hợp và phân ly của các cặp NST là khác nhau
Trường hợp tạo số giao tử tối đa là:
- tế bào 1 giảm phân cho 2 loại giao tử AB, ab
- tế bào 2 và 3 giảm phân cho 2 loại giao tử Ab và aB ( hoặc ngược lại)
Vậy tỷ lệ giao tử là 1:1:2:2 hay 2:2:4:4
Chọn C
Câu hỏi 20 :
Ở ruồi giấm cái, noãn bào nằm giữa các tế bào nang trứng có vai trò cung cấp chất dinh dưỡng prôtein và mARN thiết yếu cho sự phát triển của phôi. Ở một trong các gen mà mARN của chúng được vận chuyển đến noãn bào có một đột biến X làm cho phôi bị biến dạng và mất khả năng sống sót. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu đột biến là trội, các con ruồi ở đời F1 của ruồi bố có kiểu gen dị hợp tử và ruồi mẹ kiểu dại sẽ sống sót.
II. Nếu đột biến là trội, các cá thể có kiểu gen đồng hợp tử về đột biến X không thể sống sót đến giai đoạn trưởng thành.
III. Nếu đột biến là lặn, chỉ các phôi ruồi cái của ruồi mẹ dị hợp tử về đột biến X mới bị biến dạng.
IV. Nếu đột biến là lặn và tiến hành lai hai cá thể dị hợp tử về đột biến X để thu được F1, sẽ có khoảng 1/6 số cá thể ở F2 đồng hợp tử về gen X.
- A 3
- B 4
- C 1
- D 2
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
- Với giả thuyết của đề, ta thấy phôi sống hay chết phụ thuộc vào kiểu gen của ruồi mẹ.
(1) Đúng: Đột biến là trội, ruồi mẹ hoang dại kiểu gen là aa, khi đó tất cả các phôi đời sau đều sống kể cả phôi đực hay cái.
(2) Đúng: Đột biến là trội, để tạo được phôi đồng hợp tử AA thì mẹ phải có alen A, khi đó tất cả các phôi đều bị chết.
(3) Sai: Đột biến là lặn, ruồi mẹ dị hợp tử có kiểu gen Aa, khi đó tất cả các phôi đều sống bình thường.
(4) Đúng: Đột biến là lặn, lai Aa × Aa thu được F1 tất cả đều sống. Lúc này ruồi đực F1 là: 1/4AA:2/4Aa:1/4aa, ruồi cái F1 chỉ có 2 kiểu gen sinh sản bình thường là: 1/3AA:2/3Aa (do aa không thể tạo ra phôi sống), khi đó KG aa ở đời F2 = 1/2.1/3 = 1/6.
Chọn A
Câu hỏi 21 :
Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào, cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thường, các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Cơ thể cái giảm phân bình thường. Theo lý thuyết, trong các dự đoán sau về phép lai: ♂ AaBbDd x ♀ AaBbdd, có bao nhiêu dự đoán đúng?
I. Có tối đa 18 loại kiểu gen bình thường và 24 loại kiểu gen đột biến.
II. Cơ thể đực có thể tạo ra tối đa 16 loại giao tử.
III. Thể ba có thể có kiểu gen là AabbbDd.
IV. Thể một có thể có kiểu gen là aabdd.
- A 5
- B 4
- C 3
- D 2
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
P: ♂ AaBbDd x ♀ AaBbdd
Giao tử:
♂: (A , a) x (Bb, 0 , B, b) x (D , d)
♀: (A , a) x (B , b) x d
Aa x Aa cho 3 KG bình thường
Bb x Bb cho 4 KG đột biến, 3 KG bình thường
Dd x dd cho 2 KG bình thường
Vậy số KG bình thường là: 3 x 3 x 2 = 18
Số KG đột biến là: 3 x 4 x 2 = 24
→ I đúng.
Cơ thể đực tạo tối đa: 2 x 4 x 2 = 16 loại giao tử
→ II đúng
Thể ba ở đời con có KG : (AA/Aa/aa) x (BBb / Bbb) x (Dd/dd)
Không có thể ba nào có KG bbb ở đời con
→ III sai
Thể một ở đời con có KG : (AA/Aa/aa) x (B / b) x (Dd/dd)
→ có thể một có KG aabdd ở đời con
→ IV đúng
Vậy có 3 dự đoán đúng
Đáp án C
Câu hỏi 22 :
Ở cà chua, gen A qui định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a qui định quả vàng, cây tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử 2n có khả năng thụ tinh bình thường. Xét các tổ hợp lai:
(1) AAaa × AAaa (2) AAaa × Aaaa (3) AAaa × Aa
(4) Aaaa × Aaaa (5) AAAa × aaaa (6) Aaaa × Aa
Có bao nhiêu tổ hợp lai cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con 11 quả đỏ : 1 quả vàng:
- A 2 tổ hợp
- B 4 tổ hợp
- C 1 tổ hợp
- D 3tổ hợp
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Phương pháp: Cách viết giao tử của thể tứ bội
Quả vàng chiếm 1/12 = 1/2 × 1/6
Chọn A
Câu hỏi 23 :
Có 4 tế bào sinh tinh có kiểu gen \(\frac{{{\rm{AB}}}}{{{\rm{ab}}}}{\rm{DdEe}}\) giảm phân hình thành giao tử và không xảy ra hiện tượng trao đổi chéo, tỷ lệ các loại giao tử có thể được tạo ra là
(1) 6:6:1:1. (2) 2:2:1:1:1:1. (3) 2:2:1:1. (4) 3:3:1:1.
(5) 1:1:1:1. (6) 1:1. (7) 4: 4: 1: 1. (8) 1:1:1:1:1:1:1:1.
- A (1),(2),(5),(7),(8).
- B (1),(3),(5),(6),(7)
- C (2),(4),(5),(6),(8).
- D (2),(3),(4),(6),(7).
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
- 1 tế bào sinh tinh \(\frac{{{\rm{AB}}}}{{{\rm{ab}}}}\) giảm phân không có HVG cho 2 loại giao tử AB và ab.
- 1 tế bào sinh tinh DdEe giảm phân cho 2 loại giao tử DE và de hoặc De và dE.
- 1 tế bào sinh tinh có kiểu gen giảm phân không có hoán vị gen cho 2 loại giao tử:
→ Cho 4 giao tử thuộc 2 loại:
2ABDE + 2abde hoặc 2ABde + 2abDE hoặc 2ABDe + 2abdE hoặc 2ABdE + 2abDe
- 4 tế bào sinh tinh có kiểu gen giảm phân cho các giao tử với tỉ lệ:
+ TH1: Cả 4 tế bào giảm phân đều cho giao tử giống nhau → tỉ lệ giao tử 1:1.
VD: (2ABDE : 2abde) + (2ABDE : 2abde) + (2ABDE : 2abde) + (2ABDE : 2abde)
= 8ABDE : 8abde = 1:1.
+ TH2: Có 3 tế bào giảm phân đều cho giao tử giống nhau, 1 tế bào còn lại giảm phân cho giao tử khác 3 tế bào kia → tỉ lệ giao tử 3:3:1:1.
VD: (2ABDE : 2abde) + (2ABDE : 2abde) + (2ABDE : 2abde) + (2ABde : 2abDE)
= 6ABDE : 6abde: 2ABde : 2abDE = 3:3:1:1.
+ TH3: Có 2 tế bào giảm phân đều cho giao tử giống nhau, 2 tế bào còn lại giảm phân cho giao tử giống nhau và khác 2 tế bào kia → tỉ lệ giao tử 1:1:1:1.
VD: (2ABDE : 2abde) + (2ABDE : 2abde) + (2ABde : 2abDE) + (2ABde : 2abDE)
= 4ABDE : 4abde: 4ABde : 4abDE = 1:1:1:1.
+ TH4: Có 2 tế bào giảm phân đều cho giao tử giống nhau, 2 tế bào còn lại giảm phân cho giao tử khác nhau và khác 2 tế bào kia → tỉ lệ giao tử 2:2:1:1:1:1.
VD: (2ABDE : 2abde) + (2ABDE : 2abde) + (2ABde : 2abDE) + (2ABDe : 2abdE)
= 4ABDE : 4abde: 2ABde : 2abDE:2ABDe : 2abdE = 2:2:1:1:1:1.
+ TH5: Cả 4 tế bào giảm phân đều cho các giao tử khác nhau → tỉ lệ giao tử 1:1:1:1:1:1:1:1.
VD: (2ABDE : 2abde) + (2ABde : 2abDE) + (2ABDe : 2abdE) + (2ABdE : 2abDe)
= 2ABDE : 2abde : 2ABde : 2abDE : 2ABDe : 2abdE : 2ABdE : 2abDe = 1:1:1:1:1:1:1:1
=> Đáp án C.
Câu hỏi 24 :
Ở một loài thực vật lưỡng bội, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy đinh thân thấp; gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với b quy định hoa trắng. Cho cây thân cao hoa đỏ thuần chủng giao phấn với cây thân thấp, hoa trắng được hợp tử F1. Sử dụng cônsixin tác động lên hợp tử F1 để gây đột biến tứ bội hóa. Các hợp tử đột biến phát triển thành cây tứ bội và cho các cây đột biến này giao phấn với cây lưỡng bội thân cao, hoa trắng dị hợp thu được F2.Cho rằng cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội. Theo lý thuyết tỷ lệ cây thân cao hoa trắng có tỷ lệ
- A 5/16
- B 11/144
- C 5/72
- D 11/72
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Phương pháp:
Cơ thể tứ bội có kiểu gen AAaa giảm phân tạo các giao tử có tỷ lệ 1/6AA :4/6Aa:1/6aa
cách giải
P: AABB × aabb → F1: AaBb lưỡng bội hóa: AAaaBBbb
Cho cây tứ bội F1 giao phấn với cây lưỡng bội thân cao, hoa trắng dị hợp: AAaaBBbb × Aabb
- Xét tính trạng chiều cao thân: AAaa × Aa → thân cao chiếm tỷ lệ \(1 - \frac{1}{6} \times \frac{1}{2} = \frac{{11}}{{12}}\)
- Xét tính trạng màu hoa: BBbb × bb → hoa trắng chiếm tỷ lệ 1/6
Tỷ lệ cây thân cao hoa trắng là 11/72
Chọn D
Câu hỏi 25 :
Một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Đem lai hai cây (P) có kiểu hình khác nhau. Sử dụng cônsixin tác động vào quá trình giảm phân hình thành giao tử, tạo ra các cây F1 tứ bội gồm hai loại kiểu hình. Biết rằng cây tứ bội giảm phân sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, nhận định nào sau đây đúng?
- A F1 có tối đa 2 loại kiểu gen.
- B Thế hệ P có kiểu gen thuần chủng về các tính trạng đem lai.
- C F1 tạo ra tối đa 4 loại giao tử.
- D F1 có tối đa 3 loại kiểu gen.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Cây tứ bội F1 có 2 loại kiểu hình → cây P: Aa, aa ( không thể là AA vì nếu là AA thì cây con luôn nhận alen A nên không thể có 2 kiểu hình) → cây tứ bội F1: AAaa; aaaa, Aaaa → A, B sai, D đúng
Cây tứ bội giảm phân tạo giao tử 2n nên số loại giao tử tối đa là 3: AA, Aa, aa → C sai
Chọn D
Câu hỏi 26 :
Ở một loài, gen qui định màu hạt có 3 alen theo thứ tự trội hoàn toàn A > a1 > a, trong đó alen A quy định hạt đen ; a1 – hạt xám ; a – hạt trắng. Biết tế bào noãn (n+1) có khả năng thụ tinh bình thường còn hạt phấn n+1 không có khả năng này. Khi cho cá thể Aa1a tự thụ phấn thì F1 có tỷ lệ phân ly kiểu hình là
- A 10 hạt đen :7 hạt xám :1 hạt trắng
- B 12 hạt đen :3 hạt xám :3 hạt trắng
- C 10 hạt đen :5 hạt xám :3 hạt trắng
- D 12 hạt đen :5 hạt xám :1 hạt trắng
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Sử dụng sơ đồ hình tam giác: Cạnh của tam giác là giao tử 2n, đỉnh của tam giác là giao tử n
Lời giải chi tiết:
Cơ thể Aa1a giảm phân cho 1/6Aa1:1/6a1a:1/6Aa:1/6A:1/6a1: 1/6a
Hạt phấn n+1 không có khả năng thụ tinh
(1/6Aa1:1/6a1a:1/6Aa:1/6A:1/6a1: 1/6a)(1/3A:1/3a1: 1/3a) → tỷ lệ kiểu hình: 12 hạt đen :5 hạt xám :1 hạt trắng
Chọn D
Câu hỏi 27 :
Một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng . cho lai giữa các cây tứ bội P:AAaa × AAAa, thu được F1. Cho tất cả các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2
Biết rằng cây tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết tỷ lệ kiểu hình ở F2
- A 80 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng
- B 31 cây hoa đỏ : 5 cây hoa trắng
- C 77 cây hoa dỏ : 4 cây hoa trắng
- D 55 cây hoa đỏ : 9 cây hoa trắng
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Phương pháp:
Sử dụng sơ đồ hình chữ nhật: Cạnh và đường chéo của hình chữ nhật là giao tử lưỡng bội cần tìm.
cách giải:
\(\begin{array}{*{20}{l}}
{AAaa \times AAAa \to \left( {\frac{1}{6}AA:\frac{4}{6}Aa:\frac{1}{6}aa} \right)\left( {\frac{1}{2}AA:\frac{1}{2}Aa} \right) \leftrightarrow \frac{1}{{12}}AAAA:\frac{5}{{12}}AAAa:\frac{5}{{12}}AAaa:\frac{1}{{12}}Aaaa}
\end{array}\)
Tỷ lệ giao tử F1: 13AA:19Aa:4aa
Tỷ lệ giao tử aa = 4/36 = 1/9 →tỷ lệ hoa trắng 1/81
Chọn A
Câu hỏi 28 :
Có bao nhiêu phát biêu nào sau đây đúng?
(1) Một tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbDd giảm phân bình thường có thể tạo ra tối đa 8 loại giao tử.
(2) Một tế bào sinh trứng có kiểu gen \(\frac{{Ab}}{{aB}}\) giảm phân bình thường tạo ra 1 loại giao tử.
(3) Hai tế bào sinh tinh của ruồi giấm có kiểu gen \(\frac{{AbD}}{{abd}}\) giảm phân bình thường có thể tạo ra tối đa 4 loại giao tử.
(4) Ba tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbDd giảm phân bình thường có thể tạo ra tối đa 6 loại giao tử.
(5) Ba tế bào lưỡng bội của ruồi giấm có kiểu gen \(\frac{{Ab}}{{aB}}{X^D}{X^d}\) giảm phân bình thường có thể tạo ra tối đa 8 loại giao tử.
- A 1
- B 3
- C 4
- D 2
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Xét các phát biểu
(1) sai, 1 tế bào AaBbDd giảm phân cho tối đa 2 loại giao tử
(2) đúng, 1 tế bào sinh trứng chỉ tạo ra 1 giao tử
(3) sai, 2 tế bào này cho tối đa 2 loại giao tử (ruồi giấm đực không có HVG)
(4) đúng, 1 tế bào AaBbDd giảm phân cho tối đa 2 loại giao tử, → 3 tế bào AaBbDd giảm phân cho tối đa 6 loại giao tử
(5) sai, số loại giao tử tối đa là 3x2 = 6 (trong trường hợp các tế bào này là các tế bào sinh dục đực)
Chọn D
Câu hỏi 29 :
Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Một thể ba có kiểu gen Aaa tự thụ phấn liên tiếp qua 2 thế hệ. Biết giao tử đực (n + 1) không có khả năng thụ tinh, các loại giao tử cái thụ tinh bình thường. Sức sống của hợp tử là tương đương nhau, theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là
- A 4 đỏ: 5 trắng
- B 83 đỏ: 79 trắng
- C 52 đỏ: 35 trắng.
- D 7 đỏ : 9 trắng.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Sử dụng sơ đồ hình tam giác: Cạnh của tam giác là giao tử 2n, đỉnh của tam giác là giao tử n
VD:AAa
Lời giải chi tiết:
Cơ thể Aaa giảm phân cho tỷ lệ giao tử: 1A:2a:2Aa:1aa
Cho cơ thể Aaa tự thụ phấn: (1A:2a:2Aa:1aa)×(1A:2a) →1AA:4Aa:5Aaa:2AAa :2aaa:4aa
Các cơ thể đồng hợp lặn thì tạo ra đời con 100% hoa trắng
\(\begin{array}{*{20}{l}}
{\frac{4}{{18}}Aa \to \frac{1}{{18}}aa}\\
{\frac{5}{{18}}Aaa \to \frac{5}{{18}} \times \frac{6}{{18}} = \frac{5}{{54}}}\\
{\frac{2}{{18}}AAa \to \frac{2}{{18}}\left( {\frac{1}{6}a \times \frac{1}{3}a} \right) = \frac{1}{{162}}}
\end{array}\)
Vậy tỷ lệ hoa trắng là \(\frac{1}{{18}} + \frac{5}{{54}} + \frac{1}{{162}} + \frac{2}{{18}} + \frac{4}{{18}} = \frac{{79}}{{162}}\)
Chọn B
Câu hỏi 30 :
Một loài thực vật có bộ NST 2n =6. Trên mỗi cặp NST xét 1 gen có 2 alen. Do đột biến, trong loài đã xuất hiện 3 dạng thể ba tương ứng với các cặp NST. Theo lý thuyết, các thể ba này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen đang xét ?
- A 64
- B 36
- C 144
- D 108
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức tính số kiểu gen tối đa của thể tam bội: Xét 1 cặp gen có a alen, thể tam bội có số kiểu gen tối đa là \(\frac{{a(a + 1)(a + 2)}}{{1 \times 2 \times 3}}\)
Lời giải chi tiết:
- Xác định số kiểu gen của cặp NST có đột biến
Cách 1: ta xét riêng từng cặp NST coi như thể tam bội, ta áp dụng công thức trên tính được có 4 kiểu gen
Cách 2: một gen có 2 alen VD:A, a ; ta đếm số trường hợp có thể chứa số alen A (hoặc a) là: 0,1,2,3 → có tối đa 4 kiểu gen
- Các cặp NST bình thường (mỗi gen có 2 alen) số kiểu gen tối đa 3
Số kiểu gen tối đa trong quần thể là:
Chọn D
Tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm Ôn tập chương I và chương II mức độ khó (vận dụng và vận dụng cao) có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản.
Tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm Ôn tập chương I và chương II mức độ dễ (nhận biết và thông hiểu) có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản.
Tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm Ôn tập chương I và chương II mức độ dễ (nhận biết và thông hiểu) có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản.
Các bài khác cùng chuyên mục
- 30 bài tập Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân mức độ khó - phần 4
- 30 bài tập Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân mức độ khó - phần 3
- 30 bài tập Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân mức độ dễ - phần 4
- 30 bài tập Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân mức độ dễ - phần 3
- 30 bài tập Liên kết gen và hoán vị gen mức độ khó - phần 5
- 30 bài tập Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân mức độ khó - phần 4
- 30 bài tập Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân mức độ khó - phần 3
- 30 bài tập Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân mức độ dễ - phần 4
- 30 bài tập Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân mức độ dễ - phần 3
- 30 bài tập Liên kết gen và hoán vị gen mức độ khó - phần 5