30 bài tập Đột biến gen mức độ dễ - phần 3
Làm đề thiCâu hỏi 1 :
Mức độ có lợi hay có hại của gen đột biến phụ thuộc vào:
- A Môi trường sống và tổ hợp gen.
- B Tần số phát sinh đột biến.
- C Số lượng cá thể trong quần thể.
- D Tỉ lệ đực, cái trong quần thể.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Mức độ có lợi hay có hại của gen đột biến phụ thuộc vào : môi trường sống và tổ hợp gen
Đáp án A
Câu hỏi 2 :
So với đột biến nhiễm sắc thể thì đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của tiến hóa vì:
- A Đa số đột biến gen là có hại, vì vậy chọn lọc tự nhiên sẽ loại bỏ chúng nhanh chóng, chỉ giữ lại các đột biến có lợi.
- B Alen đột biến có lợi hay có hại không phụ thuộc vào tổ hợp gen và môi trường sống, vì vậy chọn lọc tự nhiên vẫn tích lũy các gen đột biến qua các thế hệ.
- C Các alen đột biến thường ở trạng thái lặn và ở trạng thái dị hợp, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp vào kiểu gen do đó tần số của gen lặn có hại không thay đổi qua các thế hệ.
- D Đột biến gen phổ biến hơn đột biến nhiễm sắc thể và ít ảnh hưởng đến sức sống, sự sinh sản của cơ thể sinh vật.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho tiến hóa vì đột biến gen phổ biến hơn đột biến nhiễm sắc thể và ít ảnh hưởng đến sức sống, sự sinh sản của cơ thể sinh vật
Đột biến NST thường làm giảm sức sống và làm giam khả năng sinh sản
Đáp án D
Câu hỏi 3 :
Ở sinh vật nhân sơ, tại sao nhiều đột biến thay thế một cặp nuclêôtit là đột biến trung tính:
- A Do tính chất thoái hóa của mã di truyền, đột biến không làm biến đổi bộ ba này thành bộ ba khác.
- B Do tính chất thoái hóa của mã di truyền, đột biến làm biến đổi bộ ba này thành bộ ba khác nhưng cùng mã hóa cho một loại axit amin.
- C Do tính chất phổ biến của mã di truyền, đột biến làm biến đổi bộ ba này thành bộ ba khác.
- D Do tính đặc hiệu của mã di truyền, đột biến làm biến đổi bộ ba này thành bộ ba khác làm prôtêin biến đổi.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Nhiều đột biến thay thế vẫn là đột biến trung tính vì do tính chất thoái hóa của mã di truyền, đột biến làm biến đổi bộ ba này thành bộ ba khác nhưng cùng mã hóa cho một loại axit amin
A sai vì vẫn chưa nói rõ là tại sao lại không làm biến đổi bộ ba này thành bộ ba khác
Đáp án B
Câu hỏi 4 :
Ở sinh vật nhân sơ, có nhiều trường hợp gen bị đột biến nhưng chuỗi pôlipeptit do gen quy định tổng hợp không bị thay đổi. Nguyên nhân là vì:
- A Mã di truyền có tính thoái hóa.
- B Mã di truyền có tính đặc hiệu.
- C ADN của vi khuẩn có dạng vòng.
- D Gen của vi khuẩn có cấu trúc theo operon.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Gen bị đột biến nhưng chuỗi pôlipeptit do gen quy định tổng hợp không bị thay đổi vì mã di truyền có tính thoái hóa – nhiều bộ ba di truyền cùng qui định một acid amin. Do đó khi đột biến từ bộ ba này thành bộ ba khác mà cùng qui định một acid amin đó thì chuỗi polipeptit không đổi
Đáp án A
Câu hỏi 5 :
Một gen có một bazơ Timin trở thành dạng hiếm (T*) thì sẽ gây đột biến thay cặp A – T thành cặp G – X theo sơ đồ:
- A A – T* → T* - G → G – X.
- B A – T* → T* - X → G – X.
- C A – T * → G – T* → G – X
- D A – T* → A – G → G – X.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Gây đột biến theo sơ đồ : A – T * → G – T* → G – X
Đáp án C
Câu hỏi 6 :
Khi nói về đột biến gen, kết luận nào sau đây không đúng ?
- A Quá trình nhân đôi không theo nguyên tắc bổ sung thì sẽ dẫn tới đột biến gen.
- B Đột biến gen trội ở dạng dị hợp cũng được gọi là thể đột biến.
- C Đột biến gen chỉ được phát sinh khi trong môi trường có các tác nhân đột biến.
- D ADN không nhân đôi thì không phát sinh đột biến gen.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Kết luận không đúng là : C.
Kể cả khi không có tác nhân đột biến thì đột biến vẫn có thể xảy ra do những sai sót trong quá trình nhân đôi, do các nu hiếm trong môi trường nội bào
Đáp án C
Câu hỏi 7 :
Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai?
- A Đột biến gen có thể tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
- B Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit trong gen
- C Trong tự nhiên, đột biến gen thường phát sinh với tần số thấp.
- D Đột biến gen làm thay đổi cấu trúc của gen
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Phát biểu sai là B vì đột biến điểm là đột biến gen liên quan đến 1 cặp nucleotit trong gen.
Đáp án B
Câu hỏi 8 :
Gen ban đầu có cặp nuclêôtit chứa G hiếm (G*) là X-G*, sau đột biến cặp này sẽ biến đổi thành cặp
- A T-A
- B X-G
- C G-X
- D A-T
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Phương pháp: áp dụng kiến thức bài 4 trang 19 SGK Sinh 12.
Cặp nucleotit ban đầu là X – G* sau đột biến sẽ thành cặp T – A
Đáp án A
Câu hỏi 9 :
Một base nito của gen trở thành dạng hiếm thì qua quá trình nhân đôi của ADN sẽ làm phát sinh dạng đột biến
- A Thêm 2 cặp nucleotit
- B Mất một cặp nucleotit
- C Thêm một cặp nucleotit
- D Thay thế một cặp nucleotit
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Khi một base nito của gen trở thành dạng hiếm sẽ làm phát sinh đột biến thay thế 1 cặp nucleotit
Vd: G*- X → A –T
Đáp án D
Câu hỏi 10 :
Đột biến gen là
- A sự biến đổi tạo ra những alen mới.
- B sự biến đổi tạo nên những kiểu hình mới.
- C sự biến đổi trong cấu trúc của gen.
- D sự biến đổi một cặp nuclêôtit trong gen.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Phương pháp: Bài 4 – SGK sinh học 12
Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen.
Chọn C
Câu hỏi 11 :
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về đột biến gen?
(1) Xảy ra ở cấp độ phân tử, thường có tính thuận nghịch.
(2) Làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
(3) Làm mất một hoặc nhiều phân tử ADN.
(4) Làm xuất hiện những alen mới trong quần thể.
- A 1
- B 2
- C 3
- D 4
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Các phát biểu đúng là : (1) , (4)
Đáp án B
Đột biến gen là những thay đổi 1 hoặc 1 vài cặp nucleotit trên 1 gen
→ (2) và (3) sai
Câu hỏi 12 :
Loại đột biến gen nào làm thay đổi số lượng liên kết hydro nhiều nhất của gen?
- A Thêm 1 cặp G-X và 1 cặp A-T.
- B Thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X.
- C Thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T.
- D Thêm 1 cặp A-T và mất 1 cặp G-X.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Đột biến thêm hoặc mất làm biến đổi số lượng liên kết hidro nhiều nhất.
Trong phương án A nếu thêm 1 cặp G – X và A –T làm số liên kết hidro của gen tăng lên 5.
B: Tăng 1
C: giảm 1
D: giảm 1
Chọn A
Câu hỏi 13 :
Một đột biến gen lặn được biểu hiện ra kiểu hình trong những trường hợp nào sau đây ?
(1) Tồn tại bên cạnh gen trội có lợi
(2) Tồn tại ở trạng thái đồng hợp lặn
(3) Điều kiện ngoại cảnh thay đổi phù hợp với gen đó
(4) Tế bào bị đột biến mất đoạn NST chứa gen trội tương ứng
- A (3),(4)
- B (1),(2)
- C (2),(4)
- D (2),(3)
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đột biến gen lặn được biểu hiện ra kiểu hình trong những trường hợp sau: (2),(4)
Chọn C
Câu hỏi 14 :
Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thêm 1 cặp G-X thì số liên kết hiđrô sẽ
- A tăng 3
- B tăng 1
- C giảm 1
- D giảm 3
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro
Nếu gen cấu trúc bị đột biến thêm 1 cặp G-X thì số liên kết hiđrô sẽ tăng 3
Chọn A
Câu hỏi 15 :
Đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến vì:
- A Làm sai lệch thông tin di truyền di truyền dẫn tới làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp protein
- B Làm ngưng trệ quá trình dẫn tới làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp protein
- C Làm biến đổi cấu trúc gen dẫn tới cơ thể sinh vật không kiểm soát được quá trình tái bản của gen.
- D Làm gen bị biến đổi dẫn tới không kể vật chất di truyền qua các thế hệ.
Đáp án: A
Câu hỏi 16 :
Trong các dạng đột biến sau, có bao nhiêu dạng đột biến có thể làm thay đổi hình thái của nhiễm sắc thể?
I. Mất đoạn
II. Lặp đoạn NST
III. Đột biến gen
IV. Đảo đoạn ngoài tâm động
V. Chuyển đoạn tương hỗ
- A 1
- B 2
- C 4
- D 3
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
III, IV, V không làm thay đổi hình thái NST
Chọn B
Câu hỏi 17 :
Các loại đột biến gen bao gồm:
- A Thêm một hoặc vài cặp bazơ
- B Bớt một hoặc vài cặp bazơ
- C Thay thế một hoặc vài cặp bazơ
- D Cả A, B, C
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Các loại đột biến gen bao gồm:
+ Thêm hoặc mất cặp nu
+ Thay thế cặp nu.
Chọn D
Câu hỏi 18 :
Thể đột biến là:
- A Cơ thể mang đột biến gen đó biểu hiện chỉ ở kiểu hình trội.
- B Cơ thể mang đột biến gen đó biểu hiện chỉ ở kiểu hình lặn
- C Cơ thể mang đột biến gen đó biểu hiện chỉ ở kiểu hình trung gian.
- D Cơ thể mang đột biến gen đó biểu hiện chỉ ở kiểu hình.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Cơ thể mang kiểu hình đột biến được gọi là thể đột biến.
Chọn D
Câu hỏi 19 :
Những đột biến nào là đột biến dịch khung
- A Mất và thêm Nu
- B Mất và đảo Nu
- C Thêm và thay Nu
- D Chuyển đổi vị trí 1 cặp Nu
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Mất và thêm Nu sẽ làm dịch khung sao chép.
Chọn A
Câu hỏi 20 :
Các tác nhân đột biến có thể gây ra đột biến gen qua cách nào sau đây:
- A Kết cặp không đúng với các bazơ nitơ dạng hiếm trong tái bản ADN.
- B Kết cặp nhầm với 5- brôm uraxin.
- C Acridin chèn vào mạch mới đang tổng hợp.
- D Cả A, B và C.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Các tác nhân đột biến có thể gây ra đột biến gen bằng cả ba cách A, B, C.
Chọn D
Câu hỏi 21 :
Đột biến gen có thể làm xuất hiện:
- A Các alen mới
- B Các tế bào mới
- C Các NST mới
- D Các tính trạng mới
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Đột biến gen làm xuất hiện các alen mới. Chỉ có đột biến mới có thể làm xuất hiện alen mới, chưa từng có trong quần thể.
Chọn A
Câu hỏi 22 :
Xét về mặt tiến hóa vai trò cơ bản nhất của đột biến gen là:
- A Tăng khả năng thích nghi của sinh vật trước môi trường sống.
- B Làm nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.
- C Tạo ra nhiều alen mới nên được coi là nguyên liệu thứ cấp.
- D Giúp đào thải các cá thể có hại tạo giống tốt.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Trong quá trình tiến hóa thì đột biến làm xuất hiện các alen mới nhờ đó tạo các nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa
Đáp án B.
Câu hỏi 23 :
Tác động nào sau đây không phải của đột biến gen?
- A Tăng số lượng gen.
- B Có lợi
- C Gây hại.
- D Vô hại
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Đột biến gen xảy ra trong cấu trúc gen không làm tăng số lượng gen
Chọn A
Câu hỏi 24 :
Đột biến gen thường xảy ra khi
- A NST đóng xoắn
- B Dịch mã
- C ADN nhân đôi
- D Phiên mã
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đột biến gen thường xuất hiện khi ADN nhân đôi, khi đó NST giãn xoắn,2 mạch phân tử ADN được tách ra để tổng hợp mạch mới.
Chọn C
Câu hỏi 25 :
Trong quá trình nhân đôi ADN , Guanin dạng hiếm gặp bắt đôi với nucleotit bình thường nào dưới đây có thể tạo nên đột biến gen ?
- A Adenin
- B 5-BU
- C Timin
- D Xitôzin
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Trong quá trình nhân đôi ADN , Guanin dạng hiếm gặp bắt đôi với Timin có thể tạo nên đột biến gen.
Chọn C.
Câu hỏi 26 :
Đột biến tiền phôi là loại đột biến :
- A Xảy ra trong quá trình thụ tinh tạo hợp tử.
- B Xảy ra trong quá trình phát sinh giao tử
- C Xảy ra trong các lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử ( giai đoạn 2-8 tế bào).
- D Cả a,b và c đều đúng.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đột biến tiền phôi xảy ra trong các lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử ( giai đoạn 2-8 tế bào).
Chọn C
Câu hỏi 27 :
Loại đột biến nào sau đây có thể làm xuất hiện alen mới?
- A Đột biến gen.
- B Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
- C Đột biến nhiễm sắc thể.
- D Đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Alen là các trạng thái khác nhau của một gen, đột biến gen tạo ra alen mới.
Chọn A
Câu hỏi 28 :
Vai trò chính của đột biến gen trong quá trình tiến hóa là
- A cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
- B quy định chiều hướng và nhịp điệu của quá trình tiến hóa.
- C làm thay đổi đột ngột tần số alen của quần thể.
- D làm giảm đa dạng di truyền và làm nghèo vốn gen của quần thể.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Đột biến gen cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
Ý B sai, đây là vai trò của CLTN
Ý C sai, đây là đặc điểm của các yếu tố ngẫu nhiên
Ý D sai, đột biến gen làm phong phú vốn gen của quần thể
Chọn A
Câu hỏi 29 :
Một gen bị đột biến không làm thay đổi chiều dài. Số liên kết Hidro giảm đi 1 liên kết. Loại đột biến đó là:
- A Thay một cặp G-X bằng cặp A-T
- B Thêm một cặp A-T
- C Thay thế 1 cặp A-T bằng cặp G-X
- D Mất một cặp A-T
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Không làm thay đổi chiều dài của gen → thay thế cặp nucleotit
Giảm 1 liên kết hidro → Thay một cặp G-X bằng cặp A-T
Chọn A
Câu hỏi 30 :
Dạng đột biến gen nào sau đây phổ biến hơn so với dạng còn lại?
- A Mất một cặp nucleotit
- B Thêm một cặp nucleotit.
- C Mất hoặc thêm một cặp nucleotit
- D Thay một cặp nucleotit này bằng một cặp nucleotit khác.
Đáp án: D
Tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm Đột biến gen mức độ khó (vận dụng và vận dụng cao) có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản.
Tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm Đột biến gen mức độ khó (vận dụng và vận dụng cao) có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản.
Tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm Đột biến gen mức độ khó (vận dụng và vận dụng cao) có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản.
Tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm Đột biến gen mức độ dễ (nhận biết và thông hiểu) có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản.
Tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm Đột biến gen mức độ dễ (nhận biết và thông hiểu) có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản.
Các bài khác cùng chuyên mục
- 30 bài tập Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân mức độ khó - phần 4
- 30 bài tập Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân mức độ khó - phần 3
- 30 bài tập Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân mức độ dễ - phần 4
- 30 bài tập Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân mức độ dễ - phần 3
- 30 bài tập Liên kết gen và hoán vị gen mức độ khó - phần 5
- 30 bài tập Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân mức độ khó - phần 4
- 30 bài tập Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân mức độ khó - phần 3
- 30 bài tập Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân mức độ dễ - phần 4
- 30 bài tập Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân mức độ dễ - phần 3
- 30 bài tập Liên kết gen và hoán vị gen mức độ khó - phần 5