20 bài tập Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000 mức độ khó

Làm đề thi

Câu hỏi 1 :

Điểm khác nhau về mục đích trong việc sử dụng năng lượng nguyên tử của Liên Xô và Mĩ?

  • A Khống chế các nước khác
  • B Duy trì hòa bình an ninh thế giới
  • C Ủng hộ phong trào cách mạng thế giới
  • D Mở rộng lãnh thổ

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Phân tích, so sánh. 

Lời giải chi tiết:

Mục đích sử dụng năng lượng nguyên tử:

-Mĩ: Thực hiện chiến lược toàn cầu âm mưu bá chủ thế giới.

-Liên Xô: phá vỡ thế độc quyền của Mĩ, duy trì hòa bình thế giới.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Điểm khác nhau về mục tiêu, nhiệm vụ giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi với khu vực Mĩ Latinh là:

  • A Chống lại bọn đế quốc, thực dân và tay sai
  • B Chống lại các thế lực thân Mĩ
  • C Chống lại bọn tay sai cho đế quốc, thực dân      
  • D Chống lại bọn đế quốc, thực dân

Đáp án: A

Phương pháp giải:

so sánh.

Lời giải chi tiết:

Điểm khác nhau về mục tiêu, nhiệm vụ giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi với khu vực Mĩ Latinh là

- Châu Phi : Đấu tranh chống đế quốc, thực dân và tay sai để giành độc lập dân tộc

- Mĩ Latinh : Đấu tranh chống thực dân kiểu mới để giành chủ quyền. (Chế độ độ độc tài quân sự)

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Giai đoạn lịch sử nào sau đây đánh dấu thời kì phi thực dân hóa trên toàn thế giới?

  • A Giai đoạn 1950 – 1955, nhiều thuộc địa của Anh, Pháp tuyên bố giành độc lập
  • B Giai đoạn 1950 – 1970, nhiều nước thuộc địa Anh, Pháp tuyên bố giành độc lập
  • C Giại đoạn 1950 – 1973, nhiều thuộc địa của Anh, Pháp quyên bố giành độc lập
  • D Giai đoạn 1950 – 1975, nhiều thuộc địa của Anh, Pháp quyên bố giành độc lập

Đáp án: C

Phương pháp giải:

phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

Trong giai đoạn 1950 – 1973, nhiều thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan tuyên bố độc lập, đánh dấu thời kì “phi thực dân hóa” trên phạm vi thế giới.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A Xóa bỏ ách thống trị của thực dân, đế quốc
  • B Góp phần làm “xói mòn”, tan rã trật tự Ianta
  • C Làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới
  • D Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc vẫn còn tồn tại

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Ý nghĩa của phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai:

- Đã xóa bỏ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, làm cho hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phân biệt chủng tộc kéo dài nhiều thế kỉ sụp đổ hoàn toàn. Qua đó, góp phần làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc, tăng thêm sức mạnh cho phong trào cách mạng thế giới.

- Đã góp phần làm “xói mòn” và tan rã trật tự thế giới hai cực Ianta được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập đã làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới

- Sau khi giành độc lập, các quốc gia đều tập trung phát triển kinh tế có đóng góp tích cực vào đời sống chính trị thế giới.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Nhân tố chủ quan quan trọng nhất đưa đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai là?

  • A Mâu thuẫn dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh hết sức gay gắt
  • B Mâu thuẫn giai cấp ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh hết sức gay gắt
  • C Ảnh hưởng từ cuộc khai thác thuộc địa của các nước đế quốc thực dân
  • D Các lực lượng dân tộc như giai cấp tư sản, vô sản ở các nước phát triển

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân chủ quan đưa đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai bao gồm:

+ Trong giai đoạn kết thúc chiến tranh mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ở các nước Á, Phi, Mĩ latinh trở lên hết sức gay gắt.

+ Các lực lượng dân tộc như giai cấp tư sản, vô sản ở các nước Á, Phi, Mĩ latinh đã lớn mạnh, thành lập được chính đảng của mình. Ví dụ: Đảng Quốc Đại, Đảng Cộng sản Việt Nam), trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của mỗi nước.

Trong đó, nhân tố quan trọng nhất là sự phát triển của các lực lượng dân tộc như giai cấp tư sản, vô sản ở các nước.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Điều kiện nào không phải khách quan đưa tới sự bùng nổ và phát triển của Phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế  giới thứ hai?

  • A Sự lớn mạnh của Chủ nghĩa xã hội thành hệ thống thế giới
  • B Sự lớn mạnh của phong trào Công nhân quốc tế
  • C Sự lớn mạnh của các lực lượng dân chủ tiến bộ
  • D Ảnh hưởng bởi hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

+Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra giữa lực lượng phát xít với các nước trong đó có các nước đế quốc có nhiều thuộc địa thì trong thời kì chiến tranh các nước đế quốc như Anh, Pháp bị ảnh hưởng không chỉ ở chính quốc mà cả ở thuộc địa, ví dụ ở Đông Dương. Vì vậy, đây cũng là điều kiện khách quan cho sự bùng nổ phong trào giải phóng dân tộc. (Ảnh hưởng bởi hậu quả của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai đến các thuộc địa).

+ Sau chiến tranh thế giới thứ hai CNXH trở thành một hệ thống thế giới là chỗ dựa cho phong trào giải phóng dân tộc. Sự lớn mạnh và phát triển của phong trào công nhân Quốc tế, các lực lượng dân chủ tiến bộ đã tác động đến phong trào giải phóng dân tộc.

ð Phong trào giải phóng diễn ra ngày càng mạnh mẽ, tấn công vào hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân.

Sự lớn mạnh của các lực lượng dân chủ tiến bộ là điều kiện chủ quan quan trọng nhất đưa đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Quy luật chung của con đường đấu tranh giành độc lập ở các nước châu Á là

  • A Chỉ chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến hoặc giai cấp phong kiến lãnh đạo qua các thời kì đấu tranh
  • B Từ phong trào do giai cấp phong kiến lãnh đạo đến hệ tư tưởng tư sản rồi xuất hiện phong trào giai cấp vô sản lãnh đạo
  • C Từ phong trào do giai cấp tư sản lãnh đạo đến phong trào do giai cấp vô sản lãnh đạo bằng các Đảng cộng sản
  • D Từ phong trào do giai cấp phong kiến hoặc chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến đến phong trào do giai cấp vô sản lãnh đạo

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Cuối thế kỉ XIX: ảnh hưởng của hệ tư tưởng phong kiến (giai cấp phong kiến lãnh đạo).

Đầu thé kỉ XX: ảnh hưởng của hệ tư tưởng mới: dân chủ tư sản và phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Thách thức lớn nhất đối với hòa bình, an ninh thế giới nửa đầu thế kỉ XXI là

  • A Chủ nghĩa khủng bố.
  • B Xung đột sắc tộc                                              
  • C  Chủ nghĩa A-pác-thai             
  • D Chủ nghĩa li khai

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sgk trang 74, phân tích

Lời giải chi tiết:

Trong nền chính trị thế giới. Chủ nghĩa khủng bố hiện đại bắt đầu trở thành một vấn đề an ninh quốc tế quan trọng vào cuối những năm 1960, với hàng loạt các vụ tấn công đẫm máu xảy ra nhiều nơi trên thế giới, rất nhiều trong số đó liên quan đến xung đột Israel – Ảrập. Sau sự kiện11/9, có thể nói chủ nghĩa khủng bố đã trở thành một vấn đề toàn cầu then chốt, là một trong những mối đe dọa lớn nhất cho các quốc gía. Ngày nay, hầu như mọi quốc gia và Liên Hiệp Quốc đều nhận ra bản chất nguy hiểm của mối đe dọa này và đang tìm mọi cách ngăn chặn nó phát triển mạnh hơn. Hành động khủng bố có thể do một vài cá nhân hoặc một tổ chức chống chính phủ gây nên, cũng có thể được chính chính quyền sử dụng và tài trợ để chống lại các nhóm chính trị nhất định.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Điểm khác nhau giữa Liên Xô so với các nước đế quốc, trong thời kì từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX là:

  • A Nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, đẩy mạnh phát triển công nghiệp.
  • B Đẩy mạnh cải cách dân chủ sau chiến tranh.
  • C Chế tạo nhiều vũ khí và trang bị kĩ thuật quân sự hiện đai.
  • D Thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

so sánh.

Lời giải chi tiết:

- Đáp án A: cả Liên Xô và các nước đế quốc đều chịu thiệt hại năng nề sau chiến tranh thế giới thứ hai, vì thế công việc đầu tiên của tất cả các nước sẽ là nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến trang, đẩy mạnh phát triển công nghiệp.

- Đáp án B: đều thực hiện cải cách dân chủ, có khi thực hiện các kế hoạch dài hạn.

- Đáp án C: các nước đế quốc sau chiến tranh thế giới thứ hai có nước quay trở lại xâm lược các thuộc địa cũ, đế quốc mới thì đẩy manh xâm lược để biến các nước bị xâm lược thành thuộc địa kiểu mới. Chinh vì thế các nước đế quốc này đã chế tạo nhiều vũ khí và trang bị kĩ thuật hiện đại để phục vụ cho chiến tranh. Trong khi đó, Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai lại theo đuổi chính sách đối ngoại bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa. Cho nên, việc chế tạo vũ khí và trang bị kĩ thuật hiên đại của Liên Xô không phải không có mà số lượng ít hơn so với các nước đế quốc nhiều.

- Đáp án D: đây chỉ là chính sách đối ngoại của Liên Xô.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Một trong những tác động của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

  • A góp phần làm xói mòn và tan rã trật tự thế giới hai cực Ianta.
  • B thúc đẩy Mỹ phải chấm dứt tình trạng Chiến tranh lạnh với Liên Xô.
  • C góp phần hình thành các liên minh kinh tế - quân sự khu vực.
  • D  thúc đẩy các nước tư bản hòa hoãn với các nước xã hội chủ nghĩa.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

Sự xói mòn và tan rã của trật tự thế giới hai cực Ianta do tác động của phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai:

*Sự xói mòn:

- Thắng lợi của CM Trung Quốc (1949) đã đập tan âm mưu của Mỹ khống chế Trung Quốc và Liên Xô buôc phải bỏ những đặc quyền ở vùng Đông Bắc Trung Quốc.

- Sự lớn mạnh về kinh tế của các nước tư bản phương Tây, đặc biệt là sự ra đời của khối thị trường chung châu Âu (EEC - 1957) làm suy giảm nghiêm trọng phạm vi ảnh hưởng của Mỹ ở Tây Âu.

- Sự phát triển "thần kỳ" của kinh tế Nhật Bản đã dẫn đến sự hình thành 3 trung tâm kinh tế - tài chính thế giới. Các nước Tây Âu, Nhật Bản trở thành đối thủ cạnh tranh nguy hiểm của Mỹ.

- Sự phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ latinh đã làm thay đổi bộ mặt của khu vực này và làm mất phạm vi ảnh hưởng của Mỹ và các nước Tây Âu.

*Sự sụp đổ:

Từ 1988 - 1991, sau những biến động to lớn ở Đông Âu và Liên Xô, "trật tự hai cực Ianta" bị phá vỡ:

- Khối Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô bị phá vỡ, kéo theo sự chấm dứt hoạt động của liên minh chính trị - quân sự (khối Hiệp ước Vácsava) và liên minh kinh tế (khối SEV).

- Thế hai cực giữa hai siêu cường Mỹ và Liên Xô bị phá vỡ: Liên Xô bị sụp đổ, tan vỡ từ góc độ nhà nước; sức mạnh kinh tế, quân sự của Mỹ bị suy giảm so với Tây Âu và Nhật Bản.

- Liên Xô và Mỹ rút dần sự "có mặt" của mình ở nhiều khu vực quan trọng trên thế giới (phạm vi ảnh hưởng của liên Xô bị mất hết, còn phạm vi ảnh hưởng của Mỹ bị thu hẹp khắp nơi).

- Sự vươn lên của Đức và Nhật Bản về kinh tế, chính trị đang là mối lo ngại cho các nước thắng trận trước đây (Mỹ, Liên Xô, Anh, Pháp ...).

=> Tóm lại: Sau hơn 40 năm tồn tại, trật tự hai cực Ianta đã từng bước bị xói mòn và đã hoàn toàn sụp đổ từ sau sự tan vỡ của khối Đông Âu và Liên Xô. Một trật tự thế giới mới – “đa cực” đang dần dần hình thành.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Nguyên nhân quan trọng nhất đóng vai trò quyết định đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

  • A Các nước thuộc địa ở Á, Phi, Mĩ Latinh là nơi tập trung những mâu thuẫn cơ bản nhất.
  • B Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với thắng lợi của Liên Xô và các lực lượng dân chủ.
  • C Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành, trở thành chỗ dựa cho phong trào giải phóng dân tộc.
  • D Các lực lượng xã hội khác nhau bao gồm tư sản dân tộc và vô sản ngày càng lớn mạnh.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

Những nhân tố đưa đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai bao gồm:

- Trong CTTG II, đặc biệt giai đoạn cuối của chiến tranh, các nước thuộc địa ở Á, Phi, Mĩ Latinh là nơi tập trung nhiều mâu thuẫn cơ bản nhất. Là khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế quốC. Mâu thuẫn dân tộc, giai cấp xã hội chằng chéo nhau trở nên rất căng thẳng.

- Trong thời kì này, các lực lượng xã hội khác nhau như giai cấp tư sản dân tộc, vô sản ngày càng lớn mạnh. Một số đảng cộng sản, một số đảng tư sản đã nắm ngọn cờ lãnh đạo phong trào GPDT

- CTTG II kết thúc với thắng lợi của Liên Xô và các lực lượng dân chủ. Sự thất bại của chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa quân phiệt đã tạo điều kiện có ý nghĩa quan trọng cho sự bùng nổ, phát triển của phong trào GPDT.

- Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành, trở thành chỗ dựa vững chắc cho phong trào GPDT trên thế giới.

- Sự lớn mạnh và phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế và lực lượng dân chủ, hòa bình đã tác động trực tiếp đến phong trào GPDT…

Trong đó, sự phát triển của các lực lượng xã hội là nhân tố quan trọng nhất, quyết định dẫn đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Ý nào sau đây đóng vai trò là nhân tố khách quan đưa đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A Sự phát triển thế lực của giai cấp tư sản dân tộc ở một số quốc gia.
  • B Sự lớn mạnh của giai cấp vô sản phổ biến ở nhiều quốc gia.
  • C Sự lớn mạnh của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế.
  • D  Sự phát triển của các lực lượng xã hội khác nhau ở nhiều nước

Đáp án: C

Phương pháp giải:

phân tích, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Các đáp án: A, B, D là nhân tố chủ quan quan tọng đưa đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước, đi liền với đó là sự ra đời của một số đảng cộng sản, một số đảng tư sản đã nắm ngọn cờ lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc. Ví dụ: Ở Việt Nam là Đảng Cộng sản Việt Nam, ở Ấn Độ là Đảng Quốc đại Ấn Độ;…..

Đáp án C là nhân tố khách quan đưa đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Sự lớn mạnh và phát triển của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và lực lượng dân chủ hòa bình có tác động trực tiếp.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân để giải thích dự đoán "thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của châu Á"?

  • A Vì nền kinh tế Ấn Độ cũng phát triển rất nhanh. 
  • B Vì sự năng động của các nước Đông Nam Á.  
  • C  Vì nền kinh tế Đông Bắc Á phát triển nhanh chóng.     
  • D Vì các nước châu Á có truyền thống văn hóa lâu đời.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

- Châu Á là khu vực đất rộng, tài nguyên phong phú, trước chiến tranh thế giới thứ hai, chịu sự bóc lột và nô dịch nặng nề của đế quốc thực dân, đời sống nhân dân khổ cực.

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển mạnh, hầu hết các nước đã giành độc lập, các nước châu Á bước vào thời kì xây dựng theo nhiều con đường khác nhau, đạt nhiều thành tựu to lớn:

+ Trung Quốc:

Từ khi tiến hành cải cách mở cửa đến nay tăng trưởng cao nhất thế giới, GDP hàng năm tăng 9,6%, đứng thứ 7 thế giới. Đời sống nhân dân nâng cao rõ rệt: từ năm 1978 đến 1997 thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn tăng 133,6 đến năm 2090 nhân dân tệ; ở thành phố từ 343,4 đến 5160,3 nhân dân tệ.

+ Một số nước khác:

Xingapo: từ năm 1965 đến 1973 kinh tế tăng trưởng 12% trở thành “con rồng” ở châu Á. Thái Lan: Từ 1987 đến 1990 tăng trưởng 11,4 %.

Với sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của các nước châu Á tiêu biểu là Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, nhiều người dự đoán “thế kỉ XXI là thế kỉ của châu Á”.

=> Đáp án D: truyền thống vă hóa lâu đời của các nước châu Á không minh chứng cho điều này.

Chọn: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Biến đổi quan trọng nhất của các nước châu Á sau CTTG II là gì?

  • A Trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính thế giới.
  • B Đã giành được độc lập.
  • C Một số nước trở thành nước công nghiệp mới (NIC).
  • D  Là thành viên của tổ chức ASEAN.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Đánh giá, nhận xét.

Lời giải chi tiết:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước châu Á có nhiều biến đổi, tiêu biểu là:

- Các nước giành được độc lập, thoát khỏi ách thống trị của đế quốc, thực dân.

- Các nước bước vào xây dựng đất nước đạt nhiều thành tựu, tiêu biểu là: Trung Quốc, Ấn Độ, Xingapo.

- Thực hiện liên kết khu vực, tiêu biểu ở Đông Nam Á có sự ra đời của ASEAN.

Tuy nhiên, biến đổi quan trọng nhất cũng đồng thời là biến đổi đầu tiên của châu Á. Bởi giành được độc lập là tiền để cho những biến đổi tiếp sau, là bước ngoặt lớn trong lịch sử mỗi quốc gia châu Á.

Chọn: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Biến đổi to lớn đầu tiên của các nước Đông Nam Á và châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

  • A các nước đều xây dựng đất nước đạt được nhiều thành tựu to lớn.
  • B các nước đều giành được độc lập.
  • C các nước đều tham gia vào các liên minh kinh tế, chính trị.
  • D các nước đều xây dựng nhà nước theo những con đường khác nhau.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

 Nhận xét, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

Những biến đổi của các nước Đông Nam Á và châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai bao gồm:

Về chính trị: Từ chỗ hầu hết là các nước thuộc địa, trở thành các quốc gia độc lập... 

Về kinh tế: Từ chỗ là các quốc gia có nền kinh tế còn khó khăn, đã vươn lên đạt được nhiều thành tựu đáng kể (trong đó một số nước có tốc độ tăng trưởng cao)

Về quan hệ giữa các nước trong khu vực: từng bước tiến hành hợp tác và hội nhập; Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) hình thành và mở rộng... 

=> Như vậy, biến đổi to lớn đầu tiên của các quốc gia Đông Nam Á và châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là các nước đều giành được độc lập. Đây cũng đồng thời là biến đổi quan trọng nhất, làm tiền đề cho những thay đổi tiếp sau.

Chọn: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Nhận định nào sau đây đúng:

1- Liên bang Nga là “quốc gia kế tục Liên Xô”.

2- Năm 1945, ba nước giành được độc lập ở Đông Nam Á là: Việt Nam, Lào, Campuchia.

3- Cu Ba được mệnh danh là “Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh”.

4- Nhật Bản là nước rộng lớn, giàu tài nguyên khoáng sản.

  • A 1, 3.    
  • B 1, 2.            
  • C 2, 3.          
  • D 3, 4

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Đánh giá, nhận xét.

Lời giải chi tiết:

1 – sgk 12 trang 17: Sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga là “quốc gia kế tục Liên Xô”, được kết thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc => Đúng

2 – sgk 12 trang 25: Năm 1945, ba nước chớp thời cơ Nhật đầu hành đồng minh tiến hành khởi nghĩa giành độc lập là: Indonesia, Lào, Việt Nam => Sai.

3- sgk 12 trang 39, suy luận: sau khi Cách mạng Cuba thành công đã cổ vũ các quốc gia còn lại ở khu vực Mĩ Latinh đất tranh mạnh mẽ chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ, thổi bùng ngọn lửa đấu tranh vũ trang mạnh mẽ, biến Mĩ Latinh thành “Lục địa bùng cháy” => Đúng.

4 – sgk 12 trang 55: một trong những khó khăn đối với sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là lãnh thổ Nhật không rộng, nghèo tài nguyên thiên nhiên, nền công nghiệp Nhật Bản hầu như phụ thuộc vào nguồn nguyên, nhiên liệu nhập khẩu từ bên ngoài => Sai.

Chọn: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Nét nổi bật trong quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

  • A tình trạng đối đầu gay gắt giữa hai siêu cường Liên Xô - Mĩ.
  • B Mĩ phát động cuộc Chiến tranh lạnh chống lại Liên Xô và các nước Đông Âu.
  • C Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu và chạy đua vũ trang.
  • D các nước hợp tác có hiệu quả trong việc phát triển kinh tế, khoa học - công nghệ.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

nhận xét

Lời giải chi tiết:

Nét nổi bật trong quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là: tình trạng đối đầu gay gắt giữa hai siêu cường Liên Xô - Mĩ.

Chọn: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản trong giai đoạn 1973 - 1991 là

  • A khủng hoảng và suy thoái.
  • B phát triển mạnh mẽ.
  • C phát triển xen kẽ suy thoái.
  • D phục hồi và phát triển.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

đánh giá

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản trong giai đoạn 1973 - 1991 là khủng hoảng và suy thoái.

Chọn: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Nhận xét nào sau đây là đúng về ý nghĩa của chiến thắng chống chủ nghĩa phát xít năm 1945?

  • A Sau chiến tranh các nước Anh, Pháp ngày càng vượt trội về mọi mặt.
  • B Tạo nên chuyển biến cục bộ chỉ trong khối các nước tư bản chủ nghĩa.
  • C Tạo nên chuyển biến căn bản của tình hình thế giới sau chiến tranh.
  • D Sau chiến tranh trật tự thế giới mới theo xu hướng đa cực hình thành.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Phân tích, đánh giá

 

Lời giải chi tiết:

- Đáp án A loại vì nội dung này không phải ý nghĩa của chiến thắng chống chủ nghĩa phát xít năm 1945. Bên cạnh đó, Pháp cũng là nước chịu tổn thất nặng nề sau Chiến tranh thế giới thứ hai nên không thể nói là Pháp phát triển vượt trội.

- Đáp án B loại vì chiến tranh kết thúc tạo nên thời cơ để phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển mạnh mẽ. Trên thế giới đã có hơn 100 quốc gia giành được độc lập, làm cho bản đồ chính trị thế giới thay đổi, trật tự hai cực Ianta bị xói mòn.

- Đáp án C là nhận xét đúng về hệ quả của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945). Chiến tranh kết thúc đã tạo ra những chuyển biến căn bản của tình hình thế giới:

+ Hệ thống xã hội chủ nghĩa được hình thành.

+ Làm thay đổi thế và lực trong hệ thống tư bản chủ nghĩa.

+ Taọ điều kiện cho phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển.

+ Đưa tới sự hình thành trật tự thế giới mới – trật tự hai cực Ianta.

- Đáp án D loại vì sau Chiến tranh lạnh thì thế giới mới xuất hiện xu hướng đa cực.

Chọn: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Thách thức lớn nhất của thế giới hiện nay là

  • A tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng đe dọa cuộc sống của con người.
  • B nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
  • C chiến tranh xung đột diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới.
  • D chủ nghĩa khủng bố hoành hành, đe dọa an ninh các nước. 

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Đánh giá.

Lời giải chi tiết:

Thách thức lớn nhất của thế giới hiện nay là chủ nghĩa khủng bố hoành hành, đe dọa an ninh các nước.

Chọn: D

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.