Đề tham khảo thi vào 10 môn Văn Hà Nội năm 2025 - Đề số 7


Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi: EM BÉ TRONG MÙA CỦI KHÔ (Bình Nguyên Trang)

Tổng hợp Đề thi vào 10 có đáp án và lời giải

Toán - Văn - Anh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

EM BÉ TRONG MÙA CỦI KHÔ

(Bình Nguyên Trang)

Này em bé thả chân trần trên cỏ

Rong ruổi suốt ngày nhặt giấc mơ rơi

Ngôi nhà em đầy mùi hương và khói

Em kiếm củi gần sưởi ấm chiều mồ côi

Dải đồi ấy chỉ nhiều hoa và gió

Làm sao có cui khô cho em nhặt bây giờ

Chiều lạnh lắm thu đã vàng rồi đó

Em về đi, mẹ sắp trở cơn ho

Này em bé, căn nhà xơ xác thế

Làm sao cõng nắng mưa để qua mùa

Heo hút quá cho ta vào nữa nhé

Ta nhóm lửa giùm em đánh thức niềm vui

Những bó củi mỗi ngày mang về chợ

Em ủ ước mơ nhặt khắp nẻo trên đồi

Đường đầy gió, heo may gài băng giá

Chân chạy qua mùa đối diện ngày đông

Rồi ta thấy má em hồng mỗi buổi

Khi nhóm củi khô cho mẹ sưởi ấm lòng

Cái bóng nhỏ ngã trên đồi lộng gió

Biết có còn củi khô cho em không…

(Lối về, Bình Nguyên Trang, NXB Hội Nhà văn, 1995)

Câu 1 (0.5 điểm): Xác định thể thơ của bài thơ Em bé trong mùa củi khô.

Câu 2 (0.5 điểm): Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Câu 3 (1.0 điểm): Em bé đi kiếm củi khô được khắc hoạ thông quan những hình ảnh nào? Cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế náo trước tình cảnh đó?

Câu 4 (1.0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ: “Làm sao cõng nắng mưa để qua mùa”.

Câu 5 (1.0 điểm): Xác định chủ đề và bức thông điệp của Em bé trong mùa củi khô.

PHẦN VIẾT (6.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) về vẻ đẹp của khổ thơ sau:

Rồi ta thấy má em hồng mỗi buổi

Khi nhóm củi khô cho mẹ sưởi ấm lòng

Cái bóng nhỏ ngã trên đồi lộng gió

Biết có còn củi khô cho em không…

(Lối về, Bình Nguyên Trang)

Câu 2 (4.0 điểm)

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của em về sự sẻ chia trong cuộc sống.

Đáp án

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

Câu 1.

Phương pháp:

Dựa vào đặc trưng thể loại

Lời giải chi tiết:

Thể thơ 8 chữ

Câu 2.

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản, rút ra cảm xúc chủ đạo

Lời giải chi tiết:

Cảm thương, lo lắng, băn khoăn cho những thân phận em bé bất hạnh, tội nghiệp

Câu 3.

Phương pháp:

Đọc kĩ bài thơ, chú ý các từ ngữ, hình ảnh, chi tiết

Lời giải chi tiết:

- Em bé được khắc hoạ cụ thể qua hình ảnh:

+ Thả chân trần, rong ruổi suốt ngày, đồi lộng gió: tình cảnh đáng thương

+ Kiếm củi mỗi ngày, ủ ước mơ, chạy qua mùa, sưởi ấm lòng mẹ: giàu ước mơ, có trách nhiệm, không có tuổi thơ đúng nghĩa.

- Tình cảm, thái độ của nhân vật trữ tình:

+ Lo lắng, băn khoăn cho tình cảnh đáng thương, tội nghiệp của em bé (căn nhà xơ xác quá, bóng nhỏ ngã trên đồi lộng gió)

+ Thúc giục em về mau để tránh khỏi giá rét (Chiều lạnh lắm thu đã vàng rồi đó/ Em về đi, mẹ sắp trở cơn hoa/ Chân chạy qua mùa đối diện ngày đông)

+ Thương cảm, yêu mến và mong muốn được sẻ chia khó khăn với em, mang đến cho em niềm vui và sự hi vọng vào ngày mai tươi sáng

Câu 4.

Phương pháp:

Vận dụng kiến thức về biện pháp tu từ ẩn dụ

Lời giải chi tiết:

- Biện pháp tu từ: ẩn dụ “nắng mưa”

- Tác dụng: gợi tả những khó khăn, tủi cực mà em bé đang phải gánh vác, quá sức so với lứa tuổi của em.

Câu 5.

Phương pháp:

Từ nội dung rút ra chủ đề, thông điệp phù hợp

Lời giải chi tiết:

- Chủ đề: Yêu thương, đồng cảm và sẻ chia với thân phận bất hạnh

- Thông điệp:

+ Trân trọng, cảm phục những em bé bất hạnh nhưng đầy nghị lực

+ Đồng cảm, chung tay giúp đỡ những em bé có hoàn cảnh bất hanhh

PHẦN VIẾT (6.0 điểm)

Câu 1.

Phương pháp:

Đọc kĩ khổ thơ, rút ra nội dung chính

Phân tích đặc sắc nghệ thuật

Lời giải chi tiết:

1. Mở đoạn

Nêu nội dung chính của đoạn thơ và dẫn dắt vào phân tích

2. Thân đoạn

- Hình ảnh em bé kiếm củi hiếu thảo trong hành động “nhóm củi” chăm sóc mẹ mỗi ngày, chăm chỉ, cần mẫn hàng ngày “trên đồi lộng gió”.

- Tình cảm, cảm xúc của tác giả: lo lắng, trăn trở trước tình cảnh/ thân phận của em; thấu hiểu nỗi niềm và tấm lòng của em với mẹ

- Nghệ thuật đặc sắc thể hiện:

+ Phép tương phản: bóng nhỏ – đồi lộng gió

+ Câu hỏi tu từ: biết có còn củi khô cho em không

+ Dấu chấm lửng kết thúc bài thơ

+ Câu kết bài thơ độc đáo với 3 thanh bằng cuối câu (cho em không)

+ Dấu ba chấm kèm câu hỏi tu từ: dư vị lắng sâu, lo lắng, buồn thương, cảm xúc nghẹn ngào, mong muốn được chung tay, sẻ gánh khó khăn, bất hạnh với em.

3. Kết đoạn

- Tổng kết lại giá trị của đoạn thơ

Câu 2.

Phương pháp:

Vận dụng kiến thức về vấn đề để bàn luận

Vận dụng thao tác lập luận, kĩ năng viết bài

Lời giải chi tiết:

1. Mở bài

- Nêu vấn đề nghị luận: ý nghĩa của sự sẻ chia trong cuộc sống.

- Nêu ý kiến cá nhân đối với vấn đề cần bàn luận

2. Thân bài

a. Giải thích

- Sẻ chia là hành động san sẻ, giúp đỡ nhau cả về vật chất lẫn tinh thần.

- Thể hiện sự quan tâm, đồng cảm và yêu thương giữa con người.

b. Biểu hiện của sự sẻ chia trong cuộc sống

- Giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn (quyên góp, từ thiện, hỗ trợ tài chính).

- Sẻ chia về tinh thần: động viên, an ủi những người đang gặp khó khăn.

- Hỗ trợ trong công việc, học tập, gia đình để cùng nhau phát triển.

c. Ý nghĩa của sự sẻ chia

- Giúp con người xích lại gần nhau, tạo nên một xã hội đầy tình yêu thương.

- Giảm bớt khó khăn, giúp đỡ người khác cũng chính là làm giàu giá trị tinh thần của bản thân.

- Góp phần xây dựng một cộng đồng văn minh, nhân ái.

d. Hệ quả của việc thiếu sự sẻ chia

- Xã hội lạnh lùng, con người trở nên ích kỷ, vô cảm.

- Cá nhân sống cô lập, thiếu sự hỗ trợ khi cần thiết.

e. Bài học và liên hệ bản thân

- Mỗi người cần học cách sẻ chia trong gia đình, trường học, xã hội.

- Những hành động nhỏ cũng có thể tạo ra tác động lớn, lan tỏa yêu thương.

3. Kết bài

- Khẳng định tầm quan trọng của sự sẻ chia trong cuộc sống.

- Kêu gọi mọi người cùng nhau thực hiện những hành động ý nghĩa để tạo ra một xã hội tốt đẹp hơn.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 9 - Xem ngay

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí