Đề số 3 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) – Tiếng Việt 4>
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 3 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) – Tiếng Việt 4
Đề bài
A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.
1. Đường đi Sa Pa (Trang 102 - TV4/ Tập 2)
2. Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (Trang 114 - TV4/ Tập 2)
3. Dòng sông mặc áo (Trang 118 - TV4/ Tập 2)
4. Ăng-co Vát (Trang 123 - TV4/ Tập 2)
5. Con chuồn chuồn nước (Trang 127 - TV4/ Tập 2)
6. Vương quốc vắng nụ cười (tiếp theo) (Trang 143 - TV4/ Tập 2)
7. Con chim chiền chiện (Trang 148 - TV4/ Tập 2)
8. Ăn “mầm đá” (Trang 157 - TV4/ Tập 2)
II/ Đọc hiểu (6 điểm)
CÂY ÂM NHẠC
Đầu mùa hè là những nốt nhạc xanh viết vào mây trắng ngồn ngang.
Sang thu, trời cao ngất, chỉ còn thưa thớt những nốt nhạc màu vàng sẫm của nắng hè.
Tiếc là những nốt nhạc ấy không viết vào khuông cho nên không một nhạc công nào, dù tài giỏi đến đâu, tấu nổi bản nhạc của thiên nhiên ấy, chỉ trừ những nhạc sĩ tài ba của mùa hè là những chú ve sầu râm ran trong tán lá xanh nồng nàn bằng những chiếc vĩ cầm vô hình.
Cây sấu là cây âm nhạc đó, với cái gốc có vẻ có bạnh và tán lá tròn um tùm óng biếc sau cơn mưa, mà mỗi quả sấu là một nốt nhạc rung rinh trong gió trong trời....
(Theo Băng Sơn)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Cây âm nhạc được nhắc tới trong bài là chỉ sự vật nào? (0.5 điểm)
A. Mây trắng
B. Nắng hè
C. Cây sấu
D. Cây cầu
2. Vì sao tác giả cho rằng cây sấu “Đầu mùa hè là những nốt nhạc xanh viết vào mây trắng ngổn ngang”? (0.5 điểm)
A. Vì đầu mùa hè, lá cây xanh um tùm
B. Vì đầu mùa hè, quả sấu – những nốt nhạc – còn xanh
C. Vì đầu mùa hè cây sấu xanh nổi bật trên nền mây trắng.
D. Vì đầu mùa hè, trời xanh một sắc xanh rất lạ kì.
3. Vì sao tác giả lại nói “Sang thu… chỉ còn thưa thớt những nốt nhạc màu vàng sẫm của nắng hè.”? (0.5 điểm)
A. Vì sang thu, quả sấu – những nốt nhạc – đã chuyển sang màu vàng sẫm
B. Vì sang thu, lá sấu chuyển màu vàng sẫm.
C. Vì sang thu, cây sấu rụng bớt lá
D. Vì sang thu, có những chú chim mang bộ lông màu vàng sẫm tới đậu trên cây
4. Vì sao tác giả cho rằng chỉ có nhạc sĩ ve sầu mới tấu nổi bản nhạc của thiên nhiên trên cây sấu? (0.5 điểm)
A. Vì nhạc sĩ ve sầu chỉ đánh đàn vào mùa hè.
B. Vì nhạc sĩ ve sầu rất tài ba, đã tấu nhạc bằng cây vĩ cầm vô hình.
C. Vì những nốt nhạc của cây sấu không viết vào khuôn nhạc.
D. Vì nhạc sĩ ve sầu là người bạn thân thiết của cây sấu âm nhạc.
5. Em hãy dựa vào nội dung bài học để hoàn thiện thiện phần ghép nối sau? (0.5 điểm)
1. Mỗi quả sấu |
a. là những nhạc sĩ tài ba. |
2. Những chú ve sầu |
b. là một khoá son khổng lồ. |
3. Tán lá tròn |
c. là một nốt nhạc rung rinh trong gió. |
6. Vì sao tác giả lại gọi cây sấu là cây âm nhạc? (0.5 điểm)
A. Vì cây sấu thổi xào xạc, vi vu rất hay.
B. Vì gỗ của cây làm đàn đánh rất hay.
C. Vì những chú ve sầu râm ran trên sâu sấu như đang tấu lên bản hoà ca bất tận.
D. Vì hình dáng của tán lá và quả giống như khoá nhạc và nốt nhạc.
7. Trạng ngữ trong câu “Nhà ảo thuật đã tạo ra những chi tiết thật đặc sắc chỉ với một chiếc khăn bình dị.” bổ sung ý nghĩa gì cho câu? (0.5 điểm)
A. Nguyên nhân
B. Phương tiện
C. Nơi chốn
D. Mục đích
8. Những câu cảm thán sau bộc lộ cảm xúc gì? (0.5 điểm)
1. Ôi, bạn Nam đến kìa! |
a. Bộc lộ cảm xúc ghê sợ. |
2. Ồ, bạn Nam thông minh quá! |
b. bộc lộ cảm xúc thán phục. |
3. Trời, thật là kinh khủng! |
c. bộc lộ cảm xúc mừng rỡ. |
9. Trong tình huống em đi học về nhà, nhưng nhà em chưa có ai về, em muốn ngồi nhờ bên nhà hàng xóm đề chờ bố mẹ về em sẽ sử dụng câu khiến nào cho phù hợp? (1 điểm)
10. Điền các từ nhờ, vì hoặc tại vì vào chỗ trống? (1.0 điểm)
a. ….. học giỏi, Nam được cô giáo khen.
b. …. bác lao công, sân trường lúc nào cũng sạch sẽ.
c. …… mải chơi, Tuấn không làm bài tập.
B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)
I/ Chính tả (4 điểm)
Mẹ con bác Lê ở một căn nhà cuối phố, một căn nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác, có mỗi một chiếc giường nan đã gãy nát. Mùa rét thì rải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó. Từ sáng sớm tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta phải trở dậy đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng kia đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ, bác Lê lo sợ vì không ai mướn làm việc gì nữa. Thế là cả nhà chịu đói. Mấy đứa nhỏ nhất khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét. Bác Lê ôm lấy con trong ổ rơm lấy cái hơi ấm của mình ấp ủ cho nó.
II/ Tập làm văn (6 điểm)
Tả con vật mà em bất chợt gặp trên đường
Lời giải chi tiết
A. KIỂM TRA ĐỌC
I/ Đọc thành tiếng
1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.
II/ Đọc hiểu
1. (0.5 điểm) C. Cây sấu
2. (0.5 điểm) B. Vì mùa hè, quả sấu - những nốt nhạc - còn xanh
3. (0.5 điểm) A. Vì sang thu, quả sấu – những nốt nhạc – đã chuyển sang màu vàng sẫm
4. (0.5 điểm) B. Vì nhạc sĩ ve sầu rất tài ba, đã tấu nhạc bằng cây vĩ cầm vô hình.
5. (0.5 điểm) 1 - c, 2 - a, 3 - b
6. (0.5 điểm) D. Vì hình dáng của tán lá và quả giống như khoá nhạc và nốt nhạc.
7. (0.5 điểm) B. Phương tiện
- Xác định các thành phần trong câu:
Nhà ảo thuật / đã tạo ra những chi tiết thật đặc sắc chỉ với một chiếc khăn bình dị.
CN VN TN
Trạng ngữ “chỉ với một chiếc khăn bình dị” là trạng ngữ chỉ phương tiện.
8. (0.5 điểm) 1 - c, 2 - b, 3 - a
9. (1 điểm)
Em có thể đặt những câu thể hiện sự lịch sự, lễ phép. Chú ý cuối câu có dấu chấm than:
- Bác ơi, cháu không có chìa khóa nên chưa vào nhà được, bác cho cháu ngồi nhờ ở nhà bác một lát nhé!
- Bác ơi, bố mẹ cháu chưa đi làm về, bác cho cháu ngồi nhờ một lát nhé!
10. (1 điểm)
a. Vì học giỏi, Nam được cô giáo khen.
b. Nhờ bác lao công, sân trường lúc nào cũng sạch sẽ.
c. Tại vì mải chơi, Tuấn không làm bài tập.
B. KIỂM TRA VIẾT
I/ Chính tả
- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm
- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm
II/ Tập làm văn
Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:
* Về nội dung: Đảm bảo đủ các ý sau (4 điểm)
A. Mở bài (0.75 điểm)
- Giới thiệu chung về con vật
- Em gặp con vật đó trong hoàn cảnh nào
B. Thân bài (2.5 điểm)
a. Tả bao quát
- Hình dáng vật như thế nào?
- Bộ lông vật ra sao?
b. Tả chi tiết
Tả chi tiết các bộ phận của con vật, kèm theo các từ ngữ gợi hình gợi cảm hoặc hình ảnh so sánh, nhân hóa cho sinh động
Đầu, hai tai, cặp mắt, cánh mũi, miệng, bốn chân,….
c. Tả hoạt động
Thói quen ăn uống và đi lại của con vật
C. Kết bài (0.75 điểm)
Cảm nghĩ của em về con vật đó
* Về hình thức:
- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm
- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm
- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm
Bài văn tham khảo
Cuối tuần, em theo bố đi Đồng Nai thăm một người bạn cũ của bố. Khi xe đừng ăn trưa dọc đường, em tình cờ trông thấy một con trâu đang ăn cỏ ven đường.
Con trâu lông đen mượt, to và cao, bề dài trâu áng chừng một mét rưỡi. Đầu trâu hình khối kim tự tháp. Sừng trâu cong cong hình lưỡi liềm, to bằng bắp tay em nhọn vút. Mắt trâu to và dài, lông mi của nó có màu trắng bạc như tóc một cụ già. Mũi trâu to, người ta xỏ một sợi dây thừng qua mũi trâu để dễ nắm dắt trâu đi. Con trâu đứng bên vệ đường điềm nhiên ăn co dọc theo bờ ruộng. Hàm trâu đưa qua, đưa lại nhai cỏ, tiếng trâu liếm cỏ nghe '“xực xực”, nom rất ngon lành. Con trâu em trông thấy có lẽ là một con trâu cày vì vai nó lực lưỡng, bốn chân to còn bê bết bùn sình và ách cày đang tháo đổ ở ruộng. Chắc là chủ trâu cho trâu nghỉ ăn cỏ. Con trâu bước tới từng bước một, chậm rãi nhai cỏ, đuôi chủ trâu ve vẩy trông rất nhàn rỗi.
Con trâu là bạn của nhà nông, trâu giúp nông dân cày bừa. Phân trâu dùng để bón ruộng đất rất tốt. Ngày nay, mặc dù người ta dùng máy cày để cày ruộng nhưng trâu vẫn vô cùng cần thiết. Ở những đám ruộng nhỏ, khó đi thì dùng trâu cày tiện hơn cày máy. Trâu còn dùng để kéo xe, kéo các guồng xay xát như ép mía để làm đường theo kiểu sản xuất thủ công. Trâu còn dùng để trục bùn đáy ao nuôi tôm trong chăn nuôi thủy sản… Vì thế, bà con nông dân ta có câu: "Con trâu là đầu cơ nghiệp”.
Được đi chơi xa cùng bố và được nhìn thấy một con trâu khỏe đẹp, trông thấy cảnh đồng quê thanh bình em rất vui sướng. Cảnh vật cũng làm cho em hiểu biết thêm về đời sống, sinh hoạt của nhà nông. Em sẽ học tập tốt để có khả năng cống hiến sức mình, giúp nông dân và trâu đỡ vất vả hơn.
Loigiaihay.com
- Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) – Tiếng Việt 4
- Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) – Tiếng Việt 4
- Đề số 6 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) – Tiếng Việt 4
- Đề số 7 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) – Tiếng Việt 4
- Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) – Tiếng Việt 4
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 1 (Sách Cánh diều) – Tiếng Việt 1
- Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 1 (Sách Cùng học để phát triển năng lực) – Tiếng Việt 1
- Đề số 1 - Đề kiểm tra học kì 1 (Sách Cùng học để phát triển năng lực) – Tiếng Việt 1
- Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 1 (Sách Chân trời sáng tạo) – Tiếng Việt 1
- 50 bài tập trắc nghiệm về Phát âm nguyên âm đôi/ đơn
- Đề số 5 - Đề kiểm tra giữa học kì 1 (Đề thi giữa học kì 1) – Tiếng Việt 4
- Đề số 4 - Đề kiểm tra giữa học kì 1 (Đề thi giữa học kì 1) – Tiếng Việt 4
- Đề số 3 - Đề kiểm tra giữa học kì 1 (Đề thi giữa học kì 1) – Tiếng Việt 4
- Đề số 2 - Đề kiểm tra giữa học kì 1 (Đề thi giữa học kì 1) – Tiếng Việt 4
- Đề số 1 - Đề kiểm tra giữa học kì 1 (Đề thi giữa học kì 1) – Tiếng Việt 4