Đề kiểm tra học kì 2 - Đề số 5

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 5 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh

Đề bài

Câu 1 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Bài tập đọc nào sau đây không thuộc chủ điểm Nam và nữ?

A. Một vụ đắm tàu

B. Thuần phục sư tử

C. Công việc đầu tiên

D. Út Vịnh

Câu 2 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Đâu là câu con không nên sử dụng khi miêu tả một đêm trăng:

A. Dưới ánh trăng sáng vằng vặc, trên chiếc chõng tre cũ kĩ lũ trẻ con chăm chú nghe bà kể biết bao câu chuyện từ thuở xa xưa

B. Làn gió từ đâu thổi đến đem theo hương vị mát lành trong một tối mùa hè oi bức

C. Đâu đó nghe thấy tiếng ve kêu râm ran

D. Mặt trời ló rạng từ sau những rặng cây đem những tia nắng tới ban phát khắp nhân gian

Câu 3 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Nhân vật chính trong bài Một vụ đắm tàu là ai?

A. Giu-li-ét-ta và Sơ-ri

B. Giu-li-ét-ta và Ma-ri-ô

C. Giu-li-ét-ta, Ma-ri-ô và Tôm

D. Giu-li-et và Ma-ri-ô

Câu 4 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Bài tập đọc nào không thuộc chủ điểm Những chủ nhân tương lai của đất nước?

A. Những cánh buồm

B. Sang năm con lên bảy

C. Lớp học trên đường

D. Con gái

Câu 5 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

Con hãy sắp xếp các ý sau để được dàn bài hoàn chỉnh của một bài văn tả cảnh

b. Thân bài

Tả từng bộ phận của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.

Nêu tình cảm của em với cảnh được miêu tả.

a. Mở bài

c. Kết bài

Em quan sát cảnh đấy vào thời điểm nào?

Cảnh em định tả là gì?

Tả bao quát toàn cảnh.

Câu 6 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Đối với một bài văn miêu tả, có mấy kiểu mở bài?

A. Có một kiểu mở bài là giới thiệu trực tiếp vào người hay sự vật định tả.

B. Có một kiểu mở bài là mở bài gián tiếp, nói một việc khác, từ đó chuyển sang giới thiệu về người hay sự vật định tả.

C. Có hai kiểu mở bài là: Mở bài trực tiếp, giới thiệu trực tiếp và người hay sự vật định tả. Mở bài gián tiếp, nói một sự việc khác, từ đó chuyển sang giới thiệu về người hay sự vậy định tả.

D. Có ba kiểu mở bài là: Mở bài trực tiếp, giới thiệu trực tiếp và người hay sự vật định tả. Mở bài gián tiếp, nói một sự việc khác, từ đó chuyển sang giới thiệu về người hay sự vậy định tả. Mở bài tự do, có thể nói bất cứ vấn đề gì, không cần phải nói về người hay sự vật định tả.

Câu 7 : Con hãy kéo thả các từ (cụm từ); số/phân số; hình... vào cột thích hợp

Đọc lại truyện Một vụ đắm tàu rồi sắp xếp những phẩm chất sau vào ô tương ứng nói lên phẩm chất của từng nhân vật?

Kín đáo

dịu dàng

ân cần

quyết đoán

mạnh mẽ

cao thượng

nữ tính

nam tính

Phẩm chất của Ma-ri-ô
Phẩm chất của Giu-li-ét-ta
Câu 8 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Con có thể sử dụng từ/cụm từ nào để miêu tả ánh trăng?

Tròn, sáng vành vạnh

Màu đỏ tươi như màu ngói mới từ những ngôi nhà mới xây

Cong cong như hình lưỡi liềm

Xanh màu xanh của cây cối sau những trận mưa rào

Đen mượt, mềm mại

Câu 9 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Đâu là những sự vật thường xuất hiện ở trường học?

Bàn ghế

Bảng

Cây cối

Cánh đồng

Sách, vở

Cột cờ

Dòng sông

Câu 10 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Đâu là câu mà con không nên đưa vào sử dụng khi miêu tả một sáng đầu mùa hè?

A. Cơn gió thổi qua đem theo hương vị tươi mát, xua đi cả những oi bức, khó chịu của những ngày nắng nóng

B. Mặt trời bắt đầu nhô lên từ sau những rặng tre

C. Từng tia nắng lung linh bắt đầu chiếu xuống khắp nhân gian chan hòa

D. Riêng đêm nay, một vầng trăng len lỏi vào trong nỗi thao thức, trằn trọc không ngủ được của cô ấy

Câu 11 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Đâu là phần kết bài con có thể sử dụng cho đề bài miêu tả một chú chó mà con yêu thích?

A. Dù đã rời xa làng quê từ lâu, trong cuộc sống bộn bề của chốn thành thị xa hoa, thỉnh thoảng trong tâm trí con vẫn hiện lên hình ảnh oai phong đầy kiêu ngạo của chú ta. Tiếng gáy khí thế ấy len lỏi vào trong những giấc mơ, những niềm nhớ về một miền quê thanh bình, một miền kí ức xa xôi.

B. Con rất yêu quý Mi Mi, chú không chỉ bắt chuột bảo vệ sự bình yên cho ngôi nhà của con mà Mi Mi còn là người bạn thân thiết của con.

C. Đã đến giờ phải rời khỏi vườn bách thú để trở về ngôi nhà của mình, con bắt đầu thấy lưu luyến những con vật ở nơi đây, đặc biệt là chú khỉ con kia. Con sẽ cố gắng học tập chăm chỉ để lại được bố cho quay trở lại đây một lần nữa

D. Con rất yêu quý Micky. Chú không đơn giản chỉ là người canh gác, lo cho giấc ngủ, sự bình yên cho gia đình con mà còn hơn thế, chú là người bạn thân thiết của con. Micky lớn lên bên cạnh con và người cùng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với con

Câu 12 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Đâu là chi tiết con có thể sử dụng khi miêu tả đặc điểm ngoại hình của một chú mèo mà con yêu thích:

Bộ lông đầy màu sắc, đỏ, đen, vàng xen lẫn nhau, bóng mượt như được bôi mỡ.

Chiếc mũi màu đen đen, ươn ướt đánh hơi vô cùng thính

Chiếc mũi màu hồng xinh xắn, nhỏ nhắn và vô cùng dễ thương

Cái đuôi thon dài, mỗi lần thấy có gì vui là lại ve vẩy mãi không thôi

Bộ lông màu vàng mượt mà nhìn từ xa giống y hệ như một cục bông tròn

Câu 13 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Dấu ngoặc kép trong câu sau có tác dụng đánh dấu ý nghĩa của nhân vật

 

Em nghĩ: “Phải nói ngay điều này để thầy biết.”

 

Nhận định trên đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 14 : Con hãy bấm vào từ/cụm từ để chọn. Bấm lại vào từ/cụm từ để bỏ chọn

Gạch dưới bộ phận cần điền dấu ngoặc kép trong các câu sau:

a. Con bé

mới bảy tuổi

mà ăn nói

đâu ra đấy,

không khác

bà cụ non


b. Bạn ấy

nói với

mọi người:

Mình nhất định

sẽ giành chiến thắng

trong cuộc thi lần này

Câu 15 : Con hãy bấm vào từ/cụm từ để chọn. Bấm lại vào từ/cụm từ để bỏ chọn

Xác định các từ láy có trong đoạn thơ sau?

Bầm ơi 

 có rét không bầm?


Heo heo

gió núi,

lâm thâm

mưa phùn


Bầm ra 

ruộng cấy 

bầm run


Chân lội

dưới bùn,

tay cấy

mạ non.

Câu 16 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Ý nghĩa của bài thơ Nếu trái đất thiếu trẻ con?

 

A. Cho ta thấy được sự tươi đẹp, kì diệu của trái đất thân yêu của chúng ta.

B. Tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với thế giới tâm hồn ngộ nghĩnh của trẻ thơ.

C. Cho thấy được trái đất có bao nhiêu phần là trẻ con và bao nhiêu phần là người lớn.

D. Cho thấy được quá trình bay vào vũ trụ của các chú phi công vô cùng vất vả.

Câu 17 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định trẻ em được hưởng những quyền gì?

Trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe

Trẻ em có quyền được học tập

Trẻ em có quyền được vui chơi, giải trí lành mạnh.

Trẻ em có quyền được đáp ứng những nhu cầu về vật chất.

Câu 18 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Ước mơ của người con trong Những cánh buồm gợi cho cha nhớ đến điều gì?

A. Gợi cho người cha nhớ đến những năm tháng vất vả, đau thương của mình.

B. Gợi cho người cha nhớ đến ước mơ thuở nhỏ của mình.

C. Gợi cho người cha nhớ đến người mình yêu.

D. Gợi cho người cha nhớ đến người cha thân yêu của mình.

Câu 19 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Nhân vật chính trong bài văn Lớp học trên đường là ai?

 

A. Cụ Vi-ta-li chủ một gánh xiếc và Rê-mi là cậu bé được cụ cưu mang, giúp đỡ từ nhỏ.

B. Cụ Vi-ta chủ một gánh xiếc và Rô-mê-ô là cậu bé được cụ cưu mang, giúp đỡ từ nhỏ.

C. Cụ Vi-ta-li là một cụ già trí thức, sống nhân hậu ở trong vùng và cậu bé Rê-mi hoạt bát, năng nổ.

D. Cụ Vi-ta-li và cháu trai của ông là Rô-mê-ô.

Câu 20 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Từ nào sau đây có thể ghép được với từ Vàng?

A. Huy Chương

B. Danh hiệu

C. Nhà giáo

D. Nghệ sĩ

Câu 21 : Con hãy điền từ / cụm từ/ số thích hợp vào các ô trống

Tìm tên các danh hiệu, giải thưởng điền vào chỗ chấm sau:

a. Huân chương cao quý của nước ta là


b. Danh hiệu cao quý nhất dành cho nghệ sĩ tài năng là 


c. Danh hiệu dành cho cầu thủ xuất sắc nhất là 


d. Giải nhất trong các hội diễn thể thao, nghệ thuật là 

Câu 22 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Xác định loại trạng ngữ trong câu sau?

"Vì nóng nảy, Long đã làm mẹ rất phiền lòng"

A. Trạng ngữ chỉ nơi chốn

B. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

C. Trạng ngữ chỉ mục đích

D. Trạng ngữ chỉ phương tiện

Câu 23 : Con hãy bấm vào từ/cụm từ để chọn. Bấm lại vào từ/cụm từ để bỏ chọn

Bấm chọn vào vị ngữ trong mỗi câu sau:

a.

Bây giờ

,

vùng đó

có một

người

con gái

đứng lên

đánh giặc


b.

Mọi 

người

đều khen

cô ấy

hát hay

và biểu diễn

tuyệt vời

.

Câu 24 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Xác định loại trạng ngữ trong câu sau?



"Để thuận tiện, mình với bạn nên đi chung xe."

A. Trạng ngữ chỉ nơi chốn

B. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

C. Trạng ngữ chỉ mục đích

D. Trạng ngữ chỉ phương tiện

Câu 25 : Con hãy bấm vào từ/cụm từ sau đó kéo thả để hoàn thành câu/đoạn văn

Con hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn miêu tả cô giáo của em.

xúc động
rơi rơi
mải miết
chiếc áo dài
truyền cảm
Tiết học ngày hôm ấy học bài thơ “Sang năm con lên bảy”, vẫn như mọi lần cô viết từng nét chữ to, rõ ràng trên đề bài và nội dung bài học. Một tay cô cầm quyển sách, một tay cô cầm viên phấn, giọng nói ..... bắt đầu cất lên, giảng cho chúng em biết bao điều hay ở trong bài thơ. Cô nhiệt tình giảng bài cho chúng em, ..... ghi bài trên bục giảng, rồi lại tới tận nơi xem bài vở của chúng em như thế nào, có gì thắc mắc cần giải đáp không. Lúc này trên trán cô vài sợi tóc thấm mồ hôi, dính cả lại vào trán, nhưng dường như cô không hề chú ý tới điều đó. Trên bục giảng, từng hạt phấn ..... , rơi trên tóc cô, rồi vương cả lại trên ..... . Hình ảnh ấy khiến em thực sự rất ..... , cô say sưa giảng bài cho chúng em mà không hề mảy may chú ý gì tới bản thân mình.
Câu 26 : Con hãy bấm vào từ/cụm từ sau đó kéo thả để hoàn thành câu/đoạn văn

Con hãy điền những từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn miêu tả ngoại hình của mẹ như sau:

thô ráp
trầm buồn
nước da
đen và mượt
Mẹ có ..... sậm màu, rám nắng vì đã từng trải qua nhiều gió bão, nắng mưa của cuộc đời. Mái tóc dài, ..... của mẹ lúc nào cũng được búi gọn gàng về phía sau. Đôi mắt của mẹ màu nâu ..... . Mỗi lần chúng em làm mẹ vui lòng, em nhìn thấy trong đôi mắt ấy long lanh, linh động. Còn những khi chúng em khiến mẹ buồn, em lại như nhìn thấy ẩn sâu trong đôi mắt ấy một sự u tối khó tả. Những lúc rảnh rỗi em thường thích sà vào lòng mẹ, vuốt ve đôi bàn tay của mẹ. Đôi bàn tay ..... , nhiều vết chai sạn lại khiến em cứ thích vuốt ve mãi. Em cứ mong rằng có thể vuốt hết những vết chai sạn từ đôi bàn tay mẹ để nó lại nõn nà, mềm mại như thời con gái.
Câu 27 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

Con hãy sắp xếp các ý sau để được dàn bài chung cho bài văn miêu tả con vật?

- Tả đặc điểm hình dáng (từ khái quát đến chi tiết) của con vật.

C. Kết bài

- Giới thiệu về con vật định tả

- Con vật gần gũi với cuộc sống của em, được em yêu quý như thế nào?

- Tả đặc điểm hoạt động của con vật (hoạt động thường xuyên, quen thuộc như mọi con vật cùng loài; hoạt động riêng, bất ngờ, khác với những con vật cùng loài)

A. Mở bài

B. Thân bài

Câu 28 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

Nêu dàn bài chung cho bài văn miêu tả đồ vật?

b. Thân bài

- Em thấy nó hoặc có nó khi nào?

- Tả chi tiết các bộ phận của đồ vật (hình thù, màu sắc, kích thước của từng bộ phận; có thể tả từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới hoặc từ trong ra ngoài, từ dưới lên trên)

a. Mở bài: Giới thiệu đồ vật em định tả

- Đồ vật em định tả là gì?

- Tả bao quát hình dáng của đồ vật (nhìn từ xa, nhìn gần có gì đặc biệt về kích thước, màu sắc,..)

- Nêu công dụng của đồ vật

- Cảm nghĩ về đồ vật

c. Kết bài

Câu 29 : Con hãy ghép đáp án ở cột A với đáp án tương ứng ở cột B

Con hãy nối những phẩm chất của phụ nữ Việt Nam ở mảnh ghép màu xanh với câu tục ngữ tương ứng ở mảnh ghép màu nâu:

 

1. Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn

2. Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi

3. Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh

a. Phụ nữ dũng cảm, anh hùng

b. Lòng thương con, đức hi sinh, nhường nhịn của người mẹ.

c. Phụ nữ rất đảm đang, giỏi giang là người giữ gìn hạnh phúc, giữ gìn tổ ấm gia đình

Câu 30 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào dấu hai chấm có tác dụng dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật:

Trường hợp 1: 
Thằng giặc cuống cả chân
Nhăn nhó kêu rối rít:
- Đồng ý là tao chết…

Trường hợp 2:
Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi… khi tha thiết cầu xin: “Bay đi, diều ơi!
Bay đi!”

Trường hợp 3:
Từ Đèo Ngang nhìn về hướng nam, ta bắt gặp một phong cảnh thiên nhiên kì vĩ: phía tây là dãy Trường Sơn trùng điệp, phía đông là ….

Trường hợp 4:
Các bạn ấy hỏi cô giáo: Cô ơi, bao giờ lớp mình đi lao động?

Lời giải và đáp án

Câu 1 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Bài tập đọc nào sau đây không thuộc chủ điểm Nam và nữ?

A. Một vụ đắm tàu

B. Thuần phục sư tử

C. Công việc đầu tiên

D. Út Vịnh

Đáp án

D. Út Vịnh

Phương pháp giải :

Con nhớ lại nội dung các bài và trả lời.

Lời giải chi tiết :

Bài tập đọc không thuộc chủ điểm Nam và nữ là: Út Vịnh

Đáp án đúng: D.

Câu 2 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Đâu là câu con không nên sử dụng khi miêu tả một đêm trăng:

A. Dưới ánh trăng sáng vằng vặc, trên chiếc chõng tre cũ kĩ lũ trẻ con chăm chú nghe bà kể biết bao câu chuyện từ thuở xa xưa

B. Làn gió từ đâu thổi đến đem theo hương vị mát lành trong một tối mùa hè oi bức

C. Đâu đó nghe thấy tiếng ve kêu râm ran

D. Mặt trời ló rạng từ sau những rặng cây đem những tia nắng tới ban phát khắp nhân gian

Đáp án

D. Mặt trời ló rạng từ sau những rặng cây đem những tia nắng tới ban phát khắp nhân gian

Phương pháp giải :

Con suy nghĩ và trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết :

Các câu con có thể sử dụng khi miêu tả một đêm trăng:

- Dưới ánh trăng sáng vằng vặc, trên chiếc chõng tre cũ kĩ lũ trẻ con chăm chú nghe bà kể biết bao câu chuyện từ thuở xa xưa

- Làn gió từ đâu thổi đến đem theo hương vị mát lành trong một tối mùa hè oi bức

- Đâu đó nghe thấy tiếng ve kêu râm ran

Chi tiết con không nên sử dụng đó là: Mặt trời ló rạng từ sau những rặng cây đem những tia nắng tới ban phát khắp nhân gian. Bởi vì đây là câu miêu tả mặt trời vào thời điểm ban ngày

Đáp án đúng: D

Câu 3 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Nhân vật chính trong bài Một vụ đắm tàu là ai?

A. Giu-li-ét-ta và Sơ-ri

B. Giu-li-ét-ta và Ma-ri-ô

C. Giu-li-ét-ta, Ma-ri-ô và Tôm

D. Giu-li-et và Ma-ri-ô

Đáp án

B. Giu-li-ét-ta và Ma-ri-ô

Phương pháp giải :

Con nhớ lại nội dung bài Một vụ đắm tàu.

Lời giải chi tiết :

Nhân vật chính trong bài Một vụ đắm tàu là: Giu-li-ét-ta và Ma-ri-ô.

Đáp án đúng: B.

Câu 4 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Bài tập đọc nào không thuộc chủ điểm Những chủ nhân tương lai của đất nước?

A. Những cánh buồm

B. Sang năm con lên bảy

C. Lớp học trên đường

D. Con gái

Đáp án

D. Con gái

Phương pháp giải :

Con lựa chọn đáp án mà con cho là đúng.

Lời giải chi tiết :

Bài tập đọc không thuộc chủ điểm Những chủ nhân tương lai của đất nước là: Con gái.

Đáp án đúng: D.

Câu 5 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

Con hãy sắp xếp các ý sau để được dàn bài hoàn chỉnh của một bài văn tả cảnh

b. Thân bài

Tả từng bộ phận của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.

Nêu tình cảm của em với cảnh được miêu tả.

a. Mở bài

c. Kết bài

Em quan sát cảnh đấy vào thời điểm nào?

Cảnh em định tả là gì?

Tả bao quát toàn cảnh.

Đáp án

a. Mở bài

Cảnh em định tả là gì?

Em quan sát cảnh đấy vào thời điểm nào?

b. Thân bài

Tả bao quát toàn cảnh.

Tả từng bộ phận của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.

c. Kết bài

Nêu tình cảm của em với cảnh được miêu tả.

Phương pháp giải :

Con nhớ lại và sắp xếp thành một dàn bài hoàn chỉnh

Lời giải chi tiết :

Dàn bài hoàn chỉnh cho một bài văn tả cảnh:

a. Mở bài:

Cảnh em định tả là gì?

Em quan sát cảnh đấy vào thời điểm nào?

b. Thân bài:

Tả bao quát toàn cảnh

Tả từng bộ phận của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian

c. Kết bài:

Nêu tình cảm của em với cảnh được miêu tả

Câu 6 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Đối với một bài văn miêu tả, có mấy kiểu mở bài?

A. Có một kiểu mở bài là giới thiệu trực tiếp vào người hay sự vật định tả.

B. Có một kiểu mở bài là mở bài gián tiếp, nói một việc khác, từ đó chuyển sang giới thiệu về người hay sự vật định tả.

C. Có hai kiểu mở bài là: Mở bài trực tiếp, giới thiệu trực tiếp và người hay sự vật định tả. Mở bài gián tiếp, nói một sự việc khác, từ đó chuyển sang giới thiệu về người hay sự vậy định tả.

D. Có ba kiểu mở bài là: Mở bài trực tiếp, giới thiệu trực tiếp và người hay sự vật định tả. Mở bài gián tiếp, nói một sự việc khác, từ đó chuyển sang giới thiệu về người hay sự vậy định tả. Mở bài tự do, có thể nói bất cứ vấn đề gì, không cần phải nói về người hay sự vật định tả.

Đáp án

C. Có hai kiểu mở bài là: Mở bài trực tiếp, giới thiệu trực tiếp và người hay sự vật định tả. Mở bài gián tiếp, nói một sự việc khác, từ đó chuyển sang giới thiệu về người hay sự vậy định tả.

Phương pháp giải :

Con suy nghĩ lựa chọn đáp án mà mình cho là đúng.

Lời giải chi tiết :

Đối với một bài văn miêu tả, có hai kiểu mở bài là: Mở bài trực tiếp, giới thiệu trực tiếp và người hay sự vật định tả. Mở bài gián tiếp, nói một sự việc khác, từ đó chuyển sang giới thiệu về người hay sự vậy định tả.

Đáp án đúng: C.

Câu 7 : Con hãy kéo thả các từ (cụm từ); số/phân số; hình... vào cột thích hợp

Đọc lại truyện Một vụ đắm tàu rồi sắp xếp những phẩm chất sau vào ô tương ứng nói lên phẩm chất của từng nhân vật?

Kín đáo

dịu dàng

ân cần

quyết đoán

mạnh mẽ

cao thượng

nữ tính

nam tính

Phẩm chất của Ma-ri-ô
Phẩm chất của Giu-li-ét-ta
Đáp án
Phẩm chất của Ma-ri-ô

Kín đáo

quyết đoán

mạnh mẽ

cao thượng

nam tính

Phẩm chất của Giu-li-ét-ta

dịu dàng

ân cần

nữ tính

Phương pháp giải :

Con suy nghĩ và sắp xếp sao cho phù hợp

Lời giải chi tiết :

- Phẩm chất của Ma-ri-ô: nam tính, kín đáo (giấu nỗi bất hạnh của mình, không để cho Giu-li-ét-ta biết); quyết đoán, mạnh mẽ, cao thượng (ý nghĩ vụt đến – hét to – ôm ngang lưng bạn thả xuống nước, nhường cho bạn được sống, dù người trên xuồng muốn nhận Ma-ri-ô vì cậu nhỏ hơn)

- Phẩm chất của Giu-li-ét-ta: dịu dàng, ân cần, đầy nữ tính khi giúp Ma-ri-ô bị thương: hoảng hốt chạy lại, quỳ xuống, lau máu trên trán bạn, dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc, băng cho bạn

Đáp án đúng

Phẩm chất của Ma-ri-ô Phẩm chất của Giu-li-et-ta
Kín đáo, quyết đoán, mạnh mẽ, cao thượng, nam tính dịu dàng, ân cần, nữ tính

 

Câu 8 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Con có thể sử dụng từ/cụm từ nào để miêu tả ánh trăng?

Tròn, sáng vành vạnh

Màu đỏ tươi như màu ngói mới từ những ngôi nhà mới xây

Cong cong như hình lưỡi liềm

Xanh màu xanh của cây cối sau những trận mưa rào

Đen mượt, mềm mại

Đáp án

Tròn, sáng vành vạnh

Cong cong như hình lưỡi liềm

Phương pháp giải :

Con quan sát và tích vào đáp án đúng

Lời giải chi tiết :

Những từ/cụm từ được dùng để miêu tả ánh trăng là:

- Tròn, sáng vành vạnh

- Cong cong như hình lưỡi liềm

Đáp án đúng: Đánh dấu x  vào ô trống số 1, 3

Câu 9 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Đâu là những sự vật thường xuất hiện ở trường học?

Bàn ghế

Bảng

Cây cối

Cánh đồng

Sách, vở

Cột cờ

Dòng sông

Đáp án

Bàn ghế

Bảng

Cây cối

Sách, vở

Cột cờ

Phương pháp giải :

Con quan sát, suy nghĩ rồi trả lời

Lời giải chi tiết :

Những sự vật thường xuyên xuất hiện ở trường học đó là:

- Bàn ghế

- Bảng

- Cây cối

- Sách, vở

- Cột cờ

Đáp án đúng: Đánh dấu x vào ô trống số 1, 2, 3, 5, 6

Câu 10 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Đâu là câu mà con không nên đưa vào sử dụng khi miêu tả một sáng đầu mùa hè?

A. Cơn gió thổi qua đem theo hương vị tươi mát, xua đi cả những oi bức, khó chịu của những ngày nắng nóng

B. Mặt trời bắt đầu nhô lên từ sau những rặng tre

C. Từng tia nắng lung linh bắt đầu chiếu xuống khắp nhân gian chan hòa

D. Riêng đêm nay, một vầng trăng len lỏi vào trong nỗi thao thức, trằn trọc không ngủ được của cô ấy

Đáp án

D. Riêng đêm nay, một vầng trăng len lỏi vào trong nỗi thao thức, trằn trọc không ngủ được của cô ấy

Phương pháp giải :

Con suy nghĩ xem một sáng đầu hè có những gì nổi bật

Lời giải chi tiết :

Những chi tiết con có thể sử khi miêu tả một buổi sáng đầu hè:

- Cơn gió thổi qua đem theo hương vị tươi mát, xua đi cả những oi bức, khó chịu của những ngày nắng nóng

- Mặt trời bắt đầu nhô lên từ sau những rặng tre

- Từng tia nắng lung linh bắt đầu chiếu xuống khắp nhân gian chan hòa

Riêng câu “Riêng đêm nay, một vầng trăng len lỏi vào trong nỗi thao thức, trằn trọc không ngủ được của cô ấy” không nên sử dụng vì đây là thời điểm đêm xuống, trăng lên

Đáp án đúng: D

Câu 11 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Đâu là phần kết bài con có thể sử dụng cho đề bài miêu tả một chú chó mà con yêu thích?

A. Dù đã rời xa làng quê từ lâu, trong cuộc sống bộn bề của chốn thành thị xa hoa, thỉnh thoảng trong tâm trí con vẫn hiện lên hình ảnh oai phong đầy kiêu ngạo của chú ta. Tiếng gáy khí thế ấy len lỏi vào trong những giấc mơ, những niềm nhớ về một miền quê thanh bình, một miền kí ức xa xôi.

B. Con rất yêu quý Mi Mi, chú không chỉ bắt chuột bảo vệ sự bình yên cho ngôi nhà của con mà Mi Mi còn là người bạn thân thiết của con.

C. Đã đến giờ phải rời khỏi vườn bách thú để trở về ngôi nhà của mình, con bắt đầu thấy lưu luyến những con vật ở nơi đây, đặc biệt là chú khỉ con kia. Con sẽ cố gắng học tập chăm chỉ để lại được bố cho quay trở lại đây một lần nữa

D. Con rất yêu quý Micky. Chú không đơn giản chỉ là người canh gác, lo cho giấc ngủ, sự bình yên cho gia đình con mà còn hơn thế, chú là người bạn thân thiết của con. Micky lớn lên bên cạnh con và người cùng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với con

Đáp án

D. Con rất yêu quý Micky. Chú không đơn giản chỉ là người canh gác, lo cho giấc ngủ, sự bình yên cho gia đình con mà còn hơn thế, chú là người bạn thân thiết của con. Micky lớn lên bên cạnh con và người cùng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với con

Phương pháp giải :

Con đọc thật kĩ và trả lời

Lời giải chi tiết :

Phần mở bài con có thể sử dụng cho bài văn miêu tả chú chó mà con yêu quý đó là:

    Con rất yêu quý Micky. Chú không đơn giản chỉ là người canh gác, lo cho giấc ngủ, sự bình yên cho gia đình con mà còn hơn thế, chú là người bạn thân thiết của con. Micky lớn lên bên cạnh con và người cùng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với con

Đáp án đúng: D

Câu 12 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Đâu là chi tiết con có thể sử dụng khi miêu tả đặc điểm ngoại hình của một chú mèo mà con yêu thích:

Bộ lông đầy màu sắc, đỏ, đen, vàng xen lẫn nhau, bóng mượt như được bôi mỡ.

Chiếc mũi màu đen đen, ươn ướt đánh hơi vô cùng thính

Chiếc mũi màu hồng xinh xắn, nhỏ nhắn và vô cùng dễ thương

Cái đuôi thon dài, mỗi lần thấy có gì vui là lại ve vẩy mãi không thôi

Bộ lông màu vàng mượt mà nhìn từ xa giống y hệ như một cục bông tròn

Đáp án

Chiếc mũi màu hồng xinh xắn, nhỏ nhắn và vô cùng dễ thương

Bộ lông màu vàng mượt mà nhìn từ xa giống y hệ như một cục bông tròn

Phương pháp giải :

Con đọc thật kĩ và lựa chọn

Lời giải chi tiết :

Chi tiết con có thể sử dụng khi miêu tả ngoại hình của chú mèo mà con yêu thích đó là:

- Chiếc mũi màu hồng xinh xắn, nhỏ nhắn và vô cùng dễ thương.

- Bộ lông màu vàng mượt mà nhìn từ xa giống y hệ như một cục bông tròn.

Câu 13 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Dấu ngoặc kép trong câu sau có tác dụng đánh dấu ý nghĩa của nhân vật

 

Em nghĩ: “Phải nói ngay điều này để thầy biết.”

 

Nhận định trên đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Con nhớ lại tác dụng của dấu ngoặc kép và trả lời.

Lời giải chi tiết :

Dấu ngoặc kép trong câu có tác dụng đánh dấu ý nghĩa của nhân vật.
Đáp án đúng: A. Đúng

Câu 14 : Con hãy bấm vào từ/cụm từ để chọn. Bấm lại vào từ/cụm từ để bỏ chọn

Gạch dưới bộ phận cần điền dấu ngoặc kép trong các câu sau:

a. Con bé

mới bảy tuổi

mà ăn nói

đâu ra đấy,

không khác

bà cụ non


b. Bạn ấy

nói với

mọi người:

Mình nhất định

sẽ giành chiến thắng

trong cuộc thi lần này

Đáp án

a. Con bé

mới bảy tuổi

mà ăn nói

đâu ra đấy,

không khác

bà cụ non


b. Bạn ấy

nói với

mọi người:

Mình nhất định

sẽ giành chiến thắng

trong cuộc thi lần này

Phương pháp giải :

Con đọc kĩ các câu và trả lời.

Lời giải chi tiết :

a. Con bé mới 7 tuổi mà ăn nói đâu ra đấy, không khác bà cụ non
Bộ phận cần điền dấu ngoặc kép là “bà cụ non” dùng để đánh dấu một ý nghĩa đặc biệt.
b. Bạn ấy nói với mọi người: Mình nhất định sẽ giành chiến thắng trong cuộc thi lần này.

Bộ phận cần điền dấu ngoặc kép là “Mình nhất định sẽ giành chiến thắng trong cuộc thi lần này” dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

Câu 15 : Con hãy bấm vào từ/cụm từ để chọn. Bấm lại vào từ/cụm từ để bỏ chọn

Xác định các từ láy có trong đoạn thơ sau?

Bầm ơi 

 có rét không bầm?


Heo heo

gió núi,

lâm thâm

mưa phùn


Bầm ra 

ruộng cấy 

bầm run


Chân lội

dưới bùn,

tay cấy

mạ non.

Đáp án

Bầm ơi 

 có rét không bầm?


Heo heo

gió núi,

lâm thâm

mưa phùn


Bầm ra 

ruộng cấy 

bầm run


Chân lội

dưới bùn,

tay cấy

mạ non.

Phương pháp giải :

Con suy nghĩ và trả lời.

Lời giải chi tiết :

Các từ láy được bôi đậm trong đoạn thơ:

"Bầm ơi có rét không bầm?
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn

Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non"

Câu 16 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Ý nghĩa của bài thơ Nếu trái đất thiếu trẻ con?

 

A. Cho ta thấy được sự tươi đẹp, kì diệu của trái đất thân yêu của chúng ta.

B. Tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với thế giới tâm hồn ngộ nghĩnh của trẻ thơ.

C. Cho thấy được trái đất có bao nhiêu phần là trẻ con và bao nhiêu phần là người lớn.

D. Cho thấy được quá trình bay vào vũ trụ của các chú phi công vô cùng vất vả.

Đáp án

B. Tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với thế giới tâm hồn ngộ nghĩnh của trẻ thơ.

Phương pháp giải :

Con suy nghĩ và trả lời.

Lời giải chi tiết :

Ý nghĩa của bài thơ Nếu trái đất thiếu trẻ con:
Tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với thế giới tâm hồn ngộ nghĩnh của trẻ thơ.

Đáp án đúng: B.

Câu 17 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định trẻ em được hưởng những quyền gì?

Trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe

Trẻ em có quyền được học tập

Trẻ em có quyền được vui chơi, giải trí lành mạnh.

Trẻ em có quyền được đáp ứng những nhu cầu về vật chất.

Đáp án

Trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe

Trẻ em có quyền được học tập

Trẻ em có quyền được vui chơi, giải trí lành mạnh.

Phương pháp giải :

Con nhớ lại nội dung bài học và trả lời.

Lời giải chi tiết :

Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định:
- Trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe.
-Trẻ em có quyền được học tập.
- Trẻ em có quyền được vui chơi, giải trí lành mạnh.

Đáp án đúng: Đánh dấu x vào ô trống số 1, 2, 3

Câu 18 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Ước mơ của người con trong Những cánh buồm gợi cho cha nhớ đến điều gì?

A. Gợi cho người cha nhớ đến những năm tháng vất vả, đau thương của mình.

B. Gợi cho người cha nhớ đến ước mơ thuở nhỏ của mình.

C. Gợi cho người cha nhớ đến người mình yêu.

D. Gợi cho người cha nhớ đến người cha thân yêu của mình.

Đáp án

B. Gợi cho người cha nhớ đến ước mơ thuở nhỏ của mình.

Phương pháp giải :

Con đọc kĩ khổ thơ cuối bài.

Lời giải chi tiết :

Ước mơ của con gợi cho người cha nhớ về ước mơ thuở nhỏ của mình.

Đáp án đúng: B.

Câu 19 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Nhân vật chính trong bài văn Lớp học trên đường là ai?

 

A. Cụ Vi-ta-li chủ một gánh xiếc và Rê-mi là cậu bé được cụ cưu mang, giúp đỡ từ nhỏ.

B. Cụ Vi-ta chủ một gánh xiếc và Rô-mê-ô là cậu bé được cụ cưu mang, giúp đỡ từ nhỏ.

C. Cụ Vi-ta-li là một cụ già trí thức, sống nhân hậu ở trong vùng và cậu bé Rê-mi hoạt bát, năng nổ.

D. Cụ Vi-ta-li và cháu trai của ông là Rô-mê-ô.

Đáp án

A. Cụ Vi-ta-li chủ một gánh xiếc và Rê-mi là cậu bé được cụ cưu mang, giúp đỡ từ nhỏ.

Phương pháp giải :

Con nhớ lại câu chuyện và trả lời.

Lời giải chi tiết :

Nhân vật chính trong bài văn Lớp học trên đường là:
Cụ Vi-ta-li chủ một gánh xiếc và Rê-mi là cậu bé được cụ cưu mang, giúp đỡ từ nhỏ.

Đáp án đúng: A.

Câu 20 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Từ nào sau đây có thể ghép được với từ Vàng?

A. Huy Chương

B. Danh hiệu

C. Nhà giáo

D. Nghệ sĩ

Đáp án

A. Huy Chương

Phương pháp giải :

Con suy nghĩ và trả lời.

Lời giải chi tiết :

Từ Huy chương là từ có thể ghép được với từ Vàng: Huy chương Vàng.
Đáp án đúng: A. Huy Chương

Câu 21 : Con hãy điền từ / cụm từ/ số thích hợp vào các ô trống

Tìm tên các danh hiệu, giải thưởng điền vào chỗ chấm sau:

a. Huân chương cao quý của nước ta là


b. Danh hiệu cao quý nhất dành cho nghệ sĩ tài năng là 


c. Danh hiệu dành cho cầu thủ xuất sắc nhất là 


d. Giải nhất trong các hội diễn thể thao, nghệ thuật là 

Đáp án

a. Huân chương cao quý của nước ta là


b. Danh hiệu cao quý nhất dành cho nghệ sĩ tài năng là 


c. Danh hiệu dành cho cầu thủ xuất sắc nhất là 


d. Giải nhất trong các hội diễn thể thao, nghệ thuật là 

Phương pháp giải :

Con suy nghĩ và trả lời.

Lời giải chi tiết :

Các từ cần điền được bôi đậm như sau:

a. Huân chương cao quý của nước ta là Huân chương Sao vàng
b. Danh hiệu cao quý nhất dành cho nghệ sĩ tài năng là Nghệ sĩ Nhân dân
c. Danh hiệu dành cho cầu thủ xuất sắc nhất là Quả bóng Vàng
d. Giải nhất trong các hội diễn thể thao, nghệ thuật là Huy chương Vàng

Câu 22 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Xác định loại trạng ngữ trong câu sau?

"Vì nóng nảy, Long đã làm mẹ rất phiền lòng"

A. Trạng ngữ chỉ nơi chốn

B. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

C. Trạng ngữ chỉ mục đích

D. Trạng ngữ chỉ phương tiện

Đáp án

B. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

Phương pháp giải :

Con suy nghĩ và lựa chọn.

Lời giải chi tiết :

"Vì nóng nảy, Long đã làm mẹ rất phiền lòng"
Vì nóng nảy là trạng ngữ chỉ nguyên nhân.

Đáp án đúng: B. 

Câu 23 : Con hãy bấm vào từ/cụm từ để chọn. Bấm lại vào từ/cụm từ để bỏ chọn

Bấm chọn vào vị ngữ trong mỗi câu sau:

a.

Bây giờ

,

vùng đó

có một

người

con gái

đứng lên

đánh giặc


b.

Mọi 

người

đều khen

cô ấy

hát hay

và biểu diễn

tuyệt vời

.

Đáp án

a.

Bây giờ

,

vùng đó

có một

người

con gái

đứng lên

đánh giặc


b.

Mọi 

người

đều khen

cô ấy

hát hay

và biểu diễn

tuyệt vời

.

Phương pháp giải :

Con xác định vị ngữ và trả lời.

Lời giải chi tiết :

Vị ngữ được in đậm như sau:
a. Bấy giờ, ở vùng đó/ có một người con gái đứng lên đánh giặc.

                     CN                                                   VN
b. Mọi người/ đều khen cô ấy hát hay và biểu diễn tuyệt vời.

       CN                                                     VN

Câu 24 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Xác định loại trạng ngữ trong câu sau?



"Để thuận tiện, mình với bạn nên đi chung xe."

A. Trạng ngữ chỉ nơi chốn

B. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

C. Trạng ngữ chỉ mục đích

D. Trạng ngữ chỉ phương tiện

Đáp án

C. Trạng ngữ chỉ mục đích

Phương pháp giải :

Con suy nghĩ và lựa chọn.

Lời giải chi tiết :

"Để thuận tiện, mình với bạn nên đi chung xe."
Để thuận tiện là trạng ngữ chỉ mục đích.

Đáp án đúng: C.

Câu 25 : Con hãy bấm vào từ/cụm từ sau đó kéo thả để hoàn thành câu/đoạn văn

Con hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn miêu tả cô giáo của em.

xúc động
rơi rơi
mải miết
chiếc áo dài
truyền cảm
Tiết học ngày hôm ấy học bài thơ “Sang năm con lên bảy”, vẫn như mọi lần cô viết từng nét chữ to, rõ ràng trên đề bài và nội dung bài học. Một tay cô cầm quyển sách, một tay cô cầm viên phấn, giọng nói ..... bắt đầu cất lên, giảng cho chúng em biết bao điều hay ở trong bài thơ. Cô nhiệt tình giảng bài cho chúng em, ..... ghi bài trên bục giảng, rồi lại tới tận nơi xem bài vở của chúng em như thế nào, có gì thắc mắc cần giải đáp không. Lúc này trên trán cô vài sợi tóc thấm mồ hôi, dính cả lại vào trán, nhưng dường như cô không hề chú ý tới điều đó. Trên bục giảng, từng hạt phấn ..... , rơi trên tóc cô, rồi vương cả lại trên ..... . Hình ảnh ấy khiến em thực sự rất ..... , cô say sưa giảng bài cho chúng em mà không hề mảy may chú ý gì tới bản thân mình.
Đáp án
xúc động
rơi rơi
mải miết
chiếc áo dài
truyền cảm
Tiết học ngày hôm ấy học bài thơ “Sang năm con lên bảy”, vẫn như mọi lần cô viết từng nét chữ to, rõ ràng trên đề bài và nội dung bài học. Một tay cô cầm quyển sách, một tay cô cầm viên phấn, giọng nói
truyền cảm
bắt đầu cất lên, giảng cho chúng em biết bao điều hay ở trong bài thơ. Cô nhiệt tình giảng bài cho chúng em,
mải miết
ghi bài trên bục giảng, rồi lại tới tận nơi xem bài vở của chúng em như thế nào, có gì thắc mắc cần giải đáp không. Lúc này trên trán cô vài sợi tóc thấm mồ hôi, dính cả lại vào trán, nhưng dường như cô không hề chú ý tới điều đó. Trên bục giảng, từng hạt phấn
rơi rơi
, rơi trên tóc cô, rồi vương cả lại trên
chiếc áo dài
. Hình ảnh ấy khiến em thực sự rất
xúc động
, cô say sưa giảng bài cho chúng em mà không hề mảy may chú ý gì tới bản thân mình.
Phương pháp giải :

Con đọc kĩ và điền từ còn thiếu vào chỗ trống.

Lời giải chi tiết :

           "Tiết học ngày hôm ấy học bài thơ “Sang năm con lên bảy”, vẫn như mọi lần cô viết từng nét chữ to, rõ ràng trên đề bài và nội dung bài học. Một tay cô cầm quyển sách, một tay cô cầm viên phấn, giọng nói truyền cảm bắt đầu cất lên, giảng cho chúng em biết bao điều hay ở trong bài thơ. Cô nhiệt tình giảng bài cho chúng em, mải miết ghi bài trên bục giảng, rồi lại tới tận nơi xem bài vở của chúng em như thế nào, có gì thắc mắc cần giải đáp không. Lúc này trên trán cô vài sợi tóc thấm mồ hôi, dính cả lại vào trán, nhưng dường như cô không hề chú ý tới điều đó. Trên bục giảng, từng hạt phấn rơi rơi, rơi trên tóc cô, rồi vương cả lại trên chiếc áo dài. Hình ảnh ấy khiến em thực sự rất xúc động, cô say sưa giảng bài cho chúng em mà không hề mảy may chú ý gì tới bản thân mình."

 

Các từ cần điền vào chỗ trống là: truyền cảm, mải miết, rơi rơi, chiếc áo dài, xúc động

Câu 26 : Con hãy bấm vào từ/cụm từ sau đó kéo thả để hoàn thành câu/đoạn văn

Con hãy điền những từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn miêu tả ngoại hình của mẹ như sau:

thô ráp
trầm buồn
nước da
đen và mượt
Mẹ có ..... sậm màu, rám nắng vì đã từng trải qua nhiều gió bão, nắng mưa của cuộc đời. Mái tóc dài, ..... của mẹ lúc nào cũng được búi gọn gàng về phía sau. Đôi mắt của mẹ màu nâu ..... . Mỗi lần chúng em làm mẹ vui lòng, em nhìn thấy trong đôi mắt ấy long lanh, linh động. Còn những khi chúng em khiến mẹ buồn, em lại như nhìn thấy ẩn sâu trong đôi mắt ấy một sự u tối khó tả. Những lúc rảnh rỗi em thường thích sà vào lòng mẹ, vuốt ve đôi bàn tay của mẹ. Đôi bàn tay ..... , nhiều vết chai sạn lại khiến em cứ thích vuốt ve mãi. Em cứ mong rằng có thể vuốt hết những vết chai sạn từ đôi bàn tay mẹ để nó lại nõn nà, mềm mại như thời con gái.
Đáp án
thô ráp
trầm buồn
nước da
đen và mượt
Mẹ có
nước da
sậm màu, rám nắng vì đã từng trải qua nhiều gió bão, nắng mưa của cuộc đời. Mái tóc dài,
đen và mượt
của mẹ lúc nào cũng được búi gọn gàng về phía sau. Đôi mắt của mẹ màu nâu
trầm buồn
. Mỗi lần chúng em làm mẹ vui lòng, em nhìn thấy trong đôi mắt ấy long lanh, linh động. Còn những khi chúng em khiến mẹ buồn, em lại như nhìn thấy ẩn sâu trong đôi mắt ấy một sự u tối khó tả. Những lúc rảnh rỗi em thường thích sà vào lòng mẹ, vuốt ve đôi bàn tay của mẹ. Đôi bàn tay
thô ráp
, nhiều vết chai sạn lại khiến em cứ thích vuốt ve mãi. Em cứ mong rằng có thể vuốt hết những vết chai sạn từ đôi bàn tay mẹ để nó lại nõn nà, mềm mại như thời con gái.
Phương pháp giải :

Con đọc thật kĩ rồi điền từ thích hợp vào chỗ trống.

Lời giải chi tiết :

    "Mẹ có nước da sậm màu, rám nắng vì đã từng trải qua nhiều gió bão, nắng mưa của cuộc đời. Mái tóc dài, đen và mượt của mẹ lúc nào cũng được búi gọn gàng về phía sau. Đôi mắt của mẹ màu nâu trầm buồn. Mỗi lần chúng em làm mẹ vui lòng, em nhìn thấy trong đôi mắt ấy long lanh, linh động. Còn những khi chúng em khiến mẹ buồn, em lại như nhìn thấy ẩn sâu trong đôi mắt ấy một sự u tối khó tả. Những lúc rảnh rỗi em thường thích sà vào lòng mẹ, vuốt ve đôi bàn tay của mẹ. Đôi bàn tay thô ráp, nhiều vết chai sạn lại khiến em cứ thích vuốt ve mãi. Em cứ mong rằng có thể vuốt hết những vết chai sạn từ đôi bàn tay mẹ để nó lại nõn nà, mềm mại như thời con gái."

 

Các từ cần điền vào chỗ trống là: nước da, đen và mượt, trầm buồn, thô ráp

Câu 27 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

Con hãy sắp xếp các ý sau để được dàn bài chung cho bài văn miêu tả con vật?

- Tả đặc điểm hình dáng (từ khái quát đến chi tiết) của con vật.

C. Kết bài

- Giới thiệu về con vật định tả

- Con vật gần gũi với cuộc sống của em, được em yêu quý như thế nào?

- Tả đặc điểm hoạt động của con vật (hoạt động thường xuyên, quen thuộc như mọi con vật cùng loài; hoạt động riêng, bất ngờ, khác với những con vật cùng loài)

A. Mở bài

B. Thân bài

Đáp án

A. Mở bài

- Giới thiệu về con vật định tả

B. Thân bài

- Tả đặc điểm hình dáng (từ khái quát đến chi tiết) của con vật.

- Tả đặc điểm hoạt động của con vật (hoạt động thường xuyên, quen thuộc như mọi con vật cùng loài; hoạt động riêng, bất ngờ, khác với những con vật cùng loài)

C. Kết bài

- Con vật gần gũi với cuộc sống của em, được em yêu quý như thế nào?

Phương pháp giải :

Con suy nghĩ và sắp xếp cho hợp lý.

Lời giải chi tiết :

Các ý được sắp xếp như sau:

A. Mở bài
Giới thiệu về con vật định tả
B. Thân bài
- Tả đặc điểm hình dáng (từ khái quát đến chi tiết) của con vật.
- Tả đặc điểm hoạt động của con vật (hoạt động thường xuyên, quen thuộc như mọi con vật cùng loài; hoạt động riêng, bất ngờ, khác với những con vật cùng loài)
C. Kết bài
Con vật gần gũi với cuộc sống của em, được em yêu quý như thế nào?

Câu 28 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

Nêu dàn bài chung cho bài văn miêu tả đồ vật?

b. Thân bài

- Em thấy nó hoặc có nó khi nào?

- Tả chi tiết các bộ phận của đồ vật (hình thù, màu sắc, kích thước của từng bộ phận; có thể tả từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới hoặc từ trong ra ngoài, từ dưới lên trên)

a. Mở bài: Giới thiệu đồ vật em định tả

- Đồ vật em định tả là gì?

- Tả bao quát hình dáng của đồ vật (nhìn từ xa, nhìn gần có gì đặc biệt về kích thước, màu sắc,..)

- Nêu công dụng của đồ vật

- Cảm nghĩ về đồ vật

c. Kết bài

Đáp án

a. Mở bài: Giới thiệu đồ vật em định tả

- Đồ vật em định tả là gì?

- Em thấy nó hoặc có nó khi nào?

b. Thân bài

- Tả bao quát hình dáng của đồ vật (nhìn từ xa, nhìn gần có gì đặc biệt về kích thước, màu sắc,..)

- Tả chi tiết các bộ phận của đồ vật (hình thù, màu sắc, kích thước của từng bộ phận; có thể tả từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới hoặc từ trong ra ngoài, từ dưới lên trên)

- Nêu công dụng của đồ vật

c. Kết bài

- Cảm nghĩ về đồ vật

Phương pháp giải :

Con nhớ lại kiến thức đã được học.

Lời giải chi tiết :

Thứ tự được sắp xếp như sau:

Mở bài: Giới thiệu đồ vật em định tả
Đồ vật em định tả là gì?
Em thấy nó hoặc có nó khi nào?
Thân bài
Tả bao quát hình dáng của đồ vật (nhìn từ xa, nhìn gần có gì đặc biệt về kích thước, màu sắc,..)
Tả chi tiết các bộ phận của đồ vật (hình thù, màu sắc, kích thước của từng bộ phận; có thể tả từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới hoặc từ trong ra ngoài, từ dưới lên trên).
Nêu công dụng của đồ vật
Kết bài
Cảm nghĩ về đồ vật

Câu 29 : Con hãy ghép đáp án ở cột A với đáp án tương ứng ở cột B

Con hãy nối những phẩm chất của phụ nữ Việt Nam ở mảnh ghép màu xanh với câu tục ngữ tương ứng ở mảnh ghép màu nâu:

 

1. Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn

2. Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi

3. Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh

a. Phụ nữ dũng cảm, anh hùng

b. Lòng thương con, đức hi sinh, nhường nhịn của người mẹ.

c. Phụ nữ rất đảm đang, giỏi giang là người giữ gìn hạnh phúc, giữ gìn tổ ấm gia đình

Đáp án

1. Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn

b. Lòng thương con, đức hi sinh, nhường nhịn của người mẹ.

2. Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi

c. Phụ nữ rất đảm đang, giỏi giang là người giữ gìn hạnh phúc, giữ gìn tổ ấm gia đình

3. Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh

a. Phụ nữ dũng cảm, anh hùng

Phương pháp giải :

Con suy nghĩ để ghép nối cho phù hợp

Lời giải chi tiết :

1 – b: Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn: Lòng thương con, đức hi sinh, nhường nhịn của người mẹ

2 – c: Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi - Phụ nữ rất đảm đang, giỏi giang là người giữ gìn hạnh phúc, giữ gìn tổ ấm gia đình

3 – a: Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh - Phụ nữ dũng cảm, anh hùng

Đáp án đúng: 1->b, 2->c, 3->a

Câu 30 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào dấu hai chấm có tác dụng dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật:

Trường hợp 1: 
Thằng giặc cuống cả chân
Nhăn nhó kêu rối rít:
- Đồng ý là tao chết…

Trường hợp 2:
Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi… khi tha thiết cầu xin: “Bay đi, diều ơi!
Bay đi!”

Trường hợp 3:
Từ Đèo Ngang nhìn về hướng nam, ta bắt gặp một phong cảnh thiên nhiên kì vĩ: phía tây là dãy Trường Sơn trùng điệp, phía đông là ….

Trường hợp 4:
Các bạn ấy hỏi cô giáo: Cô ơi, bao giờ lớp mình đi lao động?

Đáp án

Trường hợp 1: 
Thằng giặc cuống cả chân
Nhăn nhó kêu rối rít:
- Đồng ý là tao chết…

Trường hợp 2:
Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi… khi tha thiết cầu xin: “Bay đi, diều ơi!
Bay đi!”

Trường hợp 4:
Các bạn ấy hỏi cô giáo: Cô ơi, bao giờ lớp mình đi lao động?

Phương pháp giải :

Con chú ý phần phía sau dấu hai chấm có phải là lời nói trực tiếp của nhân vật hay không? Hay đó chỉ là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

Lời giải chi tiết :

Các trường hợp dấu hai chấm có tác dụng dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật đó là:
- Trường hợp 1:

Thằng giặc cuống cả chân
Nhăn nhó kêu rối rít:
- Đồng ý là tao chết…

Phần sau dấu hai chấm là lời nói trực tiếp của tên giặc.
- Trường hợp 2:
Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi… khi tha thiết cầu xin: “Bay đi, diều ơi! Bay đi!”
Phần sau dấu hai chấm là lời nói trực tiếp của nhân vật “tôi”.
- Trường hợp 4:

Các bạn ấy hỏi cô giáo: Cô ơi, bao giờ lớp mình đi lao động?
Phần sau dấu hai chấm là lời nói trực tiếp của học sinh hỏi cô giáo.
Riêng trường hợp thứ 3 dấu hai chấm có tác dụng báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

->> Đánh dấu x vào các ô 1,2,4

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.