Đề kiểm tra học kì 1 - Đề số 01

Đề bài

Câu 1 :

Trong các câu nói về vận tốc dưới đây câu nào sai?

  • A.

    Vận tốc cho bíêt mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.

  • B.

    Độ lớn của vận tốc được tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.

  • C.

    Công thức tính vận tốc là: \(s = \dfrac{v}{t}\).

  • D.

    Đơn vị của vận tốc là \(km/h\).

Câu 2 :

Một canô đang chạy trên biển và kéo theo một vận động viên lướt ván. Vận động viên lướt ván chuyển động so với:

  • A.

    Ván lướt

  • B.

    Canô

  • C.

    Khán giả

  • D.

    Tài xế canô

Câu 3 :

Áp suất của người tác dụng lên mặt sàn trong trường hợp nào sau đây là nhỏ nhất?

  • A.

    Đứng cả hai chân.

  • B.

    Đứng co một chân.

  • C.

    Đứng hai chân và cầm thêm quả tạ.

  • D.

    Đứng co một chân và cầm thêm quả tạ.

Câu 4 :

Sử dụng cụm từ thích hợp để điền vào chôc trống cho đúng ý nghĩa vật lý.

"Lực và vận tốc là các đại lượng ......."

  • A.

    vecto

  • B.

    thay đổi

  • C.

    lực

  • D.

    vận tốc

Câu 5 :

Trường hợp nào sau đây có công cơ học? Chọn đáp án đúng nhất.

  • A.

    Khi có lực tác dụng vào vật

  • B.

    Khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển động theo phương vuông góc với phương của lực

  • C.

    Khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển động theo phương không vuông góc với phương của lực

  • D.

    Khi có lực tác dụng vào vật nhưng vật vẫn đứng yên

Câu 6 :

Câu nói về lực ma sát nào sau đây là sai?

  • A.

    Lực ma sát thường cản trở chuyển động của vật, làm vật nóng lên và mài mòn vật.

  • B.

    Lực ma sát lăn lớn hơn cả ma sát trượt và ma sát nghỉ.

  • C.

    Lực ma sát cần thiết cho sự chuyển động của người, của vật, của xe cộ trên mặt đất.

  • D.

    Lực ma sát sẽ cân bằng với lực kéo khi vật chuyển động thẳng đều theo phương nằm ngang.

Câu 7 :

Càng lên cao áp suất không khí………..

  • A.

    Càng tăng.

  • B.

    Càng giảm.

  • C.

    Không thay đổi.

  • D.

    Có thể vừa tăng, vừa giảm.

Câu 8 :

Một hòn bi ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào?

  • A.

    Một hòn bi ở trong nước chỉ chịu tác dụng lực đẩy Acsimét

  • B.

    Một hòn bi ở trong nước chịu tác dụng lực đẩy Acsimét và lực ma sát

  • C.

    Một hòn bi ở trong nước chỉ chịu tác dụng trọng lực

  • D.

    Một hòn bi ở trong nước chịu tác dụng trọng lực và lực đẩy Acsimét 

Câu 9 :

Hai lực cân bằng là:

  • A.

    hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau

  • B.

    hai lực được đặt lên hai vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau

  • C.

    hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều cùng nhau

  • D.

    hai lực được đặt lên hai vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều cùng nhau

Câu 10 :

Phát biểu nào sau đây đúng khái niệm áp lực?

  • A.

    Áp lực là lực ép lên mặt bị ép.

  • B.

    Áp lực là trọng lượng của vật ép lên mặt sàn.

  • C.

    Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

  • D.

    Áp lực là trọng lượng của vật ép vuông góc lên mặt sàn.

Câu 11 :

Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào là không do tác dụng của trọng lực?

  • A.

    Mưa rơi xuống đất.

  • B.

    Thác nước đổ từ trên cao xuống.

  • C.

    Đầu tàu kéo các toa tàu.

  • D.

    Hòn đá lăn từ trên triền núi xuống chân núi.

Câu 12 :

Một xe ô tô  đang chuyển động thẳng thì đột ngột dừng lại. Hành khách trên xe sẽ như thế nào? Hãy chọn câu trả  lời đúng.

  • A.

    Hành khách nghiêng sang phải

  • B.

    Hành khách nghiêng sang trái

  • C.

    Hành khách ngã về phía trước

  • D.

    Hành khách ngã về phía sau

Câu 13 :

Tại sao miếng gỗ thả vào nước thì nổi. Hãy chọn câu đúng?

  • A.

    Vì trọng lượng riêng của gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước

  • B.

    Vì trọng lượng riêng của gỗ lớn hơn trọng lượng riêng của nước

  • C.

    Vì gỗ là vật nhẹ

  • D.

    Vì gỗ không thấm nước

Câu 14 :

Một người đi quãng đường dài \(1,5km\) với vận tốc \(10m/s\). Thời gian để người đó đi hết quãng đường là:

  • A.

    \(t = 0,15\) giờ.

  • B.

    \(t = 15\) giây.

  • C.

    \(t = 2,5\) phút.

  • D.

    \(t = 14,4\) phút.

Câu 15 :

Một người đi quãng đường dài \(1,5km\) với vận tốc \(5m/s\). Thời gian để người đó đi hết quãng đường là:

  • A.

    \(t = 0,15 giờ\).

  • B.

    \(t = 15 giây\).

  • C.

    \(t = 5 phút\).

  • D.

    \(t = 14,4phút\).

Câu 16 :

Hải đi bộ từ nhà đến trường mất \(15\) phút, biết vận tốc trung bình \(8km/h\). Quãng đường từ nhà Hải đến trường là:

  • A.

    \(2km\)

  • B.

    \(2,5km\)

  • C.

    \(5km\)

  • D.

    \(3km\)

Câu 17 :

Trên hình vẽ là lực tác dụng lên ba vật theo cùng một tỉ lệ xích như nhau. Trong các sắp xếp theo thứ tự giảm dần của lực sau đây, sắp xếp nào là đúng?

  • A.

    \({F_3} > {F_2} > {F_1}\)

  • B.

    \({F_2} > {F_3} > {F_1}\)

  • C.

    \({F_1} > {F_2} > {F_3}\)

  • D.

    Một cách sắp xếp khác

Câu 18 :

Một quả bóng khối lượng \(0,5{\rm{ }}kg\) được treo vào đầu một sợi dây, phải giữ đầu dây với một lực bằng bao nhiêu để quả bóng nằm cân bằng.

  • A.

    0,5 N

  • B.

    Nhỏ hơn 0,5 N

  • C.

    5N

  • D.

    Nhỏ hơn 5N

Câu 19 :

Một xe máy chuyển động đều, lực kéo của động cơ là \(500N\). Độ lớn của lực ma sát là:

  • A.

    \(500N\)

  • B.

    Lớn hơn \(500N\)

  • C.

    Nhỏ hơn \(500N\)

  • D.

    Chưa thể tính được

Câu 20 :

Một bình hình trụ cao \(1m\) đựng đầy nước. Biết khối lượng riêng của nước là \(1000kg/{m^3}\). Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình là:

  • A.

    \(10000Pa\)

  • B.

    \(400Pa\)

  • C.

    \(250Pa\)

  • D.

    \(25000Pa\)

Câu 21 :

Áp suất khí quyển bằng \(76{\rm{ }}cmHg\) đổi ra là:

  • A.

    \(76N/{m^2}\)

  • B.

    \(760N/{m^2}\)

  • C.

    \(103360N/{m^2}\)

  • D.

    \(10336000N/{m^2}\)

Câu 22 :

Thể tích miếng sắt là \(2dm^3\). Lực đẩy tác dụng lên miếng sắt khi nhúng chìm trong nước sẽ nhận giá trị nào trong các giá trị sau biết trọng lượng riêng nước \(d = 10000N/m^3\)

  • A.

    F = 10N          

  • B.

    F = 20N          

  • C.

    F = 15N          

  • D.

    F = 25N

Câu 23 :

Một vật đặc có thể tích \(56c{m^3}\) được thả vào một bể nước, người ta đo được phần nổi lên trên có thể tích \(52,8c{m^3}\). Biết khối lượng riêng của nước \(1000kg/{m^3}\). Trọng lượng của vật đó là:

  • A.

    \(0.032N\)

  • B.

    \(0.32N\)

  • C.

    \(0.064N\)

  • D.

    \(0.64N\)

Câu 24 :

Một người đi xe đạp đi đều từ chân dốc lên đỉnh dốc cao \(5m\) dài \(40m\). Hiệu suất đạp xe của người đó là bao nhiêu? Biết rằng lực ma sát cản trở xe chuyển động trên mặt đường là \(25N\), cả người và xe có khối lượng là \(60kg\).

  • A.

    \(50\% \)

  • B.

    \(75\% \)

  • C.

    \(80\% \)

  • D.

    \(90\% \)

Câu 25 :

Người ta dùng một mặt phẳng nghiêng để kéo một vật có khối lượng \(50kg\) lên cao \(2m\). Nếu không có ma sát thì lực kéo là \(125N\). Thực tế có ma sát và lực kế là \(175N\). Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng dùng ở trên là bao nhiêu?

  • A.

    \(H = 81,33\% \)

  • B.

    \(H = 83,33{\rm{ }}\% \)

  • C.

    \(H = 71,43\% \)

  • D.

    \(H = 77,33{\rm{ }}\% \)

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Trong các câu nói về vận tốc dưới đây câu nào sai?

  • A.

    Vận tốc cho bíêt mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.

  • B.

    Độ lớn của vận tốc được tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.

  • C.

    Công thức tính vận tốc là: \(s = \dfrac{v}{t}\).

  • D.

    Đơn vị của vận tốc là \(km/h\).

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng định nghĩa vận tốc: Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.

Sử dụng biểu thức tính vận tốc \(v = \dfrac{s}{t}\) và đơn cị đo vận tốc.

Lời giải chi tiết :

Công thức tính vận tốc là \(v = \dfrac{s}{t}\) do vậy phát biểu C sai.

Câu 2 :

Một canô đang chạy trên biển và kéo theo một vận động viên lướt ván. Vận động viên lướt ván chuyển động so với:

  • A.

    Ván lướt

  • B.

    Canô

  • C.

    Khán giả

  • D.

    Tài xế canô

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Vận động viên chuyển động so với khán giả xem lướt ván.

Câu 3 :

Áp suất của người tác dụng lên mặt sàn trong trường hợp nào sau đây là nhỏ nhất?

  • A.

    Đứng cả hai chân.

  • B.

    Đứng co một chân.

  • C.

    Đứng hai chân và cầm thêm quả tạ.

  • D.

    Đứng co một chân và cầm thêm quả tạ.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ta có:

- Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

- Tác dụng của áp lực càng nhỏ khi độ lớn của áp lực càng nhỏ hay diện tích mặt bị ép càng lớn.

=> Áp lực nhỏ nhất khi lực nhỏ và diện tích mặt ép lớn

=> Khi người đó đứng cả hai chân và không cầm thêm quả tạ thì áp lực là nhỏ nhất

Câu 4 :

Sử dụng cụm từ thích hợp để điền vào chôc trống cho đúng ý nghĩa vật lý.

"Lực và vận tốc là các đại lượng ......."

  • A.

    vecto

  • B.

    thay đổi

  • C.

    lực

  • D.

    vận tốc

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Lực và vận tốc là các đại lượng véctơ

+ Véc tơ lực: \(\overrightarrow F \) 

+ Véc tơ vận tốc: \(\overrightarrow v \) 

Câu 5 :

Trường hợp nào sau đây có công cơ học? Chọn đáp án đúng nhất.

  • A.

    Khi có lực tác dụng vào vật

  • B.

    Khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển động theo phương vuông góc với phương của lực

  • C.

    Khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển động theo phương không vuông góc với phương của lực

  • D.

    Khi có lực tác dụng vào vật nhưng vật vẫn đứng yên

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Công cơ học dùng với trường hợp khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển dời theo phương không vuông góc với phương của lực.

Câu 6 :

Câu nói về lực ma sát nào sau đây là sai?

  • A.

    Lực ma sát thường cản trở chuyển động của vật, làm vật nóng lên và mài mòn vật.

  • B.

    Lực ma sát lăn lớn hơn cả ma sát trượt và ma sát nghỉ.

  • C.

    Lực ma sát cần thiết cho sự chuyển động của người, của vật, của xe cộ trên mặt đất.

  • D.

    Lực ma sát sẽ cân bằng với lực kéo khi vật chuyển động thẳng đều theo phương nằm ngang.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

B sai vì ma sát lăn nhỏ hơn ma sát trượt.

Câu 7 :

Càng lên cao áp suất không khí………..

  • A.

    Càng tăng.

  • B.

    Càng giảm.

  • C.

    Không thay đổi.

  • D.

    Có thể vừa tăng, vừa giảm.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Càng lên cao không khí càng loãng nên áp suất khí quyển càng giảm.

Câu 8 :

Một hòn bi ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào?

  • A.

    Một hòn bi ở trong nước chỉ chịu tác dụng lực đẩy Acsimét

  • B.

    Một hòn bi ở trong nước chịu tác dụng lực đẩy Acsimét và lực ma sát

  • C.

    Một hòn bi ở trong nước chỉ chịu tác dụng trọng lực

  • D.

    Một hòn bi ở trong nước chịu tác dụng trọng lực và lực đẩy Acsimét 

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Một hòn bi ở trong nước thì chịu tác dụng của lực đẩy Acsimét và trọng lực

Câu 9 :

Hai lực cân bằng là:

  • A.

    hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau

  • B.

    hai lực được đặt lên hai vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau

  • C.

    hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều cùng nhau

  • D.

    hai lực được đặt lên hai vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều cùng nhau

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau

Câu 10 :

Phát biểu nào sau đây đúng khái niệm áp lực?

  • A.

    Áp lực là lực ép lên mặt bị ép.

  • B.

    Áp lực là trọng lượng của vật ép lên mặt sàn.

  • C.

    Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

  • D.

    Áp lực là trọng lượng của vật ép vuông góc lên mặt sàn.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

Câu 11 :

Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào là không do tác dụng của trọng lực?

  • A.

    Mưa rơi xuống đất.

  • B.

    Thác nước đổ từ trên cao xuống.

  • C.

    Đầu tàu kéo các toa tàu.

  • D.

    Hòn đá lăn từ trên triền núi xuống chân núi.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng kiến thức thực tế về lực

Lời giải chi tiết :

Đầu tàu kéo các toa tàu là chuyển động không do tác dụng của trọng lực.

Câu 12 :

Một xe ô tô  đang chuyển động thẳng thì đột ngột dừng lại. Hành khách trên xe sẽ như thế nào? Hãy chọn câu trả  lời đúng.

  • A.

    Hành khách nghiêng sang phải

  • B.

    Hành khách nghiêng sang trái

  • C.

    Hành khách ngã về phía trước

  • D.

    Hành khách ngã về phía sau

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Khi xe ô tô  đang chuyển động thẳng thì đột ngột dừng lại. Hành khách trên xe sẽ ngã về phía trước do có quán tính.

Câu 13 :

Tại sao miếng gỗ thả vào nước thì nổi. Hãy chọn câu đúng?

  • A.

    Vì trọng lượng riêng của gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước

  • B.

    Vì trọng lượng riêng của gỗ lớn hơn trọng lượng riêng của nước

  • C.

    Vì gỗ là vật nhẹ

  • D.

    Vì gỗ không thấm nước

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Sử dụng biểu thức tính trọng lượng: \(P = {d_{vat}}V\)

+ Sử dụng công thức tính lực đẩy Ác-si-mét: \({F_A} = {d_{clong}}V\)

+ Sử dụng lí thuyết khi nào vật chìm, khi nào vật nổi?

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Trọng lượng: \(P = {d_v}V\)

+ Lực đẩy Ác-si-mét: \({F_A} = {d_{clong}}V\)

+ Vật nổi lên khi: \({F_A} > P\)

Ta suy ra: \({d_{clong}} > {d_{vat}}\)

=> Gỗ thả vào nước thì nổi vì trọng lượng riêng của gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước

Câu 14 :

Một người đi quãng đường dài \(1,5km\) với vận tốc \(10m/s\). Thời gian để người đó đi hết quãng đường là:

  • A.

    \(t = 0,15\) giờ.

  • B.

    \(t = 15\) giây.

  • C.

    \(t = 2,5\) phút.

  • D.

    \(t = 14,4\) phút.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức tính vận tốc \(v = \dfrac{s}{t}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

\(v = 10m/s = 10.3,6km/h = 36km/h\)

\(v = \dfrac{s}{t} \\\Rightarrow t = \dfrac{s}{v} = \dfrac{{1,5}}{{36}} = \dfrac{1}{{24}}(h) \\= 2,5(phut) = 150(s)\)

Câu 15 :

Một người đi quãng đường dài \(1,5km\) với vận tốc \(5m/s\). Thời gian để người đó đi hết quãng đường là:

  • A.

    \(t = 0,15 giờ\).

  • B.

    \(t = 15 giây\).

  • C.

    \(t = 5 phút\).

  • D.

    \(t = 14,4phút\).

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức tính vận tốc \(v = \dfrac{s}{t}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

\(v = 5m/s = 5.3,6km/h = 18km/h\)

\(v = \dfrac{s}{t}\)

Vậy thời gian để người đó đi hết quãng đường \(1,5km\) đó là:

\(\Rightarrow t = \dfrac{s}{v} = \dfrac{{1,5}}{{18}} = \dfrac{1}{{12}}(h) = 5(phut) = 300(s)\)

Câu 16 :

Hải đi bộ từ nhà đến trường mất \(15\) phút, biết vận tốc trung bình \(8km/h\). Quãng đường từ nhà Hải đến trường là:

  • A.

    \(2km\)

  • B.

    \(2,5km\)

  • C.

    \(5km\)

  • D.

    \(3km\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức tính vận tốc trung bình: \({v_{tb}} = \dfrac{s}{t}\)

Lời giải chi tiết :

\(15p = 0,25\) giờ

Ta có: \({v_{tb}} = \dfrac{s}{t} \to s = {v_{tb}}t = 8.0,25 = 2km\)

Câu 17 :

Trên hình vẽ là lực tác dụng lên ba vật theo cùng một tỉ lệ xích như nhau. Trong các sắp xếp theo thứ tự giảm dần của lực sau đây, sắp xếp nào là đúng?

  • A.

    \({F_3} > {F_2} > {F_1}\)

  • B.

    \({F_2} > {F_3} > {F_1}\)

  • C.

    \({F_1} > {F_2} > {F_3}\)

  • D.

    Một cách sắp xếp khác

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng cách xác định cường độ của lực: Độ dài biểu diễn cường độ của lực theo một tỉ lệ xích cho trước.

Lời giải chi tiết :

Gọi tỉ lệ xích của biểu diễn lực như hình bằng a

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{F_1} = a\\{F_2} = 3{\rm{a}}\\{F_3} = 2{\rm{a}}\end{array} \right.\)

Ta suy ra: \({F_2} > {F_3} > {F_1}\)

Câu 18 :

Một quả bóng khối lượng \(0,5{\rm{ }}kg\) được treo vào đầu một sợi dây, phải giữ đầu dây với một lực bằng bao nhiêu để quả bóng nằm cân bằng.

  • A.

    0,5 N

  • B.

    Nhỏ hơn 0,5 N

  • C.

    5N

  • D.

    Nhỏ hơn 5N

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Xác định trọng lực của quả bóng: \(P = 10m\)

+ Vận dụng định nghĩa về lực cân bằng

Lời giải chi tiết :

+ Trọng lực của quả bóng: \(P = 10m = 10.0,5 = 5N\)

+ Để quả bóng cân bằng, cần phải giữ đầu dây một lực \(F = P = 5N\) 

Câu 19 :

Một xe máy chuyển động đều, lực kéo của động cơ là \(500N\). Độ lớn của lực ma sát là:

  • A.

    \(500N\)

  • B.

    Lớn hơn \(500N\)

  • C.

    Nhỏ hơn \(500N\)

  • D.

    Chưa thể tính được

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Sử dụng định nghĩa về chuyển động đều

+ Xác định các lực cân bằng

Lời giải chi tiết :

Ta có

+ Xe máy chuyển động đều => các lực tác dụng lên xe cân bằng nhau

+ Theo phương chuyển động, xe chịu tác dụng của lực kéo của động cơ và lực ma sát

Vì các lực cân bằng với nhau => \({F_{m{\rm{s}}}} = {F_{keo}} = 500N\) 

Câu 20 :

Một bình hình trụ cao \(1m\) đựng đầy nước. Biết khối lượng riêng của nước là \(1000kg/{m^3}\). Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình là:

  • A.

    \(10000Pa\)

  • B.

    \(400Pa\)

  • C.

    \(250Pa\)

  • D.

    \(25000Pa\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Sử dụng biểu thức tính trọng lượng riêng: \(d = 10{\rm{D}}\)

+ Vận dụng biểu thức tính áp suất: \(p = dh\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}h = 1m\\d = 1000.10 = 10000N/{m^3}\end{array} \right.\)

=> Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình là: \(p = dh = 10000.1 = 10000Pa\)

Câu 21 :

Áp suất khí quyển bằng \(76{\rm{ }}cmHg\) đổi ra là:

  • A.

    \(76N/{m^2}\)

  • B.

    \(760N/{m^2}\)

  • C.

    \(103360N/{m^2}\)

  • D.

    \(10336000N/{m^2}\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Độ lớn của áp suất khí quyển

\(1mmHg = 136N/{m^2}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(1mmHg = 136N/{m^2}\)

Theo đề bài: \(76cmHg = 760mmHg = 760.136 = 103360N/{m^2}\)

Câu 22 :

Thể tích miếng sắt là \(2dm^3\). Lực đẩy tác dụng lên miếng sắt khi nhúng chìm trong nước sẽ nhận giá trị nào trong các giá trị sau biết trọng lượng riêng nước \(d = 10000N/m^3\)

  • A.

    F = 10N          

  • B.

    F = 20N          

  • C.

    F = 15N          

  • D.

    F = 25N

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức tính lực đẩy Ác-si-mét \({F_A} = dV\)

Lời giải chi tiết :

Đổi \(2d{m^3} = {2.10^{ - 3}}{m^3}\)

Lực đẩy Acsimet tác dụng vào miếng sắt khi nhúng chìm trong nước là:

\({F_A} = d.V = {10000.2.10^{ - 3}} = 20N\)

Câu 23 :

Một vật đặc có thể tích \(56c{m^3}\) được thả vào một bể nước, người ta đo được phần nổi lên trên có thể tích \(52,8c{m^3}\). Biết khối lượng riêng của nước \(1000kg/{m^3}\). Trọng lượng của vật đó là:

  • A.

    \(0.032N\)

  • B.

    \(0.32N\)

  • C.

    \(0.064N\)

  • D.

    \(0.64N\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Sử dụng lí thuyết khi nào vật chìm, khi nào vật nổi

+ Sử dụng biểu thức tính lực đẩy Ác-si-mét: \({F_A} = dV\)

+ Sử dụng biểu thức tính trọng lượng riêng: \(d = 10D\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Vật lơ lửng trong nước => \(P = {F_A}\)

+ Lực đẩy Ác-si-mét: \({F_A} = dV\)

+ Trọng lượng riêng của chất nước: \(d = 10D = 10.1000 = 10000N/{m^3}\)

+ Thể tích vật ngập trong nước là: \(V = {V_{vat}} - {V_{noi}} = 56 - 52,8 = 3,2c{m^3} = 3,{2.10^{ - 6}}{m^3}\)

 \( \to P = {F_A} = dV = 10000.3,{2.10^{ - 6}} = 0,032N\)

Câu 24 :

Một người đi xe đạp đi đều từ chân dốc lên đỉnh dốc cao \(5m\) dài \(40m\). Hiệu suất đạp xe của người đó là bao nhiêu? Biết rằng lực ma sát cản trở xe chuyển động trên mặt đường là \(25N\), cả người và xe có khối lượng là \(60kg\).

  • A.

    \(50\% \)

  • B.

    \(75\% \)

  • C.

    \(80\% \)

  • D.

    \(90\% \)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Sử dụng công thức tính trọng lượng của vật: \(P = 10m\)

+ Tính các công sau bằng biểu thức: \(A = Fs\)

- Công hao phí do ma sát

- Công có ích

- Tổng công thực hiện

+ Sử dụng công thức tính hiệu suất: \(H = \dfrac{{{A_{ich}}}}{{{A_{tp}}}}.100\% \)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

- Chiều dài con dốc: \(s = 40m\)

- Chiều cao con dốc: \(h = 5m\)

+ Trọng lượng của cả người và xe là: \(P = 10m = 10.60 = 600N\)

+ Công hao phí do ma sát là: \({A_{ms}} = {F_{ms}}.s = 25.40 = 1000J\)

Công có ích: \(A_1 = P.h = 600.5 = 3000J\)

Công của người đó thực hiện là: \(A = {A_1} + {A_{ms}} = 3000 + 1000 = 4000J\)

+ Hiệu suất đạp xe:

\(H = \dfrac{{{A_1}}}{A}.100\%  = \dfrac{{3000}}{{4000}}.100\%  = 75\% \)

Câu 25 :

Người ta dùng một mặt phẳng nghiêng để kéo một vật có khối lượng \(50kg\) lên cao \(2m\). Nếu không có ma sát thì lực kéo là \(125N\). Thực tế có ma sát và lực kế là \(175N\). Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng dùng ở trên là bao nhiêu?

  • A.

    \(H = 81,33\% \)

  • B.

    \(H = 83,33{\rm{ }}\% \)

  • C.

    \(H = 71,43\% \)

  • D.

    \(H = 77,33{\rm{ }}\% \)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Sử dụng biểu thức tính trọng lực: \(P = 10m\)

+ Sử dụng công thức tính công: \(A = Fs\)

+ Hiệu suất: \(H = \dfrac{A}{{{A_{tp}}}}.100\% \)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Trọng lực của vật: \(P = 10m = 10.50 = 500N\)

+ Theo định luật công cơ học,

Để nâng vật lên cao \(h = 2m\), ta phải thực hiện một công: \(A = Ph = 500.2 = 1000J\)

- Do không có ma sát nên ta thực hiện một lực kéo \(125N\) vậy chiều dài mặt phẳng nghiêng là:

\(s = \dfrac{{1000}}{{125}} = 8m\)

- Công thực tế là:

\({A_{tp}} = 175.8 = 1400J\)

Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng: \(H = \dfrac{A}{{{A_{tp}}}}.100\%  = \dfrac{{1000}}{{1400}}.100\%  = 71,43\% \)

>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.