Đề kiểm tra 15 phút học kì 1 - Đề số 01
Đề bài
Vận tốc cho biết gì?
I. Tính nhanh hay chậm của chuyển động
II. Quãng đường đi được
III. Quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian
IV. Tác dụng của vật này lên vật khác
-
A.
I; II và III
-
B.
II; III và IV
-
C.
Cả I; II; III và IV
-
D.
I và III
Đơn vị của vận tốc là:
-
A.
\(m.h\)
-
B.
\(m.s\)
-
C.
\(km/h\)
-
D.
\(s/km\)
Trong các cách làm dưới đây, cách nào làm tăng lực ma sát?
-
A.
Tăng thêm vòng bi ở ổ trục
-
B.
Rắc cát trên đường ray xe lửa
-
C.
Khi di chuyển vật nặng, bên dưới đặt các con lăn
-
D.
Tra dầu vào xích xe đạp
Vật \({m_1}\) và \({m_2}\) đang chuyển động với các vận tốc \({v_1}\) và \({v_2}\) thì chịu các lực tác dụng như hình vẽ.
Trong các kết luận sau kết luận nào đúng?
-
A.
Vật \(1\) tăng vận tốc, vật \(2\) giảm vận tốc
-
B.
Vật \(1\) tăng vận tốc, vật \(2\) tăng vận tốc
-
C.
Vật \(1\) giảm vận tốc, vật \(2\) tăng vận tốc
-
D.
Vật \(1\) giảm vận tốc, vật \(2\) giảm vận tốc
Chuyển động cơ học là:
-
A.
sự thay đổi khoảng cách theo không gian của vật so với vật khác
-
B.
sự thay đổi phương chiều của vật
-
C.
sự thay đổi vị trí của vật theo thời gian so với vật khác
-
D.
sự thay đổi hình dạng của vật so với vật khác
Phát biểu nào sau đây đúng?
-
A.
Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ chuyển động, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
-
B.
Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ dừng lại.
-
C.
Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
-
D.
Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ chuyển động, đang chuyển động sẽ dừng lại.
Đại lượng nào làm thay đổi vận tốc của vật:
-
A.
Quãng đường
-
B.
Thời gian
-
C.
Công suất
-
D.
Lực
Tính chất giữ nguyên vận tốc của vật là:
-
A.
Hai lực không cân bằng
-
B.
Hai lực cân bằng
-
C.
Quán tính
-
D.
Khối lượng
Hai mô tô chuyển động thẳng đều khởi hành đồng thời ở \(2\) địa điểm cách nhau \(18km\). Nếu đi ngược chiều thì sau \(12\) phút hai xe gặp nhau. Nếu đi cùng chiều sau \(1\) giờ thì chúng đuổi kịp nhau. Vận tốc của hai xe đó là:
-
A.
\(20km/h\) và \(30km/h\)
-
B.
\(54km/h\) và \(36km/h\)
-
C.
\(40km/h\) và \(20km/h\)
-
D.
\(20km/h\) và \(60km/h\)
Xe đạp và xe máy khởi hành cùng một lúc, chạy cùng chiều trên đoạn đường AB. Hai xe có đồ thị đường đi như hình vẽ.
(I) - ứng với xe máy
(II) - ứng với xe đạp
Từ đồ thị, hãy cho biết khoảng thời gian từ lúc khởi hành đến khi hai xe gặp nhau lần thứ nhất và vị trí lúc hai xe gặp nhau lúc đó cách A bao nhiêu?
-
A.
1 giờ và 45km
-
B.
2 giờ và 45km
-
C.
3 giờ và 75km
-
D.
3,2 giờ và 75,4km
Khi ném một quả bóng lên cao (bỏ qua mọi ma sát), hình vẽ nào sau đây diễn tả đúng các lực tác dụng lên quả bóng.
-
A.
Hình 1
-
B.
Hình 2
-
C.
Hình 3
-
D.
Hình 4
Một quả bóng khối lượng \(0,5{\rm{ }}kg\) được treo vào đầu một sợi dây, phải giữ đầu dây với một lực bằng bao nhiêu để quả bóng nằm cân bằng.
-
A.
0,5 N
-
B.
Nhỏ hơn 0,5 N
-
C.
5N
-
D.
Nhỏ hơn 5N
Lời giải và đáp án
Vận tốc cho biết gì?
I. Tính nhanh hay chậm của chuyển động
II. Quãng đường đi được
III. Quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian
IV. Tác dụng của vật này lên vật khác
-
A.
I; II và III
-
B.
II; III và IV
-
C.
Cả I; II; III và IV
-
D.
I và III
Đáp án : D
Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
Đơn vị của vận tốc là:
-
A.
\(m.h\)
-
B.
\(m.s\)
-
C.
\(km/h\)
-
D.
\(s/km\)
Đáp án : C
Đơn vị của vận tốc là \(km/h\)
Trong các cách làm dưới đây, cách nào làm tăng lực ma sát?
-
A.
Tăng thêm vòng bi ở ổ trục
-
B.
Rắc cát trên đường ray xe lửa
-
C.
Khi di chuyển vật nặng, bên dưới đặt các con lăn
-
D.
Tra dầu vào xích xe đạp
Đáp án : B
A, C, D - làm giảm ma sát
B - làm tăng ma sát
Vật \({m_1}\) và \({m_2}\) đang chuyển động với các vận tốc \({v_1}\) và \({v_2}\) thì chịu các lực tác dụng như hình vẽ.
Trong các kết luận sau kết luận nào đúng?
-
A.
Vật \(1\) tăng vận tốc, vật \(2\) giảm vận tốc
-
B.
Vật \(1\) tăng vận tốc, vật \(2\) tăng vận tốc
-
C.
Vật \(1\) giảm vận tốc, vật \(2\) tăng vận tốc
-
D.
Vật \(1\) giảm vận tốc, vật \(2\) giảm vận tốc
Đáp án : B
Ta có,
+ Lực \(\overrightarrow {{F_1}} \) cùng hướng với \(\overrightarrow {{v_1}} \) => làm tăng chuyển động của vật => vật 1 tăng vận tốc
+ Lực \(\overrightarrow {{F_2}} \) cùng hướng với \(\overrightarrow {{v_2}} \) => làm tăng chuyển động của vật => vật 2 tăng vận tốc.
Chuyển động cơ học là:
-
A.
sự thay đổi khoảng cách theo không gian của vật so với vật khác
-
B.
sự thay đổi phương chiều của vật
-
C.
sự thay đổi vị trí của vật theo thời gian so với vật khác
-
D.
sự thay đổi hình dạng của vật so với vật khác
Đáp án : C
Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác (vật mốc) gọi là chuyển động cơ học (gọi tắt là chuyển động).
Phát biểu nào sau đây đúng?
-
A.
Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ chuyển động, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
-
B.
Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ dừng lại.
-
C.
Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
-
D.
Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ chuyển động, đang chuyển động sẽ dừng lại.
Đáp án : C
Ta có: Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
Đại lượng nào làm thay đổi vận tốc của vật:
-
A.
Quãng đường
-
B.
Thời gian
-
C.
Công suất
-
D.
Lực
Đáp án : D
Lực có thể làm biến dạng, thay đổi vận tốc của vật hoặc vừa làm biến dạng vừa thay đổi vận tốc của vật.
=> Lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của chuyển động
Tính chất giữ nguyên vận tốc của vật là:
-
A.
Hai lực không cân bằng
-
B.
Hai lực cân bằng
-
C.
Quán tính
-
D.
Khối lượng
Đáp án : C
Tính chất giữ nguyên vận tốc của vật là quán tính.
Hai mô tô chuyển động thẳng đều khởi hành đồng thời ở \(2\) địa điểm cách nhau \(18km\). Nếu đi ngược chiều thì sau \(12\) phút hai xe gặp nhau. Nếu đi cùng chiều sau \(1\) giờ thì chúng đuổi kịp nhau. Vận tốc của hai xe đó là:
-
A.
\(20km/h\) và \(30km/h\)
-
B.
\(54km/h\) và \(36km/h\)
-
C.
\(40km/h\) và \(20km/h\)
-
D.
\(20km/h\) và \(60km/h\)
Đáp án : B
Gọi vận tốc của hai ô tô lần lượt là: \({v_1},{v_2}\)
Khoảng cách ban đầu giữa hai xe: \(s = 18km\)
Ta có:
- Khi chuyển động ngược chiều:
+ Do hai xe xuất phát đồng thời nên ta có thời gian chuyển động của hai xe cho đến khi gặp nhau: \(t = {t_1} = {t_2} = 12ph = 0,2h\)
+ Mặt khác, ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{t_1} = \dfrac{{{s_1}}}{{{v_1}}}\\{t_2} = \dfrac{{{s_2}}}{{{v_2}}}\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}{s_1} = {v_1}{t_1}\\{s_2} = {v_2}{t_2}\end{array} \right.\)
Lại có:
\(\begin{array}{l}{s_1} + {s_2} = s = 18km\\ \leftrightarrow {v_1}.0,2 + {v_2}.0,2 = 18{\rm{ }}\left( 1 \right)\end{array}\)
- Khi chuyển động cùng chiều:
Ta có: \(s' = {s_1}' - {s_2}' = 20km\)
+ \({t_1}' = {t_2}' = t' = 1h\)
+ \(\left\{ \begin{array}{l}{t_1}' = \dfrac{{{s_1}'}}{{{v_1}}}\\{t_2}' = \dfrac{{{s_2}'}}{{{v_2}}}\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}{s_1}' = {v_1}{t_1}'\\{s_2}' = {v_2}{t_2}'\end{array} \right.\)
Ta suy ra:
\(\begin{array}{l}{v_1}{t_1}' - {v_2}{t_2}' = 18\\ \leftrightarrow {v_1} - {v_2} = 18{\rm{ }}\left( 2 \right)\end{array}\)
Từ \(\left( 1 \right),\left( 2 \right)\) ta suy ra: \(\left\{ \begin{array}{l}{v_1} = 54km/h\\{v_2} = 36km/h\end{array} \right.\)
Xe đạp và xe máy khởi hành cùng một lúc, chạy cùng chiều trên đoạn đường AB. Hai xe có đồ thị đường đi như hình vẽ.
(I) - ứng với xe máy
(II) - ứng với xe đạp
Từ đồ thị, hãy cho biết khoảng thời gian từ lúc khởi hành đến khi hai xe gặp nhau lần thứ nhất và vị trí lúc hai xe gặp nhau lúc đó cách A bao nhiêu?
-
A.
1 giờ và 45km
-
B.
2 giờ và 45km
-
C.
3 giờ và 75km
-
D.
3,2 giờ và 75,4km
Đáp án : A
Từ đồ thị ta có,
Từ lúc khởi hành, sau 1 giờ xe hai xe gặp nhau lần thứ nhất tại vị trí cách điểm A 45km
Khi ném một quả bóng lên cao (bỏ qua mọi ma sát), hình vẽ nào sau đây diễn tả đúng các lực tác dụng lên quả bóng.
-
A.
Hình 1
-
B.
Hình 2
-
C.
Hình 3
-
D.
Hình 4
Đáp án : D
Ném quả bóng lên => Lực ném sẽ lớn hơn trọng lực của bóng
=> hình 4 - đúng
Một quả bóng khối lượng \(0,5{\rm{ }}kg\) được treo vào đầu một sợi dây, phải giữ đầu dây với một lực bằng bao nhiêu để quả bóng nằm cân bằng.
-
A.
0,5 N
-
B.
Nhỏ hơn 0,5 N
-
C.
5N
-
D.
Nhỏ hơn 5N
Đáp án : C
+ Xác định trọng lực của quả bóng: \(P = 10m\)
+ Vận dụng định nghĩa về lực cân bằng
+ Trọng lực của quả bóng: \(P = 10m = 10.0,5 = 5N\)
+ Để quả bóng cân bằng, cần phải giữ đầu dây một lực \(F = P = 5N\)