Đề kiểm tra giữa học kì 2 Toán 5 Chân trời sáng tạo - Đề số 1

Kết quả điều tra về sự yêu thích các loại quả của 200 học sinh ... Một bánh xe lăn 200 vòng được một đoạn đường dài 942 m

Đề bài

I. Trắc nghiệm
Chọn chữ đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1 :

Tỉ số phần trăm của 7 và 40 là:

  • A.

    1,75%

  • B.

    17,5%

  • C.

    35%

  • D.

    24%

Câu 2 :

Số đo 0,045 m3 đọc là:

  • A.

    Không phẩy bốn lăm mét khối.

  • B.

    Bốn mươi lăm phần trăm mét khối.

  • C.

    Không phẩy không trăm bốn mươi lăm mét khối.

  • D.

    Không phẩy không trăm bốn mươi lăm mét.       

Câu 3 :

Kết quả điều tra về sự yêu thích các loại quả của 200 học sinh được thể hiện trên biểu đồ hình quạt bên dưới. Trong 200 học sinh đó, số học sinh yêu thích quả nho là:

  • A.

    30 học sinh

  • B.

    50 học sinh

  • C.

    70 học sinh

  • D.

    40 học sinh

Câu 4 :

Trong các hình dưới đây, hình nào là hình khai triển của hình hộp chữ nhật?

  • A.

    Hình A

  • B.

    Hình B

  • C.

    Hình C

  • D.

    Hình D

Câu 5 :

Một bánh xe lăn 200 vòng được một đoạn đường dài 942 m. Đường kính của bánh xe đó là?

  • A.

    0,75 m

  • B.

    1,5 m

  • C.

    2,355 m

  • D.

    4,71 m

Câu 6 :

Diện tích toàn phần hình lập phương có cạnh là 8 dm là:

  • A.

    512 dm2

  • B.

    256 dm2

  • C.

    384 dm2

  • D.

    128 dm2

II. Tự luận

Lời giải và đáp án

I. Trắc nghiệm
Chọn chữ đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1 :

Tỉ số phần trăm của 7 và 40 là:

  • A.

    1,75%

  • B.

    17,5%

  • C.

    35%

  • D.

    24%

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số, ta làm như sau:

- Tìm thương của hai số.

- Nhân thương của hai số đó với 100 và viết thêm kí hiệu % vào bên phải tích tìm được.

Lời giải chi tiết :

Tỉ số phần trăm của 7 và 40 là 7 : 40 = 0,175 = 17,5%

Câu 2 :

Số đo 0,045 m3 đọc là:

  • A.

    Không phẩy bốn lăm mét khối.

  • B.

    Bốn mươi lăm phần trăm mét khối.

  • C.

    Không phẩy không trăm bốn mươi lăm mét khối.

  • D.

    Không phẩy không trăm bốn mươi lăm mét.       

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Khi đọc số đo thể tích, ta đọc số trước rồi đọc kí hiệu đơn vị đo thể tích.

Lời giải chi tiết :

Số đo 0,045 m3 đọc là: Không phẩy không trăm bốn mươi lăm mét khối.

Câu 3 :

Kết quả điều tra về sự yêu thích các loại quả của 200 học sinh được thể hiện trên biểu đồ hình quạt bên dưới. Trong 200 học sinh đó, số học sinh yêu thích quả nho là:

  • A.

    30 học sinh

  • B.

    50 học sinh

  • C.

    70 học sinh

  • D.

    40 học sinh

Đáp án : A

Phương pháp giải :

1. Quan sát biểu đồ xác định số phần trăm học sinh yêu thích quả nho

2. Số học sinh yêu thích quả nho = tổng số học sinh : 100 x số phần trăm học sinh yêu thích quả nho

Lời giải chi tiết :

Trong 200 học sinh, số học sinh yêu thích quả nho là:

200 : 100 x 15 = 30 (học sinh)

Câu 4 :

Trong các hình dưới đây, hình nào là hình khai triển của hình hộp chữ nhật?

  • A.

    Hình A

  • B.

    Hình B

  • C.

    Hình C

  • D.

    Hình D

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Hình hộp chữ nhật có 4 mặt bên và 2 mặt đáy đều là hình chữ nhật.

Lời giải chi tiết :

Hình A là hình khai triển của hình hộp chữ nhật.

Câu 5 :

Một bánh xe lăn 200 vòng được một đoạn đường dài 942 m. Đường kính của bánh xe đó là?

  • A.

    0,75 m

  • B.

    1,5 m

  • C.

    2,355 m

  • D.

    4,71 m

Đáp án : B

Phương pháp giải :

1. Tìm đoạn đường khi bánh xe lăn 1 vòng

2. Đoạn đường khi bánh xe lăn 1 vòng = chu vi bánh xe

3. Đường kính của bánh xe = Chu vi bánh xe : 3,14

Lời giải chi tiết :

Đoạn đường khi bánh xe lăn 1 vòng là: 942 : 200 = 4,71 (m)

Đoạn đường khi bánh xe lăn 1 vòng chính là chu vi bánh xe.

Đường kính của bánh xe là:

4,71 : 3,14 = 1,5 (m)

Câu 6 :

Diện tích toàn phần hình lập phương có cạnh là 8 dm là:

  • A.

    512 dm2

  • B.

    256 dm2

  • C.

    384 dm2

  • D.

    128 dm2

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Diện tích toàn phần hình lập phương = cạnh x cạnh x 6

Lời giải chi tiết :

Diện tích toàn phần hình lập phương có cạnh là 8 dm là: 8 x 8 x 6 = 384 (dm2)

II. Tự luận
Phương pháp giải :

- Đặt tính rồi tính như với phép tính số tự nhiên.

- Khi tính sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng.

- Nếu số đo thời gian ở đơn vị bé có thể chuyển đổi sang đơn vị lớn thì ta thực hiện chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn.

Lời giải chi tiết :

Phương pháp giải :

Áp dụng cách đổi: 1dm3 = 1 000 cm3 ; 1m3 = 1 000 dm3

Lời giải chi tiết :

a) 6 dm3 = 6 000 cm3                                                        

b) 8m3 52dm3 = 8,052 m3                                              

c) 3,7 m3 = 3 700 dm3                                                                 

d) 3dm3 25cm3 = 3,025 dm3  

e) 12,087m3 = 12 087 dm3

f) 73 054 cm3 = 73,054 dm3

Phương pháp giải :

- Tìm số mét vải bị co lại

- Tìm chiều dài tấm vải sau khi giặt = Chiều dài tấm vải ban đầu - số mét vải bị co lại

Lời giải chi tiết :

Sau khi giặt, tấm vải bị co lại số mét là:

24,5 : 100 x 2 = 0,49 (m)

Sau khi giặt, tấm vải dài số mét là:

24,5 – 0,49 = 24,01 (m)

Đáp số: 24,01 mét

Phương pháp giải :

a) Diện tích phần lát gạch chính là diện tích xung quanh của hồ bơi.

1. Đổi 12 dm sang đơn vị m

2. Diện tích phần lát gạch = (chiều dài + chiều rộng) x 2 x chiều sâu

b) Thể tích hồ bơi = chiều dài x chiều rộng x chiều sâu

    Đổi từ đơn vị m3 sang đơn vị lít

Lời giải chi tiết :

a) Diện tích phần lát gạch chính là diện tích xung quanh và diện tích đáy của hồ bơi.

Đổi: 12 dm = 1,2 m

Diện tích xung quanh của hồ bơi là:

     (20 + 10) x 2 x 1,2 = 72 (m2)

Diện tích đáy hồ là:

20 x 10 = 200 (m2)

Diện tích phần lát gạch là:

72 + 200 = 272 (m2)

b) Hồ bơi đó có thể chứa được nhiều nhất số lít nước là:

     20 x 10 x 1,2 = 240 (m3) = 240 000 lít

            Đáp số: a) 272 m2

                       b) 240 000 lít