Đề kiểm tra giữa học kì 2 - Đề số 1

Đề bài

Câu 1 :

Nội dung cơ bản của Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp ở Tuyên Quang từ ngày 14 đến ngày 15-8-1945 là

  • A.

    Quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành lấy chính quyền trước khi quân Đồng minh vào

     

  • B.

    Đề ra chính sách đối nội, đội ngoại sẽ thực hiện sau khi giành chính quyền

     

  • C.

    Xác định phương châm chỉ đạo khởi nghĩa

     

  • D.

    Thành lập ủy ban khởi nghĩa toàn quốc

Câu 2 :

“Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già người trẻ, không chia tôn giáo đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc” Đoạn văn trên phản ánh nội dung nào trong đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng?

  • A.

    Kháng chiến toàn dân

  • B.

    Kháng chiến toàn diện

  • C.

    Kháng chiến trường kì

  • D.

    Kháng chiến lâu dài

Câu 3 :

Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 có tác động như thế nào đến việc giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối cách mạng ở Việt Nam?

 

  • A.

    Mở đường cho việc giải quyết khủng hoảng đường lối ở Việt Nam.

     

  • B.

    Xác định một con đường cứu nước mới cho dân tộc

     

  • C.

    Chấm dứt thời kì khủng hoảng đường lối của cách mạng Việt Nam.

     

  • D.

    Là bước chuẩn bị đầu tiên cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Câu 4 :

Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của cao trào kháng Nhật cứu nước?

 

  • A.

    Lực lượng cách mạng được củng cố, phát triển vượt bậc

     

  • B.

    Tập dượt quần chúng đấu tranh

     

  • C.

    Thúc đẩy thời cơ cách mạng chín muồi

     

  • D.

    Báo hiệu giờ hành động quyết định đã đến

Câu 5 :

Sự kiện nào đã giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định “Muốn cứu nước giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản”?

  • A.

    Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đến tư tưởng cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.

  • B.

    Đưa yêu sách đến Hội nghị Véc xai (18-6-1919).

  • C.

    Đọc sơ thảo luận cương của Lê nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920).

  • D.

    Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12-1920).

Câu 6 :

Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam có sự tham gia của các tổ chức cộng sản nào?

 

  • A.

    Đông Dương cộng sản Đảng, An Nam cộng sản Đảng.

     

  • B.

    Đông Dương cộng sản Đảng, An Nam cộng sản Đàng. Đông Dương cộng sản Liên đoàn.

     

  • C.

    Đông Dương cộng sản Đảng, Đông Dương cộng sản Liên đoàn.

     

  • D.

    An Nam cộng sản Đảng Đông Dương cộng sản Liên đoàn.

Câu 7 :

Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ đã tạo ra nguy cơ gì đối với thực dân Pháp ở Đông Dương?

 

  • A.

    Phong trào cách mạng ở thuộc địa bùng nổ, bị Nhật hất cẳng

     

  • B.

    Bị phát xít Đức tiêu diệt

     

  • C.

    Phải chia sẻ quyền lợi ở Đông Dương với phát xít Nhật

     

  • D.

    Nguồn thu lợi nhuận từ Đông Dương bị suy giảm

Câu 8 :

Tháng 7-1928, tầng lớp tiểu tư sản tri thức Việt Nam đã thành lập

 

  • A.

    Hội phục Việt

     

  • B.

    Hội hưng Nam

     

  • C.

    Tân Việt Cách mạng Đảng

     

  • D.

    Việt Nam nghĩa đoàn

Câu 9 :

Sự ra đời và lên nắm quyền của chủ nghĩa phát xít ở một số quốc gia đã tạo ra nguy cơ gì đối với nhân loại?

 

  • A.

    Chiến tranh cục bộ

     

  • B.

    Chiến tranh hạt nhân

     

  • C.

    Chiến tranh xâm lược

     

  • D.

    Chiến tranh thế giới

Câu 10 :

Từ thu - đông 1954, hướng tiến công của quân Pháp theo kế hoạch Nava sẽ có sự thay đổi như thế nào?

 

  • A.

    Chuyển hướng tiến công ra Bắc Bộ

     

  • B.

    Chuyển hướng tiến công lên Tây Nguyên

     

  • C.

    Chuyển hướng tiến công lên Bắc Đông Dương

     

  • D.

    Tiếp tục tiến công ở Trung Bộ và Nam Đông Dương

Câu 11 :

Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2 – 1951) đã quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai lấy tên mới là

 

  • A.

    Đảng Cộng sản Đông Dương

     

  • B.

    Đảng Lao động Việt Nam

     

  • C.

    Đảng Lao động Đông Dương

     

  • D.

    Đảng Cộng sản Việt Nam

Câu 12 :

Cuộc chiến đấu nào của quân nhân Việt Nam đã tạo điều kiện để cả nước đi vào cuộc kháng chiến chống Pháp lâu dài?

 

  • A.

    Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16

     

  • B.

    Chiến dịch Việt Bắc thu- đông

     

  • C.

    Chiến dịch Biên giới thu- đông

     

  • D.

    Chiến dịch trung du và đồng bằng Bắc Bộ

Câu 13 :

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã tác động như thế nào đến xã hội Việt Nam?

 

  • A.

    Làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của nhân dân

     

  • B.

    Thực dân Pháp tăng cường khủng bố các phong trào đấu tranh

     

  • C.

    Mâu thuẫn giai cấp ngày càng thêm gay gắt.

     

  • D.

    Nhiều công nhân bị sa thải, những người có việc làm thì đồng lương bị cắt giảm

Câu 14 :

Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam thời kì 1939 - 1945 là gì?

 

  • A.

    Đánh đổ đế quốc, phát xít xâm lược giành độc lập dân tộc

     

  • B.

    Đánh đổ các giai cấp bóc lột giành quyền tự do dân chủ

     

  • C.

    Lật đổ chế độ phong kiến giành ruộng đất cho dân cày

     

  • D.

    Lật đổ chế độ phản động thuộc địa cải thiện dân sinh

Câu 15 :

Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là

 

  • A.

    Báo Thanh niên.

     

  • B.

    Tác phẩm "Đường Kách Mệnh".

     

  • C.

    "Bản án chế độ thực dân Pháp".

     

  • D.

    Báo "Người cùng khổ".

Câu 16 :

Đâu không phải là phong trào được tiến hành trong cuộc vận động dân chủ 1936-1939?

 

  • A.

    Đông Dương đại hội

     

  • B.

    Đón phái viên và toàn quyền mới

     

  • C.

    Đấu tranh báo chí

     

  • D.

    Cuộc tấn công vào khu Đấu Xảo (Hà Nội)

Câu 17 :

Việc kí kết hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) có tác động như thế nào đến quân Trung Hoa Dân Quốc?

 

  • A.

    Đẩy nhanh 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc ra khỏi Việt Nam

     

  • B.

    Vô hiệu hóa quân đội Pháp, tạo điều kiện để tiêu diệt Trung Hoa Dân Quốc

     

  • C.

    Lợi dụng được Trung Hoa Dân Quốc để đánh Pháp

     

  • D.

    Tập trung lực lượng để đối phó với Trung Hoa Dân Quốc

Câu 18 :

Vì sao cho đến năm 1929 yêu cầu thành lập một đảng cộng sản ở Việt Nam lại đặt ra cấp thiết?

  • A.

    Do yêu cầu cần phải giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối

  • B.

    Do sự phát triển của phong trào dân tộc dân chủ cần có tổ chức lãnh đạo

  • C.

    Do sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới

  • D.

    Do sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản

Câu 19 :

Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đối với Việt Nam?

 

  • A.

    Lật đổ nền thống trị của thực dân, phong kiến, đem lại độc lập tự do cho dân tộc

     

  • B.

    Mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc- kỉ nguyên độc lập, tự do

     

  • C.

    Buộc Pháp công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam

     

  • D.

    Cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa

Câu 20 :

Đâu không phải là những biện pháp được Pháp thực hiện trước khi kế hoạch Nava bị đảo lộn?

  • A.

    Tăng cường viện binh cho Đông Đương

  • B.

    Tập trung 44 tiểu đoàn quân cơ động ở đồng bằng Bắc Bộ

  • C.

    Mở các cuộc tiến công vào Ninh Bình, Thanh Hóa để phá kế hoạch tiến công của ta

  • D.

    Tập trung lực lượng xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ

Câu 21 :

Căn cứ địa nào được xem là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới trước khi diễn ra cách mạng tháng Tám?

 

  • A.

    Cao Bằng

     

  • B.

    Bắc Sơn- Võ Nhai

     

  • C.

    Cao- Bắc- Lạng

     

  • D.

    Khu giải phóng Việt Bắc

Câu 22 :

Vì sao có thể khẳng định Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 là một bản cương lĩnh đúng đắn, sáng tạo?

 

  • A.

    Phù hợp với thực tế lịch sử Việt Nam

     

  • B.

    Phù hợp với quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin và thực tế Việt Nam

     

  • C.

    Vân dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam

     

  • D.

    Giải quyết đúng yêu cầu lịch sử và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin

Câu 23 :

Nguyên nhân sâu xa nào sau đây dẫn tới sự bùng nổ phong trào 1930-1931?

  • A.

    Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933

  • B.

    Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới

  • C.

    Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt

  • D.

    Sự ra đời và lãnh đạo cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

Câu 24 :

Đâu không phải là lý do để phát xít Nhật đồng ý bắt tay với thực dân Pháp khi mới vào Đông Dương?

 

  • A.

    Muốn lợi dụng Pháp để bóc lột nhân dân Đông Dương

     

  • B.

    Muốn dùng Pháp làm bia đỡ đạn cho những mâu thuẫn ở Đông Dương

     

  • C.

    Muốn mượn tay Pháp để đàn áp phong trào cách mạng Đông Dương

     

  • D.

    Không muốn đụng độ với Mĩ ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương

Câu 25 :

Nguyên nhân khách quan đưa tới thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là

  • A.

    Nhân dân Việt Nam có truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất

  • B.

    Sự lãnh đạo tài tình của Đảng cộng sản Đông Dương

  • C.

    Sự chuẩn bị chu đáo trong suốt 15 năm của Đảng cộng sản Đông Dương và nhân dân

  • D.

    Thắng lợi của quân Đồng minh trong cuộc chiến tranh chống phát xít

Câu 26 :

Sự dính líu của Mĩ và Liên Xô trong cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương (1945-1954) tác động như thế nào đến tính chất cuộc chiến?

 

  • A.

    Chiến tranh Đông Dương trở thành một vấn đề quốc tế, chịu tác động của cục diện 2 cực

     

  • B.

    Cuộc chiến tranh Đông Dương phát triển lên quy mô lớn

     

  • C.

    Chiến tranh Đông Dương trở nên khốc liệt hơn

     

  • D.

    Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn mới

Câu 27 :

Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954 đã khoét sâu vào điểm yếu nào của kế hoạch Nava?

 

  • A.

    mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán lực lượng

     

  • B.

    tính phi nghĩa của cuộc chiến tranh Đông Dương của thực dân Pháp

     

  • C.

    không thể tăng thêm quân số để xây dựng lực lượng mạnh

     

  • D.

    thời gian để xây dựng lực lượng, chuyển bại thành thắng quá ngắn (18 tháng)

Câu 28 :

Tác phẩm văn học được xuất bản năm 1925 do Nguyễn Ái Quốc viết nhằm tố cáo tội ác dã man của thực dân Pháp, thức tỉnh tinh thần đấu tranh của nhân dân Việt Nam?

 

  • A.

    Con rồng tre

     

  • B.

    Bản án chế độ thực dân Pháp

     

  • C.

    Vi hành

     

  • D.

    Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu

Câu 29 :

Loại quả nào đã được quân dân ta sử dụng như một loại vũ khí trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947?

 

  • A.

    Bưởi

     

  • B.

    Dừa

     

  • C.

    Cam

     

  • D.

    Chanh

Câu 30 :

Cuộc vận động dân chủ 1936-1939 đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho Đảng Cộng sản Đông Dương trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam ở giai đoạn sau?

 

  • A.

    Phải xây dựng một mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi

     

  • B.

    Kết hợp nhiều hình thức đấu tranh phong phú

     

  • C.

    Nhạy bén trong giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề chiến lược và sách lược

     

  • D.

    Phải biết tranh thủ những điều kiện khách quan thuận lợi

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Nội dung cơ bản của Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp ở Tuyên Quang từ ngày 14 đến ngày 15-8-1945 là

  • A.

    Quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành lấy chính quyền trước khi quân Đồng minh vào

     

  • B.

    Đề ra chính sách đối nội, đội ngoại sẽ thực hiện sau khi giành chính quyền

     

  • C.

    Xác định phương châm chỉ đạo khởi nghĩa

     

  • D.

    Thành lập ủy ban khởi nghĩa toàn quốc

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp ở Tân Trào- Tuyên Quang từ ngày 14 đến 15-8-1945 đã quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành lấy chính quyền trước khi quân Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật

Câu 2 :

“Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già người trẻ, không chia tôn giáo đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc” Đoạn văn trên phản ánh nội dung nào trong đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng?

  • A.

    Kháng chiến toàn dân

  • B.

    Kháng chiến toàn diện

  • C.

    Kháng chiến trường kì

  • D.

    Kháng chiến lâu dài

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đoạn văn trên phản ánh đường lối kháng chiến toàn dân của Trung ương Đảng trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp: huy động toàn dân tham gia cuộc kháng chiến không phân biệt giai cấp, tầng lớp, tuổi tác, tôn giáo, dân tộc…để tạo ra sức mạnh tổng hợp đánh thắng kẻ thù xâm lược

Câu 3 :

Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 có tác động như thế nào đến việc giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối cách mạng ở Việt Nam?

 

  • A.

    Mở đường cho việc giải quyết khủng hoảng đường lối ở Việt Nam.

     

  • B.

    Xác định một con đường cứu nước mới cho dân tộc

     

  • C.

    Chấm dứt thời kì khủng hoảng đường lối của cách mạng Việt Nam.

     

  • D.

    Là bước chuẩn bị đầu tiên cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 đã chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng ở Việt Nam. Từ đây cách mạng Việt Nam thuộc quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp công nhân mà đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam

Câu 4 :

Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của cao trào kháng Nhật cứu nước?

 

  • A.

    Lực lượng cách mạng được củng cố, phát triển vượt bậc

     

  • B.

    Tập dượt quần chúng đấu tranh

     

  • C.

    Thúc đẩy thời cơ cách mạng chín muồi

     

  • D.

    Báo hiệu giờ hành động quyết định đã đến

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Qua cao trào kháng Nhật cứu nước, lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng được củng cố, phát triển vượt bậc, làm cho kẻ thù hoang mang suy yếu, thúc đẩy thời cơ cách mạng chín muồi. cao trào kháng Nhật cứu nước đã tập dượt cho quần chúng đấu tranh, báo hiệu giờ hành động quyết định sắp đến.

Câu 5 :

Sự kiện nào đã giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định “Muốn cứu nước giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản”?

  • A.

    Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đến tư tưởng cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.

  • B.

    Đưa yêu sách đến Hội nghị Véc xai (18-6-1919).

  • C.

    Đọc sơ thảo luận cương của Lê nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920).

  • D.

    Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12-1920).

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đã đọc Sơ thào lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin. Bản luận cương đã giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định “Muốn cứu nước giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản”. Sự kiện này đánh dấu Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam, đó là con đường cách mạng vô sản.

Câu 6 :

Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam có sự tham gia của các tổ chức cộng sản nào?

 

  • A.

    Đông Dương cộng sản Đảng, An Nam cộng sản Đảng.

     

  • B.

    Đông Dương cộng sản Đảng, An Nam cộng sản Đàng. Đông Dương cộng sản Liên đoàn.

     

  • C.

    Đông Dương cộng sản Đảng, Đông Dương cộng sản Liên đoàn.

     

  • D.

    An Nam cộng sản Đảng Đông Dương cộng sản Liên đoàn.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tại Hội nghị hợp nhất Đảng năm 1930 có sự tham gia của hội viên tổ chức Đông Dương cộng sản Đảng và An Nam cộng sản Đảng.

Câu 7 :

Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ đã tạo ra nguy cơ gì đối với thực dân Pháp ở Đông Dương?

 

  • A.

    Phong trào cách mạng ở thuộc địa bùng nổ, bị Nhật hất cẳng

     

  • B.

    Bị phát xít Đức tiêu diệt

     

  • C.

    Phải chia sẻ quyền lợi ở Đông Dương với phát xít Nhật

     

  • D.

    Nguồn thu lợi nhuận từ Đông Dương bị suy giảm

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, thực dân Pháp đứng trước 2 nguy cơ lớn:

- Ngọn lửa cách mạng giải phóng của nhân dân Đông Dương sớm muộn sẽ bùng cháy vì chiến tranh sẽ làm cho nước Pháp bận rộn và suy yếu

- Phát xít Nhật đang lăm le hất cẳng Pháp ở Đông Dương

Câu 8 :

Tháng 7-1928, tầng lớp tiểu tư sản tri thức Việt Nam đã thành lập

 

  • A.

    Hội phục Việt

     

  • B.

    Hội hưng Nam

     

  • C.

    Tân Việt Cách mạng Đảng

     

  • D.

    Việt Nam nghĩa đoàn

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Năm 1925, một số tù chính trị cũ ở Trung Kì và một nhóm sinh viên trường Cao đằng Sư phạn Hà Nội đã lập ra Hội Phục Việt. Sau nhiều lần đổi tên, đến tháng 7-1928, Tân Việt Cách mạng Đảng được thành lập

Câu 9 :

Sự ra đời và lên nắm quyền của chủ nghĩa phát xít ở một số quốc gia đã tạo ra nguy cơ gì đối với nhân loại?

 

  • A.

    Chiến tranh cục bộ

     

  • B.

    Chiến tranh hạt nhân

     

  • C.

    Chiến tranh xâm lược

     

  • D.

    Chiến tranh thế giới

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào nguy cơ chủ nghĩa phát xít tạo ra cho nhân loại để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX, chủ nghĩa phát xít đã lên cầm quyền ở một số nước như Đức, Italia, Nhật Bản ráo riết chạy đua vũ trang, đẩy nhân loại đứng trước nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới (sau là Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945))

Câu 10 :

Từ thu - đông 1954, hướng tiến công của quân Pháp theo kế hoạch Nava sẽ có sự thay đổi như thế nào?

 

  • A.

    Chuyển hướng tiến công ra Bắc Bộ

     

  • B.

    Chuyển hướng tiến công lên Tây Nguyên

     

  • C.

    Chuyển hướng tiến công lên Bắc Đông Dương

     

  • D.

    Tiếp tục tiến công ở Trung Bộ và Nam Đông Dương

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Bước thứ hai của kế hoạch Nava: từ thu- đông 1954, chuyển lực lượng ra chiến trường Bắc Bộ, thực hiện tiến công chiến lược, cố giành thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta phải đàm phán với những điều kiện có lợi cho chúng nhằm kết thúc chiến tranh.

Câu 11 :

Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2 – 1951) đã quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai lấy tên mới là

 

  • A.

    Đảng Cộng sản Đông Dương

     

  • B.

    Đảng Lao động Việt Nam

     

  • C.

    Đảng Lao động Đông Dương

     

  • D.

    Đảng Cộng sản Việt Nam

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tại Đại hội đại biểu lần thứ II (1951) đã quyết định tách Đảng Cộng sản Đông Dương để thành lập ở một nước Việt Nam, Lào, Campuchia một Đảng Mác - Lênin riêng. Ở Việt Nam, Đại hội quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam.

Câu 12 :

Cuộc chiến đấu nào của quân nhân Việt Nam đã tạo điều kiện để cả nước đi vào cuộc kháng chiến chống Pháp lâu dài?

 

  • A.

    Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16

     

  • B.

    Chiến dịch Việt Bắc thu- đông

     

  • C.

    Chiến dịch Biên giới thu- đông

     

  • D.

    Chiến dịch trung du và đồng bằng Bắc Bộ

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào ý nghĩa các sự kiện diễn ra cuối năm 1946- đầu năm 1947 để trả lời

Lời giải chi tiết :

Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 đã tạo điều kiện cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài, bước đầu làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.

Câu 13 :

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã tác động như thế nào đến xã hội Việt Nam?

 

  • A.

    Làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của nhân dân

     

  • B.

    Thực dân Pháp tăng cường khủng bố các phong trào đấu tranh

     

  • C.

    Mâu thuẫn giai cấp ngày càng thêm gay gắt.

     

  • D.

    Nhiều công nhân bị sa thải, những người có việc làm thì đồng lương bị cắt giảm

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của nhân dân

- Nông dân phải chịu cảnh thuế cao, vay nợ nặng lãi, nông phẩm phải bán với giá thấp.

- Công nhân bị thất nghiệp, đồng lương giảm sút

- Tiểu tư sản đời sống bấp bênh

- Tư sản dân tộc gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh.

Câu 14 :

Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam thời kì 1939 - 1945 là gì?

 

  • A.

    Đánh đổ đế quốc, phát xít xâm lược giành độc lập dân tộc

     

  • B.

    Đánh đổ các giai cấp bóc lột giành quyền tự do dân chủ

     

  • C.

    Lật đổ chế độ phong kiến giành ruộng đất cho dân cày

     

  • D.

    Lật đổ chế độ phản động thuộc địa cải thiện dân sinh

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tình hình Việt Nam giai đoạn 1939-1945 để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết :

Dưới ách thống trị của đế quốc phát xít Pháp - Nhật, mâu thuẫn dân tộc phát triển rất gay gắt. Do đó nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam thời kì 1939-1945 là đánh đổ đế quốc, phát xít xâm lược giành độc lập dân tộc.

Câu 15 :

Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là

 

  • A.

    Báo Thanh niên.

     

  • B.

    Tác phẩm "Đường Kách Mệnh".

     

  • C.

    "Bản án chế độ thực dân Pháp".

     

  • D.

    Báo "Người cùng khổ".

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niênbáo Thanh niên.

Câu 16 :

Đâu không phải là phong trào được tiến hành trong cuộc vận động dân chủ 1936-1939?

 

  • A.

    Đông Dương đại hội

     

  • B.

    Đón phái viên và toàn quyền mới

     

  • C.

    Đấu tranh báo chí

     

  • D.

    Cuộc tấn công vào khu Đấu Xảo (Hà Nội)

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Các phong trào diễn ra trong cuộc vận động dân chủ 1936-1939 là

- Phong trào Đông Dương đại hội

- Đón phái viên và toàn quyền mới

- Các cuộc bãi công của công nhân, mít tinh, biểu tình của nhân dân lao động tiêu biểu là cuộc mít tinh ở khu Đấu Xảo (Hà Nội) ngày 1-5-1938

- Đấu tranh báo chí

=> Ở khu Đấu Xảo (Hà Nội) không diễn ra cuộc tấn công mang tính vũ trang nào mà chỉ sử dụng hình thức mít tinh, hô vang khẩu hiệu đòi tự do thành lập hội ái hữu, nghiệp đoàn, đòi thi hành triệt để luật lao động, …

Câu 17 :

Việc kí kết hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) có tác động như thế nào đến quân Trung Hoa Dân Quốc?

 

  • A.

    Đẩy nhanh 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc ra khỏi Việt Nam

     

  • B.

    Vô hiệu hóa quân đội Pháp, tạo điều kiện để tiêu diệt Trung Hoa Dân Quốc

     

  • C.

    Lợi dụng được Trung Hoa Dân Quốc để đánh Pháp

     

  • D.

    Tập trung lực lượng để đối phó với Trung Hoa Dân Quốc

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) kí kết giữa Việt Nam với Pháp đã đẩy nhanh 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc về nước.

Câu 18 :

Vì sao cho đến năm 1929 yêu cầu thành lập một đảng cộng sản ở Việt Nam lại đặt ra cấp thiết?

  • A.

    Do yêu cầu cần phải giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối

  • B.

    Do sự phát triển của phong trào dân tộc dân chủ cần có tổ chức lãnh đạo

  • C.

    Do sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới

  • D.

    Do sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Cuối những năm 20 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân yêu nước khác phát triển, kết thành một làn sóng dân tộc, dân chủ ngày càng lan rộng. Sự phát triển đó đặt ra yêu cầu phải có một tổ chức mới thay thế cho Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên để tiếp tục lãnh đạo quần chúng đấu tranh. => Ba tổ chức cộng sản lần lượt ra đời vào năm 1929, nhưng lại hoạt động riêng rẽ và đả kích lẫn nhau. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu khách quan trên yêu cầu thành lập một đảng cộng sản ở Việt Nam là cấp thiết. 

Câu 19 :

Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đối với Việt Nam?

 

  • A.

    Lật đổ nền thống trị của thực dân, phong kiến, đem lại độc lập tự do cho dân tộc

     

  • B.

    Mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc- kỉ nguyên độc lập, tự do

     

  • C.

    Buộc Pháp công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam

     

  • D.

    Cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam chỉ lật đổ nền thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật nhưng chưa buộc được Pháp công nhận các quyền dân tôc cơ bản của Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

Pháp công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam là khi kí Hiệp định Giơnevơ (1954)

Câu 20 :

Đâu không phải là những biện pháp được Pháp thực hiện trước khi kế hoạch Nava bị đảo lộn?

  • A.

    Tăng cường viện binh cho Đông Đương

  • B.

    Tập trung 44 tiểu đoàn quân cơ động ở đồng bằng Bắc Bộ

  • C.

    Mở các cuộc tiến công vào Ninh Bình, Thanh Hóa để phá kế hoạch tiến công của ta

  • D.

    Tập trung lực lượng xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Để thực hiện kế hoạch Nava, thực dân Pháp đã tăng thêm ở Đông Dương 12 tiểu đoàn bộ binh đưa từ Pháp và Bắc Phi sang, đồng thời xin Mĩ tăng thêm viện trợ. Từ thu - đông 1953, Nava tập trung ở Đồng Bằng Bắc Bộ 44 tiểu đoàn cơ động, tiến hành những cuộc càn quét nhằm bình định vùng chiếm đóng, mở rộng hoạt động thổ phỉ, biệt kích ở vùng rừng núi biên giới phía Bắc, mở cuộc tiến công lớn vào Ninh Bình, Thanh Hóa…để phá kế hoạch tiến công của ta.

Câu 21 :

Căn cứ địa nào được xem là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới trước khi diễn ra cách mạng tháng Tám?

 

  • A.

    Cao Bằng

     

  • B.

    Bắc Sơn- Võ Nhai

     

  • C.

    Cao- Bắc- Lạng

     

  • D.

    Khu giải phóng Việt Bắc

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ngày 4-6-1945, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, khu giải phóng Việt Bắc được thành lập, bao gồm các tỉnh Cao- Bắc- Lạng- Hà- Tuyên- Thái. Tân Trào được chọn làm thủ đô của khu giải phóng. Nơi đây trở thành căn cứ địa chính của cách mạng cả nước và là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới.

Câu 22 :

Vì sao có thể khẳng định Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 là một bản cương lĩnh đúng đắn, sáng tạo?

 

  • A.

    Phù hợp với thực tế lịch sử Việt Nam

     

  • B.

    Phù hợp với quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin và thực tế Việt Nam

     

  • C.

    Vân dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam

     

  • D.

    Giải quyết đúng yêu cầu lịch sử và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào bối cảnh lịch sử Việt Nam và nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên (đầu năm 1930) để phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết :

- Tính đúng đắn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 thể hiện ở sự phù hợp với thực tế, phản ánh đúng yêu cầu khách quan của lịch sử khi hoạch định cho Việt Nam con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong khi các con đường cứu nước khác đã thất bại và đề ra những biện pháp thích hợp để đi tới con đường đó.

- Tính sáng tạo trong Cương lĩnh thể hiện ở chỗ không giáo điều, dập khuôn máy móc lý luận đấu tranh giai cấp như ở các nước phương Tây, mà có sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin vào hoàn cảnh thực tế Việt Nam.

=> Có thể khẳng định Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 là một bản cương lĩnh đúng đắn, sáng tạo vì: giải quyết đúng yêu cầu lịch sử và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin.

Câu 23 :

Nguyên nhân sâu xa nào sau đây dẫn tới sự bùng nổ phong trào 1930-1931?

  • A.

    Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933

  • B.

    Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới

  • C.

    Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt

  • D.

    Sự ra đời và lãnh đạo cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt là nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ phong trào 1930-1931.  Hậu quả lớn nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 là làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân. Đầu năm 1930 sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam Quốc dân đảng lãnh đạo, chính quyền thực dân tăng cường các hoạt động khủng bố những người Việt Nam yêu nước. Tình hình kinh tế - xã hội trên đã khiến cho mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, tay sai phát triển gay gắt.

Câu 24 :

Đâu không phải là lý do để phát xít Nhật đồng ý bắt tay với thực dân Pháp khi mới vào Đông Dương?

 

  • A.

    Muốn lợi dụng Pháp để bóc lột nhân dân Đông Dương

     

  • B.

    Muốn dùng Pháp làm bia đỡ đạn cho những mâu thuẫn ở Đông Dương

     

  • C.

    Muốn mượn tay Pháp để đàn áp phong trào cách mạng Đông Dương

     

  • D.

    Không muốn đụng độ với Mĩ ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tháng 9-1940 Nhật vào Đông Dương. Tuy nhiên phát xít Nhật đã không lật đổ ngay thực dân Pháp mà lại bắt tay với Pháp vì:

- Người Pháp đã xây dựng được ở Đông Dương một bộ máy cai trị hoàn thiện mà Nhật có thể lợi dụng để vơ vét, bóc lột các tiềm lực của Đông Dương và đàn áp các phong trào đấu tranh;

- Dồng thời cũng tránh nguy cơ lộ tham vọng xâm lược, biến Đông Dương thành hậu phương, căn cứ chiến tranh của Nhật ở Châu Á- Thái Bình Dương

Câu 25 :

Nguyên nhân khách quan đưa tới thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là

  • A.

    Nhân dân Việt Nam có truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất

  • B.

    Sự lãnh đạo tài tình của Đảng cộng sản Đông Dương

  • C.

    Sự chuẩn bị chu đáo trong suốt 15 năm của Đảng cộng sản Đông Dương và nhân dân

  • D.

    Thắng lợi của quân Đồng minh trong cuộc chiến tranh chống phát xít

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết :

Thắng lợi của quân Đồng minh trong cuộc trong cuộc chiến tranh chống phát xít đã cổ vũ tinh thần, củng cố niềm tin cho nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, tạo điều kiện khách quan thuận lợi để nhân dân Việt Nam đứng lên Tổng khởi nghĩa

Câu 26 :

Sự dính líu của Mĩ và Liên Xô trong cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương (1945-1954) tác động như thế nào đến tính chất cuộc chiến?

 

  • A.

    Chiến tranh Đông Dương trở thành một vấn đề quốc tế, chịu tác động của cục diện 2 cực

     

  • B.

    Cuộc chiến tranh Đông Dương phát triển lên quy mô lớn

     

  • C.

    Chiến tranh Đông Dương trở nên khốc liệt hơn

     

  • D.

    Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn mới

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào bối cảnh thế giới và Việt Nam sau năm 1945 để nhận xét, đánh giá.

Lời giải chi tiết :

Sự dính líu của Mĩ vào cuộc chiến tranh Đông Dương và việc Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khiến cho cuộc Chiến tranh Đông Dương không chỉ còn là vấn đề giữa Pháp - Việt Nam mà đã trở thành một vấn đề quốc tế, chịu tác động của cục diện 2 cực, 2 phe.

Câu 27 :

Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954 đã khoét sâu vào điểm yếu nào của kế hoạch Nava?

 

  • A.

    mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán lực lượng

     

  • B.

    tính phi nghĩa của cuộc chiến tranh Đông Dương của thực dân Pháp

     

  • C.

    không thể tăng thêm quân số để xây dựng lực lượng mạnh

     

  • D.

    thời gian để xây dựng lực lượng, chuyển bại thành thắng quá ngắn (18 tháng)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm của kế hoạch Nava và phương hướng chiến lược của Đảng trong Đông – xuân 1953 - 1954 để đánh giá, nhận xét.

Lời giải chi tiết :

Hạn chế cơ bản của kế hoạch Nava là mâu thuẫn giữa tập trung lực lượng để đánh và phân tán lực lượng để giữ. Cuộc tiến công chiến lược Đông - xuân 1953-1954 đã làm phân tán cao độ khối cơ động chiến lược của địch, khoét sâu vào điểm yếu của kế hoạch Nava. Từ kế hoạch ban đầu là tập trung quân đông ở Đồng bằng Bắc Bộ, Nava đã phải điều quân thành 5 nơi tập trung quân khác nhau => bước đầu kế hoạch Nava bị phá sản.

Câu 28 :

Tác phẩm văn học được xuất bản năm 1925 do Nguyễn Ái Quốc viết nhằm tố cáo tội ác dã man của thực dân Pháp, thức tỉnh tinh thần đấu tranh của nhân dân Việt Nam?

 

  • A.

    Con rồng tre

     

  • B.

    Bản án chế độ thực dân Pháp

     

  • C.

    Vi hành

     

  • D.

    Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Liên hệ kiến thức văn học để trả lời

Lời giải chi tiết :

Bản án chế độ thực dân Pháp là tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc được xuất bản năm 1925 gồm 12 chương. Tác phẩm đã tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân Việt Nam “thuế máu”, “phơi thây trên chiến trường châu Âu”, “đày đọa phụ nữ và trẻ em thuộc địa … Từ đó nhấn mạnh vào mâu thuẫn dân tộc, thức tỉnh tinh thần đấu tranh của nhân dân Việt Nam.

Câu 29 :

Loại quả nào đã được quân dân ta sử dụng như một loại vũ khí trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947?

 

  • A.

    Bưởi

     

  • B.

    Dừa

     

  • C.

    Cam

     

  • D.

    Chanh

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Liên hệ thực tế lịch sử để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Để dụ địch vào trận địa mai phục trên sông Lô, trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, quân dân ở Đoan Hùng đã sử dụng những quả bưởi sơn đen giả làm thủy lôi.

Câu 30 :

Cuộc vận động dân chủ 1936-1939 đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho Đảng Cộng sản Đông Dương trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam ở giai đoạn sau?

 

  • A.

    Phải xây dựng một mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi

     

  • B.

    Kết hợp nhiều hình thức đấu tranh phong phú

     

  • C.

    Nhạy bén trong giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề chiến lược và sách lược

     

  • D.

    Phải biết tranh thủ những điều kiện khách quan thuận lợi

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Cuộc vận động dân chủ 1936-1939 đã để lại bài học kinh nghiệm cho Đảng Cộng sản Đông Dương trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam ở giai đoạn sau là nắm bắt sự chuyển biến của tình hình để đề ra đường lối đấu tranh phù hợp, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa vấn đề chiến lược và sách lược. Vì đường lối đúng sẽ quyết định đến vấn đề tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh.

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Các bài khác cùng chuyên mục