Đề kiểm tra giữa học kì 1 - Đề số 4

Đề bài

Câu 1 :

Nhiệm vụ nào được đặt ra cho các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau khi giành độc lập?

  • A.

    xây dựng và phát triển đất nước.

     

  • B.

    thực hiện liên kết khu vực.

     

  • C.

    khắc phục hạn chế của xu thế toàn cầu hóa.

     

  • D.

    thắng thế trong cục diện Chiến tranh lạnh.

Câu 2 :

Cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946-1949) diễn ra giữa các lực lượng nào?

 

  • A.

    Phong kiến Mãn Thanh và Đảng Cộng sản Trung Quốc

     

  • B.

    Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc

     

  • C.

     

    Tập đoàn phong kiến quân phiệt ở phía Bắc và Đảng Cộng sản Trung Quốc

     

  • D.

    Tập đoàn phong kiến quân phiệt ở phía Bắc và Trung Hoa Dân Quốc

Câu 3 :

Nguyên nhân chủ yếu nào khiến Liên Xô phải tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1946-1950)?

  • A.

    Các nước đế quốc tiến hành bao vây cấm vận Liên Xô

     

  • B.

    Liên Xô chịu tổn thất nặng nề từ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai

     

  • C.

    Phong trào cách mạng thế giới phát triển cần có sự giúp đỡ của Liên Xô

     

  • D.

    Mĩ đang chuẩn bị phát động cuộc chiến tranh lạnh chống Liên Xô

Câu 4 :

 

Trọng tâm của đường lối cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978 là gì?

 

  • A.

    Lấy phát triển chính trị làm trung tâm.

     

  • B.

    Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.

     

  • C.

    Lấy phát triển quốc phòng làm trung tâm.

     

  • D.

    Lấy phát triển văn hóa làm trung tâm.

Câu 5 :

Điểm khác biệt cơ bản giữa phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh với châu Á, châu Phi ở đầu thế kỉ XIX là?

 

  • A.

    Kẻ thù

     

  • B.

    Phương pháp đấu tranh

     

  • C.

    Lực lượng tham gia

     

  • D.

    Kết quả

Câu 6 :

Công cuộc cải tổ ở Liên Xô bắt đầu được thực hiện từ năm 1985 nhằm mục đích gì?

  • A.

    Tăng cường quyền lực cho Đảng Cộng sản.

     

  • B.

    Xây dựng chủ nghĩa xã hội theo đúng ý nghĩa nhân văn tích cực của nó.

     

  • C.

    Đưa đất nước phát triển nhanh chóng về mọi mặt.

     

  • D.

    Củng cố sự vững mạnh của phe xã hội chủ nghĩa.

Câu 7 :

Đường lối cơ bản trong chính sách đối ngoại của Nhà nước Xô Viết từ năm 1945 đến năm 1991 là gì?

  • A.

    hòa bình, trung lập tích cực, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.

     

  • B.

    hòa bình, kiên quyết chống chính sách gây chiến của chủ nghĩa đế quốc

     

  • C.

    hòa bình, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới

     

  • D.

    hòa dịu, đi đầu trong việc ủng hộ phong trào dân tộc dân chủ

Câu 8 :

Đầu những năm 80 của thế kỉ XX, tình hình kinh tế của Liên Xô có điểm gì nổi bật?

  • A.

    Phát triển tương đối ổn định.

     

  • B.

    Phát triển xen lẫn khủng hoảng

     

  • C.

    Phát triển chậm

     

  • D.

    Trì trệ, khủng hoảng

Câu 9 :

Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ hai, Cuba lại được coi là “Lá cờ đầu” trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh?

 

  • A.

    Lật đổ được chế độ độc tài, thiết lập chính phủ dân chủ

     

  • B.

    Tạo tiền đề cho sự phát triển của phong trào đấu tranh của Mĩ Latinh ở giai đoạn sau

     

  • C.

    Sau khi lật đổ được chế độ độc tài, thiết lập chính quyền dân chủ, Cuba tiến lên xây dựng CNXH

     

  • D.

    Nước đầu tiên lật đổ được chế độ độc tài, lập nên chính quyền dân chủ, cổ vũ phong trào đấu tranh ở khu vực phát triển

Câu 10 :

Điểm nổi bật trong đường lối đối ngoại của Inđônêxia và Miến Điện từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX là

 

  • A.

    Ủng hộ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa

     

  • B.

    Ủng hộ Mĩ trong cuộc chiến tranh Việt Nam

     

  • C.

    Hòa bình, trung lập

     

  • D.

    Đứng về phía Mĩ, tham gia vào khối SEATO

Câu 11 :

Yếu tố nào giúp cải thiện tình hình chính trị khu vực Đông Nam Á dẫn đến sự mở rộng thành viên của ASEAN?

 

  • A.

    Vấn đề Campuchia được giải quyết

     

  • B.

    Mĩ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam

     

  • C.

    Khối SEATO tan rã

     

  • D.

    Xu thế toàn cầu hóa

Câu 12 :

Đâu không phải là điều kiện khách quan tác động đến sự bùng nổ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)

  • A.

    Sự thất bại của chủ nghĩa phát xít

  • B.

    Sự suy yếu của thực dân Anh, Pháp

  • C.

    Sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam, Trung Quốc

     

  • D.

    Sự phát triển về ý thức dân tộc của các quốc gia ở châu Phi

Câu 13 :

Nước thực dân nào đặt chân đầu tiên lên đất Nam Phi?

 

  • A.

    Tây Ban Nha

     

  • B.

    Bồ Đào Nha

     

  • C.

    Anh

     

  • D.

    Hà Lan

Câu 14 :

Những thành viên sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bao gồm các quốc gia nào?

 

  • A.

    Thái Lan, Inđônêxia, Xingapo, Malaysia, Philippin

     

  • B.

    Thái Lan, Mianma, Philippin, Malaysia, Inđônêxia

     

  • C.

    Xingapo, Indonexia, Thái Lan, Brunây, Mianma

     

  • D.

    Philippin, Mianma, Indonexia, Thái Lan, Xingapo

Câu 15 :

Nguyên nhân chủ yếu nào quyết định sự thành công của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trong những năm 50-70 của thế kỉ XX?

  • A.

    Sự ủng hộ của nhân dân Xô Viết đối với Đảng và Nhà nước Liên Xô

     

  • B.

    Nền tảng cơ sở vật chất đã được xây dựng trước chiến tranh

     

  • C.

    Sự giúp đỡ của các nước tư bản

     

  • D.

    Thắng lợi trong cuộc chiến tranh vệ quốc

Câu 16 :

Sự sụp đổ của Liên Xô có tác động như thế nào đến tình hình quan hệ quốc tế giai đoạn này?

  • A.

    Kéo theo sự sụp đổ của Mỹ.

     

  • B.

    Kéo theo sự sụp đổ của CNXH trên phạm vi toàn thế giới.

     

  • C.

    Kéo theo sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta.

     

  • D.

    Không có ảnh hưởng gì.

Câu 17 :

Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc” được hiểu là gì?

 

  • A.

    Là một mô hình chủ nghĩa xã hội hoàn toàn mới, không dựa trên nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác- Lê-nin

     

  • B.

    Là mô hình chủ nghĩa xã hội xây dựng theo đặc điểm của Trung Quốc

     

  • C.

    Là mô hình xây dựng trên cơ sở công xã nhân dân- đơn vị kinh tế- chính trị cơ bản

     

  • D.

    Là mô hình xây dựng trên những nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác- Lê-nin và tình hình cụ thể Trung Quốc

Câu 18 :

Biến đổi quan trọng nhất của khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là

 

  • A.

    Từ chỗ là thuộc địa của thực dân Âu- Mĩ, hầu hết các nước đã giành lại được độc lập

     

  • B.

    Từ chỗ hầu hết là thuộc địa của thực dân Âu- Mĩ, các nước đã giành lại được độc lập

     

  • C.

    Từ chỗ là những nền kinh tế kém phát triển đã vươn lên đạt nhiều thành tựu rực rỡ

     

  • D.

    Tất cả các nước trong khu vực đã tham gia tổ chức ASEAN

Câu 19 :

Tại sao lại gọi là khu vực Mĩ Latinh?

 

  • A.

    Chủ yếu là thuộc địa của Pháp, nói ngữ hệ Latinh

     

  • B.

    Chủ yếu là thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, nói ngữ hệ Latinh

     

  • C.

    Ngữ hệ Latinh là ngôn ngữ bản địa

     

  • D.

    Chủ yếu là thuộc địa của Anh, nói ngữ hệ Latinh

Câu 20 :

Đâu không phải là bài học kinh nghiệm từ sự thất bại của công cuộc cải tổ Liên Xô đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay?

  • A.

    Kiên trì sự lãnh đạo của Đảng cộng sản

     

  • B.

    Xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội phù hợp, đúng đắn

     

  • C.

    Nhạy bén với sự thay đổi của tình hình thế giới để đề ra đường lối phù hợp

     

  • D.

    Không dập khuôn máy móc công thức cải tổ của phương Tây

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Nhiệm vụ nào được đặt ra cho các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau khi giành độc lập?

  • A.

    xây dựng và phát triển đất nước.

     

  • B.

    thực hiện liên kết khu vực.

     

  • C.

    khắc phục hạn chế của xu thế toàn cầu hóa.

     

  • D.

    thắng thế trong cục diện Chiến tranh lạnh.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Sau khi giành được độc lập, lịch sử các dân tộc Á, Phi và Mĩ Latinh đã sang một chương mới với nhiệm vụ to lớn là củng cố nền độc lập, xây dựng và phát triển đất nước nhằm khắc phục tình trạng nghèo nàn, lạc hậu

Câu 2 :

Cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946-1949) diễn ra giữa các lực lượng nào?

 

  • A.

    Phong kiến Mãn Thanh và Đảng Cộng sản Trung Quốc

     

  • B.

    Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc

     

  • C.

     

    Tập đoàn phong kiến quân phiệt ở phía Bắc và Đảng Cộng sản Trung Quốc

     

  • D.

    Tập đoàn phong kiến quân phiệt ở phía Bắc và Trung Hoa Dân Quốc

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nhật, ở Trung Quốc đã diễn ra cuộc nội chiến từ năm 1946-1949 giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc. Kết quả là Đảng Cộng sản Trung Quốc giành thắng lợi, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập.

Câu 3 :

Nguyên nhân chủ yếu nào khiến Liên Xô phải tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1946-1950)?

  • A.

    Các nước đế quốc tiến hành bao vây cấm vận Liên Xô

     

  • B.

    Liên Xô chịu tổn thất nặng nề từ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai

     

  • C.

    Phong trào cách mạng thế giới phát triển cần có sự giúp đỡ của Liên Xô

     

  • D.

    Mĩ đang chuẩn bị phát động cuộc chiến tranh lạnh chống Liên Xô

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Bước ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai tuy với tư thế của người chiến thắng những Liên Xô đã phải chịu những tổn thất nặng nề: 27 triệu người chết, 1710 thành phố, 32000 làng mạc bị phá hủy, sản xuất đình trệ…

=> Liên Xô buộc phải tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1946 – 1950)

Câu 4 :

 

Trọng tâm của đường lối cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978 là gì?

 

  • A.

    Lấy phát triển chính trị làm trung tâm.

     

  • B.

    Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.

     

  • C.

    Lấy phát triển quốc phòng làm trung tâm.

     

  • D.

    Lấy phát triển văn hóa làm trung tâm.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đường lối đổi mới của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc, lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, thực hiện cải cách mở cửa nhằm mục tiêu hiện đại hóa, đưa đất nước Trung Quốc trở thành một quốc gia giàu mạnh, văn minh

Câu 5 :

Điểm khác biệt cơ bản giữa phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh với châu Á, châu Phi ở đầu thế kỉ XIX là?

 

  • A.

    Kẻ thù

     

  • B.

    Phương pháp đấu tranh

     

  • C.

    Lực lượng tham gia

     

  • D.

    Kết quả

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh, châu Á và châu Phi đầu thế kỉ XIX để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết :

Khác với châu Á và châu Phi, ngay từ đầu thế kỉ XIX, nhiều nước ở khu vực Mĩ Latinh đã sớm giành được độc lập, thoát khỏi ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha => Khác nhau về kết quả.

Câu 6 :

Công cuộc cải tổ ở Liên Xô bắt đầu được thực hiện từ năm 1985 nhằm mục đích gì?

  • A.

    Tăng cường quyền lực cho Đảng Cộng sản.

     

  • B.

    Xây dựng chủ nghĩa xã hội theo đúng ý nghĩa nhân văn tích cực của nó.

     

  • C.

    Đưa đất nước phát triển nhanh chóng về mọi mặt.

     

  • D.

    Củng cố sự vững mạnh của phe xã hội chủ nghĩa.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Cuộc cải tổ Liên Xô được xem như một cuộc cách mạng nhằm khắc phục những sai lầm, thiếu xót trước đây, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và xây dựng chủ nghĩa xã hội theo đúng bản chất và ý nghĩa nhân văn đích thực của nó.

Câu 7 :

Đường lối cơ bản trong chính sách đối ngoại của Nhà nước Xô Viết từ năm 1945 đến năm 1991 là gì?

  • A.

    hòa bình, trung lập tích cực, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.

     

  • B.

    hòa bình, kiên quyết chống chính sách gây chiến của chủ nghĩa đế quốc

     

  • C.

    hòa bình, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới

     

  • D.

    hòa dịu, đi đầu trong việc ủng hộ phong trào dân tộc dân chủ

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Về đối ngoại, Đảng và Nhà nước Xô Viết thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình và tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới: thực hiện chính sách chung sống hòa bình, quan hệ hữu nghị với tất cả các nước; đồng thời tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập tự do của các dân tộc bị áp bức

Câu 8 :

Đầu những năm 80 của thế kỉ XX, tình hình kinh tế của Liên Xô có điểm gì nổi bật?

  • A.

    Phát triển tương đối ổn định.

     

  • B.

    Phát triển xen lẫn khủng hoảng

     

  • C.

    Phát triển chậm

     

  • D.

    Trì trệ, khủng hoảng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tới đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nền kinh tế đất nước ngày càng khó khăn, trì trệ, khủng hoảng:

- Sản xuất công nghiệp và nông nghiệp trì trệ.

- Lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng khan hiếm.

=> Mức sống của người dân Xô Viết giảm sút.

Câu 9 :

Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ hai, Cuba lại được coi là “Lá cờ đầu” trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh?

 

  • A.

    Lật đổ được chế độ độc tài, thiết lập chính phủ dân chủ

     

  • B.

    Tạo tiền đề cho sự phát triển của phong trào đấu tranh của Mĩ Latinh ở giai đoạn sau

     

  • C.

    Sau khi lật đổ được chế độ độc tài, thiết lập chính quyền dân chủ, Cuba tiến lên xây dựng CNXH

     

  • D.

    Nước đầu tiên lật đổ được chế độ độc tài, lập nên chính quyền dân chủ, cổ vũ phong trào đấu tranh ở khu vực phát triển

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào kết quả, ý nghĩa của cách mạng Cuba (1959) để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết :

Ngày 1-1-1959, chế độ Batixta sụp đổ, nước Cộng hòa Cuba được thành lập. Đây là cuộc cách mạng đầu tiên ở khu vực Mĩ Latinh lật đổ được chế độ độc tài thân Mĩ, thiết lập chính phủ dân chủ. Từ đó có tác dụng cổ vũ, tạo điều kiện để phong trào đấu tranh- đặc biệt là đấu tranh vũ trang phát triển, đưa Mĩ Latinh trở thành “Lục địa bùng cháy” trong những năm 60, 70 của thế kỉ XX.

Câu 10 :

Điểm nổi bật trong đường lối đối ngoại của Inđônêxia và Miến Điện từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX là

 

  • A.

    Ủng hộ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa

     

  • B.

    Ủng hộ Mĩ trong cuộc chiến tranh Việt Nam

     

  • C.

    Hòa bình, trung lập

     

  • D.

    Đứng về phía Mĩ, tham gia vào khối SEATO

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trong thời kì chiến tranh lạnh, Inđônêxia và Miến Điện thi hành chính sách hòa bình trung lập, không tham gia vào các khối quân sự xâm lược của các nước đế quốc. Điều này thể hiện sự phân hóa trong đường lối đối ngoại của các nước Đông Nam Á từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX.

Câu 11 :

Yếu tố nào giúp cải thiện tình hình chính trị khu vực Đông Nam Á dẫn đến sự mở rộng thành viên của ASEAN?

 

  • A.

    Vấn đề Campuchia được giải quyết

     

  • B.

    Mĩ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam

     

  • C.

    Khối SEATO tan rã

     

  • D.

    Xu thế toàn cầu hóa

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, chiến tranh lạnh kết thúc, đặc biệt là khi vấn đề Campuchia được giải quyết bằng việc kí kết hiệp định Pari (10-1991), tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt. Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN

Câu 12 :

Đâu không phải là điều kiện khách quan tác động đến sự bùng nổ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)

  • A.

    Sự thất bại của chủ nghĩa phát xít

  • B.

    Sự suy yếu của thực dân Anh, Pháp

  • C.

    Sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam, Trung Quốc

     

  • D.

    Sự phát triển về ý thức dân tộc của các quốc gia ở châu Phi

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Căn cứ vào hoàn cảnh bùng nổ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết :

- Các đáp án B, C: là điều kiện khách quan thuận lợi dẫn đến bùng nổ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Đáp án D: sự phát triển về ý thức dân tộc của các quốc gia ở châu Phi không phải là điều kiện khách quan thuận lợi, mà là điều kiện chủ quan để phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ và giành thắng lợi sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)

Câu 13 :

Nước thực dân nào đặt chân đầu tiên lên đất Nam Phi?

 

  • A.

    Tây Ban Nha

     

  • B.

    Bồ Đào Nha

     

  • C.

    Anh

     

  • D.

    Hà Lan

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Năm 1662, người Hà Lan là nước thực dân đầu tiên đặt chân lên đất Nam Phi, lập ra xứ thuộc địa Kếp

Câu 14 :

Những thành viên sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bao gồm các quốc gia nào?

 

  • A.

    Thái Lan, Inđônêxia, Xingapo, Malaysia, Philippin

     

  • B.

    Thái Lan, Mianma, Philippin, Malaysia, Inđônêxia

     

  • C.

    Xingapo, Indonexia, Thái Lan, Brunây, Mianma

     

  • D.

    Philippin, Mianma, Indonexia, Thái Lan, Xingapo

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: Thái Lan, Inđônêxia, Xingapo, Malaysia, Philippin.

Câu 15 :

Nguyên nhân chủ yếu nào quyết định sự thành công của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trong những năm 50-70 của thế kỉ XX?

  • A.

    Sự ủng hộ của nhân dân Xô Viết đối với Đảng và Nhà nước Liên Xô

     

  • B.

    Nền tảng cơ sở vật chất đã được xây dựng trước chiến tranh

     

  • C.

    Sự giúp đỡ của các nước tư bản

     

  • D.

    Thắng lợi trong cuộc chiến tranh vệ quốc

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào hoàn cảnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô để phân tích, đánh giá

Lời giải chi tiết :

Bước ra khỏi chiến tranh thế giới thứ hai, toàn bộ cơ sở vật chất của Liên Xô chỉ còn là một đống gạch vụn. Tuy nhiên chỉ trong vòng hơn 20 năm, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô đạt được những thành tựu rực rỡ, vươn lên trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới. Nguyên nhân chính dẫn đến sự thành công này là nhờ sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân Xô Viết đối với Đảng và Nhà nước Liên Xô. Nếu Đảng và Nhà nước Liên Xô đưa ra các kế hoạch khôi phục kinh tế những không có sự ủng hộ của nhân dân thì khó có thể thực hiện thành công.

Câu 16 :

Sự sụp đổ của Liên Xô có tác động như thế nào đến tình hình quan hệ quốc tế giai đoạn này?

  • A.

    Kéo theo sự sụp đổ của Mỹ.

     

  • B.

    Kéo theo sự sụp đổ của CNXH trên phạm vi toàn thế giới.

     

  • C.

    Kéo theo sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta.

     

  • D.

    Không có ảnh hưởng gì.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào hệ quả sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô để nhận xét, đánh giá.

Lời giải chi tiết :

- Trật tự hai cực Ianta được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai với hai cực là Liên Xô và Mĩ.

- Sự sụp đổ của Liên Xô kéo theo sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta vì một cực của trật tự này đã không còn tồn tại

Câu 17 :

Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc” được hiểu là gì?

 

  • A.

    Là một mô hình chủ nghĩa xã hội hoàn toàn mới, không dựa trên nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác- Lê-nin

     

  • B.

    Là mô hình chủ nghĩa xã hội xây dựng theo đặc điểm của Trung Quốc

     

  • C.

    Là mô hình xây dựng trên cơ sở công xã nhân dân- đơn vị kinh tế- chính trị cơ bản

     

  • D.

    Là mô hình xây dựng trên những nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác- Lê-nin và tình hình cụ thể Trung Quốc

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc được hiểu là không rập khuôn máy móc những nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lê-nin mà có sự vận dụng linh hoạt vào tình hình cụ thể Trung Quốc

Câu 18 :

Biến đổi quan trọng nhất của khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là

 

  • A.

    Từ chỗ là thuộc địa của thực dân Âu- Mĩ, hầu hết các nước đã giành lại được độc lập

     

  • B.

    Từ chỗ hầu hết là thuộc địa của thực dân Âu- Mĩ, các nước đã giành lại được độc lập

     

  • C.

    Từ chỗ là những nền kinh tế kém phát triển đã vươn lên đạt nhiều thành tựu rực rỡ

     

  • D.

    Tất cả các nước trong khu vực đã tham gia tổ chức ASEAN

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào sự biến đổi của các quốc gia Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai để nhận xét, đánh giá.

Lời giải chi tiết :

Biến đổi quan trọng nhất của khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là từ chỗ hầu hết là thuộc địa của thực dân Âu - Mĩ sau chiến tranh các nước này đã giành lại được nền độc lập. Độc lập là điều kiện tiên quyết để có những biến đổi tiếp theo.

Câu 19 :

Tại sao lại gọi là khu vực Mĩ Latinh?

 

  • A.

    Chủ yếu là thuộc địa của Pháp, nói ngữ hệ Latinh

     

  • B.

    Chủ yếu là thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, nói ngữ hệ Latinh

     

  • C.

    Ngữ hệ Latinh là ngôn ngữ bản địa

     

  • D.

    Chủ yếu là thuộc địa của Anh, nói ngữ hệ Latinh

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Liên hệ hiểu biết thực tế để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Đến cuối thế kỉ XVIII, hầu hết khu vực Trung và Nam Mĩ đều là thuộc địa của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Do thời gian thống trị dài nên hầu hết dân cư ở đây đều nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha- ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Latinh. Vì vậy khu vực này được gọi là Mĩ Latinh

Câu 20 :

Đâu không phải là bài học kinh nghiệm từ sự thất bại của công cuộc cải tổ Liên Xô đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay?

  • A.

    Kiên trì sự lãnh đạo của Đảng cộng sản

     

  • B.

    Xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội phù hợp, đúng đắn

     

  • C.

    Nhạy bén với sự thay đổi của tình hình thế giới để đề ra đường lối phù hợp

     

  • D.

    Không dập khuôn máy móc công thức cải tổ của phương Tây

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào nguyên nhân sụp đổ của Liên Xô để rút ra bài học kinh nghiệm.

Lời giải chi tiết :

Sự thất bại của công cuộc cải tổ Liên Xô đã để lại cho Việt Nam nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Bài học đầu tiên đó là việc xây dựng một mô hình chủ nghĩa xã hội phù hợp, đúng đắn. Thấm nhuần tư tưởng chủ nghĩa Mác – Lênin và kiên trì sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Nhạy bén với sự thay đổi của tình hình để đề ra những chủ trương, chính sách linh hoạt, phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế.

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Các bài khác cùng chuyên mục