Đề kiểm tra 15 phút lần 1 học kì 1 - Đề số 3

Đề bài

Câu 1 :

Đầu những năm 80 của thế kỉ XX, tình hình kinh tế của Liên Xô có điểm gì nổi bật?

  • A.

    Phát triển tương đối ổn định.

     

  • B.

    Phát triển xen lẫn khủng hoảng

     

  • C.

    Phát triển chậm

     

  • D.

    Trì trệ, khủng hoảng

Câu 2 :

Đâu không phải là phương hướng chính của các kế hoạch dài hạn Liên Xô thực hiện trong những năm 50-70 của thế kỉ XX?

  • A.

    Tiếp tục ưu tiên phát triển công nghiệp nặng

     

  • B.

    Thực hiện thâm canh trong sản xuất nông nghiệp

     

  • C.

    Đẩy mạnh tiến bộ khoa học - kĩ thuật

     

  • D.

    Lấy phát triển công nghiệp quốc phòng làm trọng tâm

Câu 3 :

Vì sao Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) lại bị giải thể?

  • A.

    Do “khép kín” cửa trong hoạt động.

     

  • B.

    Do không đủ sức cạnh tranh với Mỹ và Tây Âu.

     

  • C.

    Do sự lạc hậu về phương thức sản xuất.

     

  • D.

    Do sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.

Câu 4 :

Nội dung nào sau đây không phải là hậu quả của cuộc đảo chính ngày 19-8-1991?

  • A.

    Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động

     

  • B.

    Nhà nước Liên bang tê liệt

     

  • C.

    Các nước cộng hòa đòi ly khai

     

  • D.

    Goóc-ba-chốp từ chức tổng thống

Câu 5 :

Tình hình chính trị của các nước Đông Âu trước chiến tranh thế giới thứ hai có đặc điểm gì?

  • A.

    Bị phát xít Đức chiếm đóng

     

  • B.

    Lệ thuộc vào Liên Xô

     

  • C.

    Là thuộc địa của các nước tư bản Tây Âu

     

  • D.

    Lệ thuộc vào các nước tư bản Tây Âu

Câu 6 :

Mục tiêu chủ yếu của Liên Xô khi thực hiện kế hoạch 5 năm (1946-1950) là gì?

  • A.

    Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh

     

  • B.

    Củng cố quốc phòng an ninh

     

  • C.

    Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội

     

  • D.

    Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa

Câu 7 :

Sự kiện nào là mốc đánh dấu chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ?

  • A.

    Nhà nước Liên Xô tê liệt.

     

  • B.

    Các nước cộng hòa đua nhau giành độc lập.

     

  • C.

    Cộng đồng các quốc gia độc lập được thành lập.

     

  • D.

    Goóc-ba-chốp từ chức tổng thống, lá cờ trên điện tổng thống bị hạ xuống.

Câu 8 :

Phát biểu ý kiến của anh (chị) về nhận định: “Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu là do sự sắp đặt của Liên Xô

  • A.

    Đúng, vì chính Liên Xô là người đã trực tiếp giải phóng các nước Đông Âu

     

  • B.

    Sai, vì nhân dân Đông Âu đã lật đổ nền thống trị của phát xít, thiết lập chính quyền dân chủ trước khi hồng quân tiến vào

     

  • C.

    Sai, vì cuộc đấu tranh giải phóng do nhân dân Đông Âu phối hợp với Liên Xô tiến hành, các chính phủ ra đời do nguyện vọng của nhân dân của nước đó

     

  • D.

    Đúng, vì theo quy định của hội nghị Ianta Đông Âu là vùng ảnh hưởng của Liên Xô

Câu 9 :

Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô có phải là sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới hay không? Vì sao?

  • A.

    Có. Vì Liên Xô là nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên và lớn nhất.

     

  • B.

    Không. Vì đó chỉ là sự sụp đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học.

     

  • C.

    Có. Vì phần lớn các nước xã hội chủ nghĩa nằm ở khu vực Đông Âu.

     

  • D.

    Có. Vì trên thế giới không còn nước nào đi theo chủ nghĩa xã hội.

Câu 10 :

Đâu không phải là bài học kinh nghiệm từ sự thất bại của công cuộc cải tổ Liên Xô đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay?

  • A.

    Kiên trì sự lãnh đạo của Đảng cộng sản

     

  • B.

    Xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội phù hợp, đúng đắn

     

  • C.

    Nhạy bén với sự thay đổi của tình hình thế giới để đề ra đường lối phù hợp

     

  • D.

    Không dập khuôn máy móc công thức cải tổ của phương Tây

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đầu những năm 80 của thế kỉ XX, tình hình kinh tế của Liên Xô có điểm gì nổi bật?

  • A.

    Phát triển tương đối ổn định.

     

  • B.

    Phát triển xen lẫn khủng hoảng

     

  • C.

    Phát triển chậm

     

  • D.

    Trì trệ, khủng hoảng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tới đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nền kinh tế đất nước ngày càng khó khăn, trì trệ, khủng hoảng:

- Sản xuất công nghiệp và nông nghiệp trì trệ.

- Lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng khan hiếm.

=> Mức sống của người dân Xô Viết giảm sút.

Câu 2 :

Đâu không phải là phương hướng chính của các kế hoạch dài hạn Liên Xô thực hiện trong những năm 50-70 của thế kỉ XX?

  • A.

    Tiếp tục ưu tiên phát triển công nghiệp nặng

     

  • B.

    Thực hiện thâm canh trong sản xuất nông nghiệp

     

  • C.

    Đẩy mạnh tiến bộ khoa học - kĩ thuật

     

  • D.

    Lấy phát triển công nghiệp quốc phòng làm trọng tâm

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Phương hướng chính của các kế hoạch dài hạn Liên Xô thực hiện trong những năm 50-70 của thế kỉ XX là:

- Tiếp tục ưu tiên phát triển công nghiệp nặng - nền tảng của kinh tế quốc dân.

- Thực hiện thâm canh trong sản xuất nông nghiệp.

- Đẩy mạnh tiến bộ khoa học - kĩ thuật.

- Tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước

Câu 3 :

Vì sao Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) lại bị giải thể?

  • A.

    Do “khép kín” cửa trong hoạt động.

     

  • B.

    Do không đủ sức cạnh tranh với Mỹ và Tây Âu.

     

  • C.

    Do sự lạc hậu về phương thức sản xuất.

     

  • D.

    Do sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào hệ quả sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết :

Hệ thống Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ đã kéo theo sự giải thể là hai tổ chức là Hội đồng tương trợ kinh tế SEV và tổ chức Hiệp ước Phòng thủ Vác-sa-va.

Câu 4 :

Nội dung nào sau đây không phải là hậu quả của cuộc đảo chính ngày 19-8-1991?

  • A.

    Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động

     

  • B.

    Nhà nước Liên bang tê liệt

     

  • C.

    Các nước cộng hòa đòi ly khai

     

  • D.

    Goóc-ba-chốp từ chức tổng thống

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ngày 19-8-1991, một số người lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô đã tiến hành đảo chính, lật đổ tổng thống Goóc-ba-chốp. Nhưng cuộc đảo chính nhanh chóng thất bại và dẫn tới hậu quả nghiêm trọng:

-  Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động.

- Nhà nước Liên bang hầu như tê liệt.

- Các nước cộng hòa đòi ly khai khỏi liên bang.

=> Cuộc đảo chính ngày 19-8-1991 không dẫn đến hậu quả Goócbachốp từ chức tổng thống.

Câu 5 :

Tình hình chính trị của các nước Đông Âu trước chiến tranh thế giới thứ hai có đặc điểm gì?

  • A.

    Bị phát xít Đức chiếm đóng

     

  • B.

    Lệ thuộc vào Liên Xô

     

  • C.

    Là thuộc địa của các nước tư bản Tây Âu

     

  • D.

    Lệ thuộc vào các nước tư bản Tây Âu

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Âu đều lệ thuộc vào các nước tư bản Tây Âu

Câu 6 :

Mục tiêu chủ yếu của Liên Xô khi thực hiện kế hoạch 5 năm (1946-1950) là gì?

  • A.

    Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh

     

  • B.

    Củng cố quốc phòng an ninh

     

  • C.

    Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội

     

  • D.

    Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Bước ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai tuy với tư thế của người chiến thắng những Liên Xô đã phải chịu những tổn thất nặng nề. Để khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, Liên Xô đã đề ra và thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 4 (1946-1950)

Câu 7 :

Sự kiện nào là mốc đánh dấu chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ?

  • A.

    Nhà nước Liên Xô tê liệt.

     

  • B.

    Các nước cộng hòa đua nhau giành độc lập.

     

  • C.

    Cộng đồng các quốc gia độc lập được thành lập.

     

  • D.

    Goóc-ba-chốp từ chức tổng thống, lá cờ trên điện tổng thống bị hạ xuống.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ngày 25/12/1991 Goóc-ba-chốp từ chức tổng thống lá cờ Liên bang Xô Viết trên nóc điện Crem-li bị hạ xuống, đánh dấu sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sau 74 năm tồn tại.

Câu 8 :

Phát biểu ý kiến của anh (chị) về nhận định: “Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu là do sự sắp đặt của Liên Xô

  • A.

    Đúng, vì chính Liên Xô là người đã trực tiếp giải phóng các nước Đông Âu

     

  • B.

    Sai, vì nhân dân Đông Âu đã lật đổ nền thống trị của phát xít, thiết lập chính quyền dân chủ trước khi hồng quân tiến vào

     

  • C.

    Sai, vì cuộc đấu tranh giải phóng do nhân dân Đông Âu phối hợp với Liên Xô tiến hành, các chính phủ ra đời do nguyện vọng của nhân dân của nước đó

     

  • D.

    Đúng, vì theo quy định của hội nghị Ianta Đông Âu là vùng ảnh hưởng của Liên Xô

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Phân tích hoàn cảnh ra đời của nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu để nhận xét, đánh giá

Lời giải chi tiết :

Trong thời kì chiến tranh, các nước Đông Âu bị phát xít Đức chiếm đóng, nô dịch tàn bạo. Khi hồng quân Liên Xô tiến vào lãnh thổ Đông Âu truy kích quân đội phát xít, nhân dân các nước Đông Âu đã nhanh chóng nổi dậy và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản, một loạt nhà nước dân chủ nhân dân đã được thành lập ở các nước Đông Âu từ cuối năm 1944 đến năm 1946

=> Nhận định trên là sai vì sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu xuất phát từ những nỗ lực của bản thân nhân dân các nước này, còn Liên Xô chỉ là lực lượng hỗ trợ giúp cuộc đấu tranh nhanh chóng thắng lợi

Câu 9 :

Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô có phải là sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới hay không? Vì sao?

  • A.

    Có. Vì Liên Xô là nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên và lớn nhất.

     

  • B.

    Không. Vì đó chỉ là sự sụp đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học.

     

  • C.

    Có. Vì phần lớn các nước xã hội chủ nghĩa nằm ở khu vực Đông Âu.

     

  • D.

    Có. Vì trên thế giới không còn nước nào đi theo chủ nghĩa xã hội.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào nguyên nhân sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu để nhận xét, đánh giá

Lời giải chi tiết :

Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô không phải là sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Nó chỉ là sự sụp đổ của một mô hình Chủ nghĩa xã hội chưa phù hợp, chưa đúng đắn. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Chủ nghĩa xã hội vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển ở nhiều nước như Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Triều Tiên…

Câu 10 :

Đâu không phải là bài học kinh nghiệm từ sự thất bại của công cuộc cải tổ Liên Xô đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay?

  • A.

    Kiên trì sự lãnh đạo của Đảng cộng sản

     

  • B.

    Xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội phù hợp, đúng đắn

     

  • C.

    Nhạy bén với sự thay đổi của tình hình thế giới để đề ra đường lối phù hợp

     

  • D.

    Không dập khuôn máy móc công thức cải tổ của phương Tây

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào nguyên nhân sụp đổ của Liên Xô để rút ra bài học kinh nghiệm.

Lời giải chi tiết :

Sự thất bại của công cuộc cải tổ Liên Xô đã để lại cho Việt Nam nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Bài học đầu tiên đó là việc xây dựng một mô hình chủ nghĩa xã hội phù hợp, đúng đắn. Thấm nhuần tư tưởng chủ nghĩa Mác – Lênin và kiên trì sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Nhạy bén với sự thay đổi của tình hình để đề ra những chủ trương, chính sách linh hoạt, phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế.

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Các bài khác cùng chuyên mục