Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 5 - Chương 3 – Đại số 7>
Giải Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 5 - Chương 3 – Đại số 7
Câu 1
Bài 1: Thời gian làm bài tập của 30 học sinh được ghi lại như sau (tính theo phút):
a) Lập bảng “tần số”.
b) Tính số trung bình cộng và tìm mốt của dấu hiệu.
c) Vẽ biểu đồ đoạn thẳng.
Bài 2: Trước khi thi đấu một vận động viên bắn súng được kiểm tra bằng cách bắn 100 phát. Điểm số các lần bắn được ghi lại như sau: 30 lần điểm 10, 20 lần điểm 9, 20 lần điểm 8, 10 lần điểm 7, 20 lần điểm 6. Tính “Điểm số trung bình sau 100 lần bắn” và nhận xét.
Bài 3: Trong một kì thi lấy học bổng giành cho học sinh giỏi khối 7 toàn thành phố. Điểm số được ghi lại dưới bảng tần số sau đây (Thang điểm 100):
a) Có bao nhiêu học sinh tham gia?Hỏi:
b) Điểm số cao nhất và thấp nhất.
c) Số học sinh đạt 96 điểm.
d) Số học sinh đạt từ 80 điểm trở lên.
e) Số học sinh có điểm trong khoảng từ 65 đến 80.
f) Số học sinh có điểm dưới 50.
g) Các học sinh đạt từ 88 điểm trở lên sẽ được cấp học bổng. Hỏi có bao nhiêu học sinh được cấp học bổng trong đợt này?
Phương pháp giải:
-Tần số của một giá trị: số lần xuất hiện của một giá trị trong dãy các giá trị của dấu hiệu gọi là tần số của giá trị đó.
-Bảng tần số thường được lập như sau
+Vẽ khung hình chữ nhật gồm 2 dòng
+Dòng trên ghi các giá trị khác nhau của dấu hiệu theo thứ tự tăng dần
+Dòng dưới ghi các tần số tương ứng với mỗi giá trị đó
Ta cũng có thể lập bảng tần số theo hàng dọc
Số trung bình cộng:\(\mathop X\limits^{\_\_} = \frac{{{x_1}{n_1} + {x_2}{n_2} + {x_3}{n_3} + ... + {x_k}{n_k}}}{N}\)
\({x_1},{x_2},...,{x_k}\)là các giá trị khác nhau của dấu hiệu X
\({n_1},{n_2},...,{n_k}\) là các tần số tương ứng
X là số các giá trị
-Mốt của dấu hiệu là giá trị có tần số lớn nhất trong bảng tần số, kí hiệu là Mo
Biểu đồ đoạn thẳng:
+Dựng hệ trục tọa độ, trục hoành biểu diễn các giá trị x, trục tung biểu diễn tần số n(độ dài đơn vị trên 2 trục có thể khác nhau)
+Xác định các điểm có tọa độ là cặp số gồm giá trị và tần số của nó(giá trị viết trước, tần số viết sau)
+Nối mỗi điểm đó với điểm trên trục hoành có cùng hoành độ
LG bài 1
Lời giải chi tiết:
a) Bảng “tần số”:
Giá trị (x) |
5 |
7 |
8 |
9 |
10 |
14 |
Tần số (n) |
3 |
3 |
8 |
9 |
4 |
3 |
b)
\(\overline {\rm{X}} \)\( = \dfrac{{5.3 + 7.3 + 8.8 + 9.9 + 10.4 + 14.3}}{{30}}\)\( \approx 8,77.\)
\({{\rm{M}}_0} = 9.\)
c)
LG bài 2
Lời giải chi tiết:
\(\overline {\rm{X}} \)\( = \dfrac{{10.30 + 9.20 + 8.20 + 7.10 + 6.20}}{{100}}\)\( = 8,3.\)
Nhận xét: Vận động viên trên bắn vào loại khá.
LG bài 3
Lời giải chi tiết:
a) Có 50 học sinh tham gia.
b) Điểm số cao nhất 99, điểm số thấp nhất là: 10.
c) Số học sinh đạt 96 điểm là: 3.
d) Số học sinh đạt từ 80 điểm trở lên là: 9.
e) Số học sinh có điểm trong khoảng từ 65 đến 80 là: 6.
f) Số học sinh có điểm dưới 50 là: 23.
g) Số học sinh được cấp học bổng trong đợt này là: 9.
Loigiaihay.com
- Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 4 - Chương 3 – Đại số 7
- Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 3 - Chương 3 – Đại số 7
- Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 2 - Chương 3 – Đại số 7
- Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 1 - Chương 3 – Đại số 7
- Lý thuyết Ôn tập chương 3. Thống kê
>> Xem thêm