Đề cương ôn tập lý thuyết học kỳ 2 môn Tiếng Anh 6 mới


Đề cương ôn tập lý thuyết học kì 2 môn Tiếng Anh 6 mới tổng hợp toàn bộ kiến thức bám sát SGK và chương trình Tiếng Anh của Bộ Giáo dục, giúp học sinh hiểu và nắm vững kiến thức đã học.

A. CONJUNCTIONS (LIÊN TỪ)

Conjunctions (các từ nối): and, but, because, or, so, therefore, however có chức năng nối các từ, các mệnh đề, các câu lại với nhau.

Liên từ

Ví dụ

and (và): dùng để thêm thông tin vào câu nói

 

My hobbies are playing soccer and listening to music. (Sở thích của tôi là chơi bóng đá và nghe nhạc.)

but (nhưng): dùng để nêu lên hai thông tin đối ngược nhau

I want other car but I have no money.

(Tôi muốn xe ô tô khác nhưng tôi không có tiền.)

or (hoặc): dùng để giới thiệu một khả năng khác

 

Would you like tea or coffee?

(Bạn muốn trà hay cà phê?)

so (do đó, cho nên, vì vậy): dùng để chỉ kết quả, hệ quả, phía trước so luôn có dấu phẩy ngăn cách

It’s raining, so I’ll stay home and read.

(Trời đang mưa, nên tôi sẽ ở nhà và đọc sách.)

because (bởi vì): dùng để chỉ nguyên nhân, luôn đứng trước mệnh đề phụ thuộc

I failed in my exam because I didn’t study.

(Tôi rớt bài kiểm tra vì tôi không học bài.)

however (tuy nhiên): dùng để giới thiệu một sự việc có ý nghĩa trái ngược với sự việc được nhắc trước đó

I feel sleepy, however, I must finish the report.

(Tôi cảm thấy buồn ngủ. Tuy nhiên tôi phải hoàn thành xong báo cáo.)

B. WH-QUESTIONS

1. Các câu hỏi với từ để hỏi cho phép người nói tìm thêm thông tin về chủ đề mình quan tâm. Các từ để hỏi theo thông tin muốn tìm có thể được liệt kê như sau:

Wh-word

Ý nghĩa

Ví dụ

when (khi nào)

Hỏi thông tin về thời gian

When were you born?

(Bạn được sinh ra khi nào?)

where (ở đâu)

Hỏi thông tin về nơi chốn

Where do you live?

(Bạn sống ở đâu?)

who (ai)

Hỏi thông tin về người

Who opened the door?

(Ai đã mở cửa?)

why (tại sao)

Hỏi lý do

Why do you say that?

(Tại sao bạn nói vậy?)

how (như thế nào)

Hỏi cách thức, tính chất

How does it work?

(Cái này vận hành như thế nào?)

what (cái gì)

Hỏi về vật/ ý kiến/ hành động

What’s your name?

(Bạn tên gì?)

2. Các từ khác cũng có thể được sử dụng để hỏi các thông tin cụ thể:

Wh-word

Ý nghĩa

Ví dụ

which one (cái/ người nào)

Hỏi thông tin về sự lựa chọn

Which colour do you like?

(Bạn thích màu nào?)

whose (cái ai/cái gì)

Hỏi thông tin về quan hệ sở hữu

Whose car is this?
(Ô tô này của ai?)

How much (bao nhiêu)

Hỏi về giá cả/ số lượng không đếm được

How much water do you drink every day?

(Mỗi ngày bạn uống bao nhiêu nước?)

How many (bao nhiêu)

Hỏi về số lượng (đếm được)

How many students are there?
(Có bao nhiêu học sinh?)

How long (bao lâu)

Hỏi về khoảng thời gian

How long will it take to fix my car?

(Sẽ mất bao lâu để sửa ô tô của tôi?)

How ofetn (bao lâu 1 lần)

Hỏi về tần suất/ mức độ thường xuyên

How often do you play football?

(Bạn chơi đá bóng bao lâu 1 lần?)

How far (bao xa)

Hỏi về khoang cách

How far is it from Hai Phong to Ha Noi?

(Từ Hải Phòng đến Hà Nội bao xa?)

C. THÌ QUÁ KHỨ ĐƠN

1. Thì quá khứ đơn với động từ "to be"

Động từ “to be” ở thì quá khứ đơn có hai dạng là “was” và “were”.

a. Khẳng định: S + was/ were

Trong đó:       S (subject): chủ ngữ

CHÚ Ý:

S = I/ He/ She/ It (số ít) + was

S = We/ You/ They (số nhiều) + were

Ví dụ:

- I was at my friend’s house yesterday morning. (Tôi đã ở nhà bạn tôi sang hôm qua.)

- They were in London on their summer holiday last year. (Họ ở Luân Đôn vào kỳ nghỉ hè năm ngoái.)

b. Phủ định: S + was/were + not

Đối với câu phủ định ta chỉ cần thêm “not” vào sau động từ “to be”.

CHÚ Ý:

- was not = wasn’t

- were not = weren’t

Ví dụ:

- She wasn’t very happy last night because of having lost money. (Tối qua cô ấy không vui vì mất tiền.)

- We weren’t at home yesterday. (Hôm qua chúng tôi không ở nhà.)

c. Câu hỏi: Were/ Was + S ?

Trả lời: Yes, I/ he/ she/ it + was. – No, I/ he/ she/ it + wasn’t.

 Yes, we/ you/ they + were. – No, we/ you/ they + weren’t.

Câu hỏi ta chỉ cần đảo động từ “to be” lên trước chủ ngữ.

Ví dụ:

- Was she tired of hearing her customer’s complaint yesterday? (Cô ấy có bị mệt vì nghe khách hàng phàn nàn ngày hôm qua không?)

  Yes, she was./ No, she wasn’t. (Có, cô ấy có./ Không, cô ấy không.)

- Were they at work yesterday? (Hôm qua họ có làm việc không?)

   Yes, they were./ No, they weren’t. (Có, họ có./ Không, họ không.)

2. Công thức thi quá khứ đơn với động từ thường

a. Khẳng định: S + V-ed

Trong đó:       S: Chủ ngữ

V-ed: Động từ chia thì quá khứ đơn (theo qui tắc hoặc bất qui tắc)

Ví dụ:

- We studied English last night. (Tối qua chúng tôi đã học tiếng Anh.)

- He met his old friend near his house yesterday. (Anh ấy đã gặp người bạn cũ của mình ngay gần nhà ngày hôm qua.)

b. Phủ định: S + did not + V (nguyên thể)

Trong thì quá khứ đơn câu phủ định ta mượn trợ động từ “did + not” (viết tắt là “didn’t), động từ theo sau ở dạng nguyên thể.)

Ví dụ:

- He didn’t come to school last week. (Tuần trước cậu ta không đến trường.)

- We didn’t see him at the cinema last night. (Chúng tôi không trông thấy anh ta tại rạp chiếu phim tối hôm qua.)

c. Câu hỏi: Did + S + V(nguyên thể)?

Trong thì quá khứ đơn với câu hỏi ta mượn trợ động từ “did” đảo lên trước chủ ngữ, động từ theo sau ở dạng nguyên thể.

Ví dụ:

- Did you visit Ho Chi Minh Museum with your class last weekend? (Bạn có đi thăm bảo tàng Hồ Chí Minh với lớp của bạn cuối tuần trước hay không?)

   Yes, I did./ No, I didn’t. (Có, mình có./ Không, mình không.)

- Did he miss the train yesterday? (Cậu ta có lỡ chuyến tàu ngày hôm qua hay không?)

    Yes, he did./ No, he didn’t. (Có, cậu ta có./ Không, cậu ta không.)

3. Cách sử dụng thì quá khứ đơn:

Dùng để diễn tả một hành động đã xảy ra và kết thúc trong quá khứ.

Ví dụ:

- They went to the concert last night. (Họ đã tới rạp hát tối hôm qua.)

Ta thấy “tối hôm qua” là một mốc thời gian trong quá khứ. Hành động “tới nhà hát” đã xảy ra tối hôm qua và kết thúc rồi nên ta sử dụng thì quá khứ đơn.

- The plane took off two hours ago. (Máy bay đã cất cánh cách đây 2 giờ.)

Ta thấy “cách đây 2 giờ” là thời gian trong quá khứ và việc “máy bay cất cánh” đã xảy ra nên ta sử dụng thì quá khứ đơn.

4. Dấu hiệu nhận biết thì quá khứ đơn:

Trong câu có các trạng từ chỉ thời gian trong quá khứ:

- yesterday (hôm qua)

- last night/ last week/ last month/ last year (tối qua/ tuần trước/ tháng trước/ năm ngoái)

- ago: cách đây (two hours ago: cách đây 2 giờ/ two weeks ago: cách đây 2 ngày …)

- when: khi (trong câu kể)

5. Cách chia động từ thì quá khứ đơn:

a. Ta thêm “-ed” vào sau động từ:

- Thông thường ta thêm “ed” vào sau động từ có quy tắc thông thường.

- Ví dụ:         

watch – watched      

turn – turned                       

want – wanted

* Chú ý khi thêm đuôi “-ed” vào sau động từ.

+ Động từ tận cùng là “e” => ta chỉ cần cộng thêm “d”.

Ví dụ:  type – typed, smile – smiled, agree – agreed,…

+ Động từ có MỘT âm tiết, tận cùng là MỘT phụ âm, trước phụ âm là MỘT nguyên âm -> ta nhân đôi phụ âm cuối rồi thêm “-ed”.

Ví dụ:  stop – stopped, shop – shopped, tap – tapped,…

+ Động từ tận cùng là “y”:

- Nếu trước “y” là MỘT nguyên âm (a,e,i,o,u) ta cộng thêm “ed”.

Ví dụ:  play – played, stay – stayed,…

- Nếu trước “y” là phụ âm (còn lại ) ta đổi “y” thành “i + ed”.

Ví dụ: study – studied, cry – cried,…

b. Một số động từ bất quy tắc không thêm “ed”.

Có một số động từ khi sử dụng ở thì quá khứ không theo qui tắc thêm “ed”. Những động từ này ta cần học thuộc.

Ví dụ: go – went, have – had, see – saw,…

D. CÂU MỆNH LỆNH

Câu mệnh lệnh hay còn gọi là câu cầu khiến mang tính chất sai khiến, yêu cầu hoặc ra lệnh cho người khác. 1.

1. Dạng khẳng định: V (nguyên thể)!

Ví dụ:

- Close the door . (Đóng cửa lại.)

- Please turn off the light. (Làm ơn, tắt đèn đi.)

- Open the window. (Mở cửa sổ ra.)

- Be quiet. (Hãy yên lặng.)

Ta có thể thấy những câu mệnh lệnh trên đều bắt đầu bằng một động từ nguyên thể (tức giữ nguyên động từ đó) hoặc thêm từ please (mang nghĩa khẩn khoản hơn)

Ngoài ra nếu muốn nhấn mạnh hơn thì thêm Do trước động từ:

Ví dụ: Do eat quickly! (Ăn nhanh lên!)

2. Dạng thức phủ định của câu mệnh lệnh

Với dạng phủ định của câu mệnh lệnh, bạn chỉ cần thêm Don’t (do not) vào trước động từ.

Ví dụ:

- Don’t move! (Đứng im!)

- Don’t turn off the light when you go out. (Đừng tắt đèn khi bạn đi ra ngoài.)

- Don’t smoke here. (Đừng hút thuốc ở đây!)

E. PRESENT PERFECT TENSE (THÌ HIỆN TẠI HOÀN THÀNH)

1. Form

- Câu khẳng định: S + have/has Ved/PP

- Câu phủ định: S + have/ has not (= haven’t/ hasn’t) + Ved/PP

- Câu nghi vấn: (Wh-word) + have/ has + S + Ved/PP?

2. Usage

- Diễn đạt một hành động xảy ra ở một thời điểm không xác định trong quá khứ không có thời gian xác định.

Ví dụ:

John has traveled around the world. (Anh ấy đã đi du lịch khắp thế giới.)

I have lost my key. (Tôi đã mất chìa khóa.)

She has moved to New York. (Anh ấy đã chuyển đến New York.)

Have you passed your driving test? (Bạn đã đỗ kỳ thi bằng lái xe chưa?)

They have finished the project. (Họ đã hoàn thành dự án.)

- Diễn tả 1 hành động mang tính trải nghiệm: kèm với các từ dấu hiệu: …times, never, ever,..

Ví dụ:

I have watched “Iron Man” several times. (Tôi đã xem phim “Người sắt” nhiều lần.)

He has studied this lesson twice. (Anh ấy đã nghiên cứu bài học này hai lần.)

– Sau cấu trúc: This/It is the first/second… time…, phải dùng thì hiện tại hoàn thành.

Ví dụ:

This is the first time he has driven a car. (Đây là lần đầu tiên anh ấy lái ô tô.)

It’s the second time he has lost his passport. (Đây là lần thứ hai anh ấy mất hộ chiếu.)

- Diễn tả một hành động bắt đầu diễn ra trong quá khứ và hành động đó vẫn còn kéo dài ở hiện tại: Có các từ chỉ thời gian đi cùng như: since, for, ever, never, up to now, so far…

Ví dụ:

John has lived in that house for 20 years. (John đã sống trong ngôi nhà đó khoảng 20 năm.)

John has lived in that house since 1989. (John đã sống ở ngôi nhà đó từ năm 1989.)

3. Các từ đi với thì hiện tại hoàn thành

– since + thời điểm trong quá khứ (mốc thời gian, thời điểm mà hành động bắt đầu): since 1982, since January... : kể từ khi

Ví dụ:

Since September I haven’t smoked. (Anh ấy đã không hút thuốc từ tháng Chín.)

He hasn’t met her since she was a little girl. (Anh ấy đã không gặp cô ấy kể từ khi cô còn bé.)

- for + khoảng thời gian (kéo dài hành động): for three days, for ten minutes… : trong vòng

Ví dụ:

I haven’t heard from her for 2 months. (Tôi đã không nghe tin tức của cô ấy khoảng hai tháng.)

I have worked here for 15 years. (Tôi đã làm việc ở đây khoảng 15 năm.)

– already: đã… rồi (Dùng trong câu khẳng định hay câu hỏi, ALREADY có thể đứng ngay sau have/has và cũng có thể đứng cuối câu)

Ví dụ:

I have already had the answer. = I have had the answer already. (Tôi đã biết câu trả lời rồi.)

He has already started his new job. (Anh ấy đã bắt đầu công việc mới rồi.)

– not… yet: chưa (Dùng trong câu phủ định hoặc nghi vấn. YET thường đứng cuối câu, có thể đứng giữa câu sau not)

Ví dụ:

John hasn’t written his report yet. = John hasn’t yet written his report. (John vẫn chưa viết xong báo cáo.)

I haven’t decided what to do yet. = I haven’t yet decided what to do. (Tôi vẫn chưa quyết định làm gì nữa.)

– just: vừa mới (Dùng để chỉ một hành động vừa mới xảy ra)

Ví dụ:

I have just met him. (Tôi vừa mới gặp anh ấy.)

I have just tidied up the kitchen. (Tôi vừa mới lau dọn bếp.)

 – recently, lately: gần đây

Ví dụ: He has recently arrived New York. (Gần đây anh ấy đã đến New York.)

– ever: đã từng bao giờ chưa (chỉ dùng trong câu nghi vấn)

Ví dụ:

Have you ever gone abroad? (Bạn đã bao giờ đi nước ngoài chưa?)

Have you ever eaten snake meat? (Bạn đã bao giờ ăn thịt rắn chưa?)

– never/ never … before: chưa bao giờ

Ví dụ:

I have never eaten a mango before. Have you eaten a mango? (Tôi chưa từng bao giờ ăn xoài. Bạn đã ăn xoài chưa?)

I have never had a car. (Tôi chưa bao giờ có ô tô.)

- Ta dùng HTHT với this morning/ this evening/ today/ this week/ this term… khi những khoảng thời gian này vẫn còn trong lúc nói.

Ví dụ:

I’ve smoked 4 cigarettes today. (Hôm nay tôi hút 4 điếu thuốc lá.)

Tommy hasn’t studied very much this term. (Học kỳ này Tom chưa học nhiều lắm.)

I haven’t seen Tom this morning. Have you? (Sáng nay tôi chưa nhìn thấy Tom. Bạn có nhìn thấy không?)

F. SUPERLATIVE WITH LONG ADJECTIVES (SO SÁNH NHẤT VỚI TÍNH TỪ DÀI)

Ta sử dụng so sánh nhất để so sánh người (hoặc vật) với tất cả người (hoặc vật) trong nhóm.

Trong câu so sánh nhất, tính từ sẽ được chia làm hai loại là tính từ dài và tính từ ngắn, trong đó:

Trong bài học này chỉ đề cập đến dạng so sánh nhất của tính từ dài.

1. Tính từ dài

- Các tính từ hai âm tiết không kết thúc bằng những đuôi nêu trong phần tính từ ngắn.

Ví dụ: perfect, childish, nervous

- Các tính từ có từ ba âm tiết trở lên

Ví dụ: beautiful (ba âm tiết), intelligent (bốn âm tiết), satisfactory (năm âm tiết)

2. So sánh hơn nhất của tính từ dài

S + is/ am/ are + the most + adj (+N)

Ví dụ:

- The lion is the most dangerous animal of the three. 

(Sư tử là loài nguy hiểm nhất trong ba loài này.)

- The brown dress is the most expensive. 

(Chiếc váy màu nâu là đắt nhất.)

- Ho Chi Minh city is the most modern city in Vietnam.

(Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố hiện đại nhất Việt Nam.)

H. THE SIMPLE FUTURE TENSE (THÌ TƯƠNG LAI ĐƠN)

1. Cấu trúc

a. Câu khẳng định: S + wil + V nguyên thể

Trong đó: S( subject): chủ ngữ

will: trợ động từ

V(nguyên thể): động từ ở dạng nguyên thể

Chú ý: Cách viết tắt trợ động từ will

- I will = I'll                    They will = They'll

- He will = He'll               We will = We'll

- She will = She'll            You will = You'll

- It will = It'll

Ví dụ:

- I will help her take care of her children tomorrow morning. (Tôi sẽ giúp cô ấy trông bọn trẻ vào sáng mai.)

- She will bring you a cup of tea soon. (Cô ấy sẽ mang cho bạn một tách trà sớm thôi.)

b. Câu phủ định: S + will not + V(nguyên thể)

Câu phủ định trong thì tương lai đơn ta chỉ cần thêm “not” vào ngay sau “will”.

CHÚ Ý: will not = won’t

Ví dụ:

- I won’t help her take care of her children tomorrow morning. (Tôi sẽ không giúp cô ấy trông bọn trẻ vào sáng mai.)

- She won’t go to school tomorrow. (Cô ấy sẽ không đi học ngày mai.)

c. Câu nghi vấn: will + S + V(nguyên thể)?

Ví dụ:

- Will you come here tomorrow? (Bạn sẽ đến đây vào ngày mai chứ?)

Yes, I will./ No, I won’t.

- Will they accept your suggestion? (Họ sẽ đồng ý với đề nghị của bạn chứ?)

Yes, they will./ No, they won’t.

2. Cách sử dụng thì tương lai đơn

a. Diễn tả một quyết định, một ý định nhất thời nảy ra ngay tại thời điểm nói.

Ví dụ:

- Are you going to the supermarket now? I will go with you. (Bây giờ bạn đang tới siêu thị à? Mình sẽ đi với bạn.)

Ta thấy quyết định đi siêu thị được nảy ra ngay tại thời điểm nói khi thấy một người khác cũng đi siêu thị.

- I will come back home to take my document which I have forgotten.  (Tôi sẽ về nhà để lấy tài liệu mà tôi để quên.)

Ta thấy đây cũng là một quyết định tức thời ngay tại thời điểm nói.

b. Diễn tả một dự đoán không có căn cứ.

Ví dụ:

- I think she will come to the party. (Tôi nghĩ rằng cô ấy sẽ tới bữa tiệc.)

Ta thấy đây là một dự đoán chủ quan không có căn cứ nên ta sử dụng thì tương lai đơn để diễn đạt.

- She supposes that she will get a better job. (Cô ấy tin rằng cô ấy sẽ kiếm được một công việc tốt.)

c. Diễn tả một lời hứa hay lời yêu cầu, đề nghị.

Ví dụ:

- I promise that I will tell you the truth. (Tôi hứa là tôi sẽ nói với bạn sự thật.)

Đây là một lời hứa nên ta sử dụng thì tương lai đơn để diễn đạt.

- Will you please bring me a cup of coffee? (Bạn làm ơn mang cho tôi một cốc cà phê được không?)

Đây là một lời đề nghị nên ta cũng sử dụng thì tương lai đơn để diễn đạt.

d. Sử dụng trong câu điều kiện loại một, diễn tả một giả định có thể xảy ra ở hiện tại và tương lai.

Ví dụ:

- If she comes, I will go with her. (Nếu cô ấy đến, tôi sẽ đi với cô ấy.)

Ta thấy việc “cô ấy đến” hoàn toàn có thể xảy ra nên ta sử dụng câu điều kiện loại I để diễn đạt và mệnh đề chính ta sử dụng thì tương lai đơn.

- If it stops raining soon, we will go to the cinema. (Nếu trời tạnh mưa sớm thì chúng tôi sẽ đi tới rạp chiếu phim.)

Ta thấy việc “tạnh mưa sớm” hoàn toàn có thể xảy ra nên ta sử dụng câu điều kiện loại I để diễn đạt và mệnh đề chính ta sử dụng thì tương lai đơn.

3. Dấu hiệu nhận biết thì tương lai đơn:

Trong câu có các trạng từ chỉ thời gian trong tương lai:

- in + thời gian: trong … nữa (in 2 minutes: trong 2 phút nữa)

- tomorrow: ngày mai

- next day: ngày hôm tới

- next week/ next month/ next year: tuần tới/ tháng tới/ năm tới

Trong câu có những động từ chỉ quan điểm như:

-  think/ believe/ suppose/ …: nghĩ/ tin/ cho là

- perhaps: có lẽ

- probably: có lẽ

I. ĐỘNG TỪ KHUYẾT THIẾU “MIGHT”

1. Cách dùng

Chúng ta thường dùng might để nói về cơ hội (khả năng) điều gì đó sẽ xảy ra hay thành sự thật (mang tính phỏng đoán).

2. Cấu trúc:

a. Câu khẳng định: S + might + V nguyên thể

Ví dụ:

We may go climbing in the Alps next summer. (Chúng ta có thể sẽ đi leo núi ở dãy Alps mùa hè tới.)

Peter might phone. If he does, ask him to ring later. (Peter có thể gọi. Nếu anh ấy gọi, hãy bảo anh ấy gọi lại sau.)

b. Câu phủ định: S + might not + V nguyên thể

Chú ý: might not không có dạng viết tắt

Ví dụ:

You might not win him in the competition. ( Bạn có thể không thắng anh ta trong cuộc thi.)

He might not revise for the next exam. ( Anh ấy có thể sẽ không ôn tập cho kỳ thi tiếp theo.)

c. Câu nghi vấn: Might + S + V nguyên thể?

Ví dụ:

Might you go camping? (Cậu có thể đi cắm trại chứ?)

Might your family go to London next summer? (Gia đình bạn sẽ đi London vào mùa hè tới chứ?)

3. Dấu hiệu nhận biết

Cấu trúc might + V để diễn tả khả năng trong tương lai có dấu hiệu nhận biết tương đối giống với cấu trúc will + V (diễn tả hành động sẽ xảy ra trong tương lai)

- tomorrow: ngày mai

- next day: ngày hôm tới

- next week/ next month/ next year: Tuần tới/ tháng tới/ năm tới

Trong câu có những động từ chỉ quan điểm như:

-  think/ believe/ suppose/ …: nghĩ/ tin/ cho là

- perhaps: có lẽ

- probably: có lẽ

J. CONDITIONAL TYPE 1 (CÂU ĐIỀU KIỆN LOẠI 1)

1. Định nghĩa câu điều kiện

Câu điều kiện dùng để nêu lên một giả thiết về một sự việc, mà sự việc đó chỉ có thể xảy ra khi điều kiện được nói đến xảy ra. Câu điều kiện gồm có hai phần (hai mệnh đề):

- Mệnh đề nêu lên điều kiện (còn gọi là mệnh đề IF) là mệnh đề phụ hay mệnh đề điều kiện

- Mệnh đề nêu lên kết quả là mệnh đề chính.

Ví dụ: If it rains, I will stay at home. (Nếu trời mưa, tôi sẽ ở nhà)

(Mệnh đề điều kiện - mệnh đề chính)

Hai mệnh đề trong câu điều kiện có thể đổi chổ cho nhau được: nếu mệnh đề chính đứng trước thì giữa hai mệnh đề không cần dấu phẩy, ngược lại thì phải có dấu phẩy ở giữa.

Ví dụ: You will pass the exam if you work hard. (Bạn sẽ vượt qua kỳ thi nếu bạn học tập chăm chỉ.)

=> If you work hard, you will pass the exam. (Nếu bạn học tập chăm chỉ, bạn sẽ vượt qua kỳ thi.)

2. Câu điều kiện loại 1

a. Cách dùng

Câu điều kiện loại I còn được gọi là câu điều kiện có thực ở hiện tại, dùng để diễn tả điều kiện có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.

b. Cấu trúc

If + S + V (s,es), S + will + V nguyên thể

Nói cách khác, ở câu điều kiện loại 1, mệnh đề IF dùng thì hiện tại đơn, mệnh đề chính dùng thì tương lai đơn.

If + S + V hiện tại đơn, S + V tương lai đơn

Ví dụ:

If you come into my garden, my dog will bite you. (Nếu anh vào vườn của tôi, con chó của tôi sẽ cắn anh đó.)

If it is sunny, I will go fishing. (Nếu trời nắng tốt, tôi sẽ đi câu cá.)

K. ĐỘNG TỪ KHUYẾT THIẾU: COULD

1. Cấu trúc

a. Câu khẳng định: S + could + V nguyên thể

Ví dụ: She could swim at that age of 7. (Cô ấy có thể bơi khi mới 7 tuổi.)

He could remember better when he was young. (Anh ấy có thể nhớ tốt hơn khi anh ấy còn trẻ.)

b. Câu phủ định: S + could not/ couldn’t + V nguyên thể

Ví dụ: He couldn’t read until he was 6. (Anh ấy không thể đọc cho đến khi 6 tuổi.)

She couldn’t sleep before 10 p.m. (Cô ấy không thể ngủ trước 10 giờ tối.)

c. Câu nghi vấn: Could + S + V nguyên thể?

Yes, S + could./ No, S + couldn’t.

Ví dụ: Could you ride a bike when you were in Year 5? (Bạn có thể đi xe đạp khi bạn học lớp 5 không?)

Yes, I could/ No, I couldn’t.  (Có, tôi có thể / Không, tôi không thể.)

2. Cách dùng

could” là dạng quá khứ của “can”, dùng để diễn tả khả năng bản thân làm được điều gì trong quá khứ

When I lived in Lao cai, I could go jogging in the morning. (Khi tôi sống ở Lào Cai, tôi có thể chạy bộ vào buổi sáng.)

At the age of 21, she could drive a car. (Năm 21 tuổi, cô có thể lái ô tô.)

Chú ý: Trong nhiều trường hợp , ta cũng dùng Could you ở câu nghi vấn để diễn tả lời mời, lời đề nghị

Ví dụ: Could you show me the way? (Xin vui lòng cho tôi hỏi thăm đường?)

Could you please show me the way? (Xin vui lòng cho tôi hỏi thăm đường?)

L. WILL BE ABLE TO

1. Cấu trúc

a. Câu khẳng định: S + will be able to + V nguyên thể

Ví dụ: She will be able to swim at that age of 7. (Cô ấy sẽ có thể bơi khi 7 tuổi.)

b. Câu phủ định: S + won’t be able to + V nguyên thể

Ví dụ: She won’t be able to visit Korea next year. (Cô ấy sẽ không thể đến thăm Hàn Quốc vào năm tới.)

c. Câu nghi vấn: Will + S + be able to + V nguyên thể?

Yes, S + will./ No, S + won’t.

Ví dụ:

Will she be able to pass the exam? (Liệu cô ấy có thể vượt qua kỳ thi?)

Yes, she will/ No, she won’t. (Có, cô ấy sẽ / Không, cô ấy sẽ không.)

2. Cách dùng

“will be able to” dùng để diễn tả khả năng bản thân làm được điều gì trong tương lai

Ví dụ: He will be able to drive a car next year. (Anh ấy sẽ có thể lái một chiếc xe hơi vào năm tới.)

 

Bình chọn:
4.5 trên 19 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.