Chủ đề 4. Hoạt động 2 - SBT HĐTN 7 Chân trời sáng tạo>
Viết những điều người thân thường góp ý cho em và lợi ích của những góp ý đó với em
Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 7 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Bài tập 1
Viết những điều người thân thường góp ý cho em và lợi ích của những góp ý đó với em
Lời giải chi tiết:
- Góp ý về thói quen sinh hoạt hàng ngày:
+ Thường xuyên dọn dẹp phòng ngủ.
+ Sử dụng đồ dùng gì xong phải cất gọn gàng vào chỗ cũ.
--> Lợi ích: Nhà cửa, phòng ngủ gọn gàng, sạch sẽ hơn. Sức khoẻ tốt hơn.
- Góp ý về việc học tập:
+ Vừa học vừa chơi, chơi từ những chương trình giải trí có dạy kiến thức.
+ Học môn nào xong môn đó, không nên dở dang.
--> Lợi ích: Kết quả học tập tốt hơn nhưng không bị căng thẳng.
Bài tập 2
Viết những điều người thân thường tâm sự, chia sẻ với em và nêu ra lợi ích của việc tâm sự đó đối với người thân và mối quan hệ trong gia đình em
Lời giải chi tiết:
- Người thân thường tâm sự, chia sẻ với em:
+ Công việc hàng ngày ở công ty.
+ Đi chợ mua những món gì, gặp những chuyện gì ở ngoài chợ.
+ Trên thời sự hôm nay có những tin tức gì hay?
+ Sức khoẻ của mỗi thành viên trong gia đình như nào.
- Lợi ích:
+ Không khí gia đình vui vẻ hơn.
+ Gia đình gắn kết, hiểu nhau hơn.
+ Xua tan những căng thẳng, mệt mỏi ở trường, lớp, công ty.
Bài tập 3
Đánh dấu tích vào ô chỉ hành vi lắng nghe tích cực
Lời giải chi tiết:
STT |
Hành vi lắng nghe |
1 |
Giả vờ lắng nghe nhưng suy nghĩ hay làm một việc khác |
2 |
Khẳng định thay đổi nếu việc làm của bản thân chưa đúng |
3 |
Không phản ứng, giữ im lặng trong suốt quá trình nghe |
4 |
Thỉnh thoảng thể hiện động tác như gật đầu; nhìn về hướng của người nói; nói “dạ”, “vâng”,… trong quá trình lắng nghe |
5 |
Thỉnh thoảng nhắc lại những chi tiết thú vị và đặt câu hỏi để người nói chia sẻ thêm |
6 |
Trong quá trình lắng nghe, suy nghĩ xem mình đã có việc làm phù hợp chưa |
7 |
Từ chối nghe vì cảm thấy bản thân đã làm đúng và không có gì cần thay đổi |
8 |
Giải thích để mọi người hiểu đúng ý mình |
9 |
Thể hiện sự mệt mỏi, chán nản vì câu chuyện nhàm chán, lặp đi lặp lại |
10 |
Bày tỏ cảm xúc thích thú khi nghe câu chuyện của người khác |
11 |
Đặt mình vào ví trí của người nói để hiểu đúng ý của họ |
12 |
Chủ động hỏi han và sẵn sàng dành thời gian lắng nghe |
13 |
Phản ứng gay gắt và thể hiện sự bực tức khi bị tổn thương hay không đồng tình với người nó |
14 |
Nghe một phần và từ chối nghe tiếng vì đã hiểu ý người nói |
15 |
Chăm chú ngồi nghe và cố gắng giữ thái độ bình tĩnh, phản ứng một cách lễ phép, ôn hoà khi nhận được góp ý |
16 |
Chỉ trích, phê phán, chê bai khi người khác chia sẻ về lỗi lầm của họ |
Bài tập 4
Nhận xét hành vi của bạn Hùng khi nhận góp ý đã phù hợp chưa và giải thích lý do. Sau đó đề xuất cách ứng xử nếu em là Hùng.
Tình huống: Gần đây, Hùng rất dễ cáu gắt và có những hành vi khiến bố mẹ không hài lòng. Bố mẹ gọi Hùng đến và nói: "Con vốn là đứa con ngoan, chăm học và biết quan tâm đến gia đình. Nhưng sao dạo này con lại không như vậy. Con có vân đề gì không? Cả nhà buồn và rất lo lắng cho con." Hùng không nói gì, mắt nhìn tivi. Vài phút sau, Hùng đứng dậy và nói: "Con đi vào phòng đây!"
Lời giải chi tiết:
- Hành vi của Hùng chưa phù hợp.
- Vì thời gian gần đây Hùng rất dễ cáu gắt và có những hành vi khiến bố mẹ không hài lòng.
- Nếu là Hùng, em sẽ ngồi xuống nói chuyện với bố mẹ, chia sẻ về những khó khăn mà Hùng đang gặp để bố mẹ có thể giúp đỡ Hùng, từ đó mà Hùng sẽ bớt cáu gắt và tình cảm gia đình cũng sẽ gắn bó hơn, hiểu nhau hơn.
Bài tập 5
Hãy nhận xét về phản ứng của bạn Hưng khi nghe bà tâm sự và đề xuất cách ứng xử nếu em là Hưng.
Tình huống: Gần đây, bà rất hay kể chuyện ngày xưa cho Hưng nghe. Hôm nay, bà lại kể.
Lời giải chi tiết:
- Hưng không nên có thái độ chán nản khi nghe bà kể chuyện như vậy.
- Nếu là Hưng, em sẽ lắng nghe bà nói và kể thêm cho bà về những chuyện ngày xưa để hai bà cháu cùng nhau nói chuyện.
Bài tập 6
Viết cảm nhận của em và người thân khi em thể hiện được sự lắng nghe tích cực trong gia đình
Lời giải chi tiết:
- An tâm.
- Vui vẻ.
- Yên bình.
- Hạnh phúc.
- Phấn khởi.
- Tự hào.

