Giải SBT Hoạt động trải nghiệm 7 CTST hay, chi tiết nhất Chủ đề 2: Rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc và tự bảo..

Chủ đề 2. Hoạt động 1 - SBT HĐTN 7 Chân trời sáng tạo


Quan sát và gọi tên cảm xúc của nhân vật chính trong các tình huống sau. Dự đoán kết quả nếu nhân vật kiểm soát được hoặc không kiểm soát được cảm xúc. Chia sẻ một tình huống của em.

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 7 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài tập 1

Quan sát và gọi tên cảm xúc của nhân vật chính trong các tình huống sau. Dự đoán kết quả nếu nhân vật kiểm soát được hoặc không kiểm soát được cảm xúc. Chia sẻ một tình huống của em.

Lời giải chi tiết:

Bị bạn cười chế nhạo khi em phát biểu sai

Cảm xúc: Buồn bực, tức giận, xấu hổ

Kiểm soát được

-        Nhân vật sẽ bình tĩnh ngồi xuống lắng nghe câu trả lời của các bạn khác và của cô giáo.

-       Nhân vật sẽ nói chuyện với các bạn rằng mình không vui nếu các bạn chế nhạo mình như vậy.

Không kiểm soát được

-       Nhân vật sẽ cáu gắt với các bạn.

-       Nhân vật sẽ trở nên nhút nhát, e dè không dám trả lời phát biểu.

-        Nhân vật sẽ có những thái độ tiêu cực với các bạn.

 

Khi em mâu thuẫn với bạn

Cảm xúc: Tức giận

Kiểm soát được

-        Em và bạn sẽ bình tĩnh lại, hít thở sâu, uống nước và ngồi nói chuyện, tìm ra nguyên nhân, cách giải quyết mâu thuẫn và giảng hoà với nhau.

Không kiểm soát được

-        Em và bạn sẽ cãi nhau, đánh nhau và sẽ phải nhận hình thức kỷ luật từ phía gia đình và nhà trường.

 

Khi em trai làm bài sai

Cảm xúc: Bất lực

Kiểm soát được

-       Bình tĩnh giảng giải bài thật chậm rãi cho em hiểu. Nói chuyện với em nhẹ nhàng, không gây áp lực cho em.

Không kiểm soát được

-       Mắng em, gây áp lực cho em, khiến em cảm thấy sợ hãi và không thích học bài.

Bài tập 2

Nêu ví dụ minh hoạ cho những cách kiểm soát cảm xúc sau và đề xuất thêm cách của em

Lời giải chi tiết:

Cách kiểm soát cảm xúc

Ví dụ

Bình tĩnh, hít thở sâu, kiểm soát hành vi

Bạn trai A và bạn trai B to tiếng với nhau vì bạn trai A vô tình làm đổ nước vào người bạn trai B. Nhưng vì đang trong lớp học, nên bạn trai B đã kiềm chế lại cảm xúc của mình. Vì chỉ là nước lọc, nên câu chuyện không có gì quá gay gắt, bạn B đã bình tĩnh, hít thở sâu, kiểm soát hành vi và đã tránh được mâu thuẫn.

Gọi tên cảm xúc mình đang có và xác định nguyên nhân, những ảnh hưởng của cảm xúc đó với bản thân

Bạn nữ A vừa phải đi học vừa phải đi làm nên rất bận. Thậm chí ngày nghỉ nhưng cả ngày bạn ấy vẫn phải ngồi trước máy vi tính để học bài và làm việc. Hơn nữa bạn ấy còn đang ốm nên cảm thấy rất mệt mỏi. Bạn quyết định nghỉ ngơi một chút, đi dạo dưới công viên và suy nghĩ về những gì bạn đang  trải qua. Bạn ấy nghĩ rằng mình nên nghỉ ngơi một thời gian, nếu như tiếp tục mệt mỏi như vậy, chất lượng công việc và học tập sẽ không tốt.

Suy nghĩ tích cực

Bạn B học tập rất chăm chỉ nhưng kết quả đều không như bạn mong muốn. Nhưng bạn không hề nản chí, bạn luôn nghĩ rằng sẽ có một ngày mọi sự cố gắng của bạn ấy sẽ được đền đáp xứng đáng. Và rồi năm thi Đại học, bạn ấy đã xuất sắc nằm trong top 10 thí sinh đạt điểm cao nhất năm đó.

Bài tập 3

Viết cách kiểm soát cảm xúc nếu em là nhân vật trong các tình huống sau

Lời giải chi tiết:

1. Tình huống 1: Khi bị điểm thấp, Hà lo lắng và không muốn đối diện với thầy cô, bố mẹ.

- Hà nên bình tĩnh và can đảm chia sẻ với thầy cô, bố mẹ. Hà nên nói ra nguyên nhân vì sao bị điểm thấp và tìm ra cách khắc phục. Hà cần hứa sẽ thay đổi, học tập tốt hơn và chăm chỉ hơn.

2. Tình huống 2: Hải làm mất xe đạp mẹ vừa mới mua cho. Hải lo lắng, không dám về nhà dù trời sắp tối và rất đói bụng.

- Hải cần phải về nhà và kể lại câu chuyện với bố mẹ. Hải xin lỗi bố mẹ vì đã lơ là để làm mất xe đạp và sau đó cùng bố mẹ tìm cách giải quyết cho chuyện này.

3. Tình huống 3: Trong lúc thảo luận nhóm, Kim không tập trung lắng nghe. Khi cô giáo yêu cầu trả lời về kết quả thảo luận của nhóm , Kim không trả lời được khiến điểm của nhóm bị thấp nhất lớp. Các bạn trong nhóm rất bức xúc. Một bạn nói: "Có thế mà cũng không trả lời được!". Kim rưng rưng nước mắt.

- Kim nên thành thật nhận lỗi và xin lỗi các bạn. Kim nói chuyện với cô giáo, xin cô để Kim làm bài tập nhỏ gỡ điểm cho cả nhóm vì mình đã mất tập trung trong giờ học.

Bài tập 4

Chọn cách rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc phù hợp với em.

Lời giải chi tiết:

STT

Cách rèn luyện

1

Học thêm kỹ năng kiểm soát cảm xúc từ sách báo hoặc những người có kinh nghiệm.

2

Tham gia hoạt động trải nghiệm rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc do các chuyên gia tổ chức.

3

Thường xuyên trải nghiệm kiểm soát cảm xúc, quan sát và tự rút ra bài học kinh nghiệm.

4

Suy nghĩ tích cực

5

Bình tĩnh, hít thở sâu, kiểm soát hành vi


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí