1. Câu phủ định là gì?
Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chả, chưa, không phải (là), chẳng phải (là), đâu có phải (là), đâu (có),…
2. Phân loại câu phủ định
Dựa vào chức năng, câu phủ định được chia thành 2 loại:
- Câu phủ định miêu tả: thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó
- Câu phủ định bác bỏ: phản bác một ý kiến, một nhận định
3. Chức năng của câu phủ định
Câu phủ định dùng để:
- Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó.
- Phản bác một ý kiến, một nhận định (phủ định bác bỏ)
4. Ví dụ câu phủ định
Ví dụ 1:
– Đức Phúc không phải là diễn viên => Xác nhận không phải diễn viên bằng từ phủ định “không”;
– Tôi không mang vở bài tập ngữ văn => Xác nhận không có sự vật bằng từ phủ định “không” và sự vât là “vở bài tập ngữ văn”.
Ví dụ 2:
– Đâu có đâu, con vẫn đang đi học mà => Từ “đâu có đâu” phủ định lại ý kiến của mẹ là mình đang đi chơi.
– Không phải, món ăn này phải nấu với nấm hương. => Phủ định bác bỏ ý kiến của người khác và đưa ra ý kiến riêng.
5. Bài tập vận dụng
Các bài khác cùng chuyên mục