A. TRƯỚC KHI VIẾT
a. Xác định đề tài và cảm xúc
Để tập làm một bài thơ tự do, có thể chọn bất cứ đề tài nào khơi gợi nhiều cảm hứng nhất.
Xác định cảm xúc đối với đối tượng được đề cập.
b. Lựa chọn hình ảnh biểu đạt cảm xúc
- Để biểu đạt cảm xúc, hãy tìm một hình ảnh phù hợp, để lại nhiều ấn tượng nhất.
- Sau khi xác định được hình ảnh biểu đạt cảm xúc, hãy tìm cách phát triển mạch cảm xúc bằng cách tưởng tượng sự vận động của hình ảnh, kết nói với các sự vật, hiện tượng có mối liên hệ với hình ảnh trung tâm.
- Biểu đật cảm xúc của mình về đối tượng.
c. Gieo vần, ngắt nhịp
- Tạo nhịp điệu linh hoạt: ngắt nhịp các câu theo mạch cảm xúc với độ dài ngắn khác nhau, chủ yếu dựa trên nội dung cần biểu đạt.
- Gieo vần linh hoạt, kết hợp vần bằng và vần trắc; kết hợp vần chân, vần lưng, vần liền, vần cách tuỳ theo sự xuất hiện của các từ ngữ phù hợp với mạch cảm xúc và nội dung, không gò ép.
B. VIẾT
- Hình dung về hình ảnh trung tâm của bài thơ và cảm xúc chủ đạo, để cho dòng cảm xúc trôi chảy theo sự vận động của hình ảnh.
- Viết câu thơ đầu tiên diễn tả ấn tượng, cảm xúc nổi bật về đối tượng. Nhịp thơ có thể ngắt linh hoạt, biểu đạt được cảm xúc trước đối tượng.
- Từ dòng thơ đầu tiên, hãy diễn tả cảm xúc theo các phương diện khác nhau của hình ảnh hoặc sự vận động của hình ảnh.
- Để biểu đạt cảm xúc, việc lựa chọn các từ ngữ, hình ảnh phù hợp rất quan trọng. Có thể lựa chọn những từ tượng thanh, tượng hình; những biện pháp tu từ như so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, điệp ngữ, ...
- Để tạo dư âm cho phần kết thúc, có thể nêu cảm nghĩ của mình về sự vật, hiện tượng; nêu ý nghĩa, thông điệp muốn gửi tới người đọc qua bài thơ.
C. CHỈNH SỬA
Đọc kĩ và đối chiếu với yêu cầu chung của bài thơ tự do