Bài văn kể lại một chuyến đi thuộc kiểu văn bản tự sự. Trong đó, người viết kể lại các sự việc của chuyến đi mà mình đã tham gia (một chuyến đi), có kết hợp với yếu tố miêu tả, biểu cảm hoặc cả hai yếu tố này để tăng sự sinh động cho bài viết.
Chia sẻ những hiểu biết và trải nghiệm có được qua chuyến đi, thu hút sự quan tâm của mọi người về di tích lịch sử, văn hoá của dân tộc.
- Giới thiệu được lí do, mục đích của chuyến tham quan một di tích lịch sử, văn hoá; bày tỏ được cảm xúc của người viết.
- Kể được diễn biến chuyến tham quan (trên đường đi, trình tự những điểm đến thăm, những hoạt động chính trong chuyến đi,...).
- Nêu được ấn tượng về những đặc điểm nổi bật của di tích (phong cảnh, con người, công trình kiến trúc,...).
- Thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ về chuyến đi.
- Sử dụng được yếu tố miêu tả, biểu cảm trong bài viết.
TRƯỚC KHI VIẾT |
a. Lựa chọn đề tài Liệt kê một số chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hoá mà mình đã từng tham gia, sau đó, chọn một chuyến đi đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất để kể lại. b. Tìm ý - Đó là chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hoá nào? Do ai tổ chức? Mục đích của chuyến tham quan là gì? - Chuyến đi diễn ra như thế nào? - Khung cảnh của điểm tham quan có gì nổi bật? - Em có cảm xúc, suy nghĩ gì về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hoá đó? c. Lập dàn ý - Mở bài. + Giới thiệu khái quát về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hoá. + Bày tỏ cảm xúc của em khi được trực tiếp tham gia chuyến đi. - Thân bài: + Kể lại cụ thể diễn biến của chuyến tham quan (trên đường đi, lúc đến điểm tham quan, trình tự các điểm đến thăm, những hoạt động chính trong chuyến đi,...). + Thuyết minh, miêu tả và nêu ấn tượng của em về những nét nổi bật của di tích lịch sử, văn hóá đó (thiên nhiên, con người, công trình kiến trúc, ... ). - Kết bài: Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hoá. |
VIẾT BÀI |
Bám sát dàn ý để viết bài. Trong quá trình viết, cần lưu ý: - Các ý của bài viết đảm bảo phản ánh đúng trình tự thời gian của chuyến tham quan, ứng với từng điểm không gian khu di tích. - Nêu được những hoạt động nổi bật khiến chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hoa để lại ấn tượng, cảm xúc sâu đậm. - Ngôn ngữ bài viết cần sinh động, vừa kể chi tiết, cụ thể vừa thể hiện được cảm xúc; sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, điệp ngữ, các yếu tố miêu tả, biểu cảm,... để tăng sức hấp dẫn cho bài viết. |
CHỈNH SỬA BÀI VIẾT |
Sau khi hoàn thành bài viết, rà soát và chỉnh sửa theo gợi ý sau: - Nếu bài viết chưa giới thiệu rõ về chuyến tham quan, cần viết cụ thể hơn. - Nếu bài viết nêu chưa đầy đủ các hoạt động chính theo trình tự thời gian thì bổ sung và sắp xếp lại. - Nếu việc kể, tả chưa làm nổi bật được đặc điểm của khu di tích và ấn tượng của người viết thì hình dung lại để viết thêm. - Nếu bài viết chưa nêu rõ cảm xúc, suy nghĩ về chuyến đi thì bổ sung. |