Bước 1: Trước khi viết
- Đọc lại những bài thơ để học cách thể hiện cảm xúc về cuộc sống của các nhà thơ
- Quan sát cuộc sống xung quanh để lựa chọn bất cứ đề tài nào gợi nhiều cảm xúc
Bước 2: Tìm ý tưởng cho bài thơ
- Chú ý đến sự vật, hiện tượng đã để lại ấn tượng, cảm xúc sâu sắc nhất.
- Xác định cảm xúc được gợi nên từ sự vật, hiện tượng.
Bước 3: Làm thơ
- Chọn từ ngữ miêu tả âm thanh, mùi vị, màu sắc, hình ảnh của sự vật, hiện tượng để thể hiện cách nhìn, cách cảm sự vật, hiện tượng.
- Dùng từ láy hoặc các biện pháp tu từ như: nhân hoa, so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ, nói quá, nói giảm nói tránh, đối lập,... để tăng hiệu quả biểu đạt của hình tượng thơ.
- Thay thế những từ ngữ đã có bằng những từ ngữ khác (có nghĩa) mà vần giống hoặc gần nhau để gieo vần cho bài thơ, ví dụ như: mình - tình, đông - hồng,...
- Lựa chọn từ ngữ, dấu câu để tạo sự ngắt nhịp linh hoạt sao cho thể hiện được chính xác tình cảm, cảm xúc của em.
- Đọc diễn cảm các câu thơ đã viết, lắng nghe xem giọng điệu có phù hợp với cảm xúc mà em muốn thể hiện hay không.
Bước 4: Chỉnh sửa và chia sẻ
Các bài khác cùng chuyên mục