Cảm nhận về nhân vật cậu Vàng trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao>
Trở đi trở lại trong nhiều tác phẩm của Nam Cao, con chó đã thực sự là một tình tiết nghệ thuật đắt giá. Vậy mà ám ảnh hơn cả vẫn là cậu Vàng của ông lão này thôi.
- Cảm nghĩ về nhân vật lão Hạc và ông giáo trong Lão Hạc của Nam Cao
- Em hãy nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn của lão Hạc qua đoạn trích
- Nếu được là người chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông Giáo trong chuyện ngắn của Nam Cao thì em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào?
- Cảm nhận về nhân vật ông giáo trong truyện “Lão Hạc” của Nam Cao
- Cảm nhận về nhân vật cậu Vàng trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao
Dàn ý
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nhân vật "cậu Vàng".
2. Thân bài
a. Hoàn cảnh xuất thân
- Sống trong gia đình Lão Hạc - một ông cụ nghèo khổ, vợ mất, con trai đi đồn điền cao su.
- Cậu Vàng trở thành người bạn duy nhất của lão Hạc tội nghiệp.
b. Có ý nghĩa quan trọng đối với lão Hạc
- Có giá trị kinh tế khi “Lão lẩm nhẩm quy ra tiền”, một “vật nuôi định bụng lúc cưới thằng con sẽ thịt”.
- Là kỉ vật của đứa con trai, một mối dây liên lạc lạ lùng giữa lão và đứa con trai vắng mặt.
- Nó giúp ông nguôi ngoai đi tuổi già cô đơn và vắng lặng.
- Cậu Vàng như một thành viên trong gia đình lão Hạc, cuộc đời lão chỉ còn mỗi "cậu" ở bên cạnh nên sau này bán nó đi, Lão đã rơi vào đau đớn tột cùng.
=> Sự xuất hiện của "cậu Vàng" là một dụng ý đầy nghệ thuật, làm nổi bật nhân vật lão Hạc và tăng tinh thần nhân văn cho câu chuyện.
3. Kết bài
- Tổng kết lại giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.
- Cảm nghĩ về nhân vật "cậu Vàng".
3. Kết bài
Bài mẫu
.... Không có con chó vàng, có lẽ truyện "Lão Hạc” không thể nào sâu lắng và cảm động đến thế. Dùng con vật như một đối sánh để khắc hoạ chân dung con người không còn là một thủ pháp nghệ thuật xa lạ nữa. Trở đi trở lại trong nhiều tác phẩm của Nam Cao, con chó đã thực sự là một tình tiết nghệ thuật đắt giá. Vậy mà ám ảnh hơn cả vẫn là cậu Vàng của ông lão này thôi.
Ở đây, con chó nào đâu chỉ sắm một vai truyện. Cậu Vàng còn như một phần của lão Hạc. Liệu có thể hình dung đầy đủ về lão Hạc, nếu thiếu đi con chó ấy? Rõ ràng, Nam Cao có dụng ý đối chiếu ý thức sở hữu của anh trí thức và người nông dân. Ông giáo vô cùng quý những cuốn sách của mình. Nhưng với ông giáo, sách chỉ là một kỉ vật về thời gian đầy mơ ước và cũng chỉ thế thôi! Con chó Vàng với lão Hạc thì biết bao ý nghĩa. Nó là một tài sản “Lão lẩm nhẩm quy ra tiền”, một “vật nuôi định bụng lúc cưới thằng con sẽ thịt”, nó còn là kỉ vật của đứa con trai, một mối dây liên lạc lạ lùng giữa lão và đứa con trai vắng mặt.
Song, phát hiện sâu sắc đến kì lạ của ngòi bút Nam Cao ở đây, vẫn là tư cách thứ tư của nó: một thành viên trong gia đình lão Hạc. Có một đứa con độc nhất thì đã bỏ lão mà đi. Sống cô quạnh trong một tuổi già trống trơ, lạnh lẽo, lão có một nhu cầu rất tự nhiên: được làm cha, làm ông nội. Có bao nhiêu tình cảm chất chứa trong lòng, lão dồn hết vào con chó. Lão coi nó như một đứa con, rồi chăm chút cưu mang như một đứa cháu nội bé bỏng, côi cút: lão bắt rận, lão tắm, lão trò chuyện âu yếm. Lão gọi là “cậu Vàng” như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự. Lão mắng yêu, lão cưng nựng, dấu dí. Cứ thế, ranh giới, sự phân đẳng người - vật (chủ sở hữu và vật bị chiếm hữu) đã bị xóa nhòa từ bao giờ. Dường như vật nuôi đã được người hóa.
Cũng vì thế mà khi cuộc sống tàn ác buộc lão phải chà đạp, phải thủ tiêu quan hệ tình cảm này, lão đã rơi vào bi kịch. Lúc đường cùng, buộc phải trả con chó về địa vị thông thường của một vật nuôi, một tài sản, nghĩa là xóa bỏ tư cách một kỉ vật, một thành viên, một người bạn tận tụy trung thành, đối với lão là một tội hình khòng thể tha thứ.
Con chó không chỉ làm hiện lên nguyên vẹn tính người tự nhiên sâu thẳm trong lão Hạc. Đằng sau đó, Nam Cao còn kín đáo kí thác một triết lí đau buồn vẻ thân phận trớ trêu của con người trên mặt đất này.
Chu Văn Sơn (Viện Văn học)
Loigiaihay.com
- Cảm nhận về nhân vật ông giáo trong truyện “Lão Hạc” của Nam Cao
- Phân tích nhân vật chị Dậu trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố để làm rõ nhận xét của nhà văn Nguyễn Tuân: “Trên cái tối giời tối đất của đồng lúa ngày xưa, hiện lên một cái chân dung lạc quan của chị Dậu ”
- Sau khi chứng kiến cái chết của lão Hạc, ông giáo đã nghĩ: "Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn hay vẩn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. Tái dựng lại cảnh Lão Hạc ăn bả chó tự tử chết, rồi phân tích ý nghĩa câu nói trên của ông giáo.
- Cảm nghĩ nổi bật nhất về một câu chuyện đã học mà anh (chị) không thể nào quên - Bài 1
- Trong vai vợ ông giáo, kể lại một mẩu trong truyện Lão Hạc
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục