Từ điển môn Khoa học tự nhiên lớp 8 Phản ứng hoá học - Từ điển Khoa học tự nhiên 8

Cách lập phương trình và ý nghĩa của phương tình hoá học - Khoa học tự nhiên 8

1. Cách lập phương trình hoá học

Bước 1: Viết sơ đồ của phản ứng

Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở 2 vế

Bước 3: Viết phương trình hoá học của phản ứng

Lưu ý:

- Hệ số viết ngang với kí hiệu của các chất.

- Không thay đổi các chỉ số trong các công thức hoá học đã viết đúng.

- Nếu trong công thức hoá học, các chất ở 2 vế có những nhóm nguyên tử giống nhau (các nhóm nguyên tử này không bị biến đổi trong phản ứng mà chỉ chuyển từ chất này sang chất khác) thì coi nhóm nguyên tử này như một “nguyên tố” để cân bằng.

Ví dụ: Lập phương trình hoá học của phản ứng giữa nhôm (aluminium) và oxygen, tạo thành aluminium oxide.

Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng:

Al + O2 \( -  -  -  > \)Al2O3

Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở 2 vế:

Số nguyên tử Al và O ở 2 vế đều không bằng nhau, nhưng O có số nguyên tử nhiều hơn nên ta bắt đầu từ nguyên tố này trước. Do O2 có 2 nguyên tử O còn Al2O3 có 3 nguyên tử O nên để cân bằng, ta đặt hệ số 2 trước Al2O3 và hệ số 3 trước O2:

Al + 3O2 \( -  -  -  > \)2Al2O3

Để cân bằng tiếp số nguyên tử Al ta cần đặt hệ số 4 trước Al ở vế trái.

Bước 3: Viết phương trình hoá học của phản ứng:

4Al + 3O2 → 2Al2O3

2. Ý nghĩa của phương trình hoá học

Phương trình hoá học cho biết trong phản ứng hoá học, lượng các chất tham gia phản ứng và các chất sản phẩm tuân theo một tỉ lệ xác định.

Ví dụ, xét phương trình hoá học: 4Al + 3O2 → 2Al2O3

Cứ 4 nguyên tử Al phản ứng với 3 phân tử O2, tạo ra 2 phân tử Al2O3.

Số nguyên tử Al : Số phân tử O2: Số phân tử Al2O3 = 4 : 3 : 2.

Vậy, tỉ lệ về số mol của các chất đúng bằng tỉ lệ hệ số của chúng trong phương trình hoá học.


 

3. Bài tập vận dụng